CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN, NHỮNG VẤN ĐỀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 47)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN, NHỮNG VẤN ĐỀ

CÒN TỒN TẠI, NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN VĂN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI QUYẾT

Các nghiên cứu trước đây có liên quan đã có nhiều và được thực hiện ở các địa

phương khác nhau trong cả nước. Để thực hiện nghiên cứu này chúng tôi đã tìm hiểu,

đọc kỹ và tổng hợp thành các nhóm nghiên cứu về các nội dung sau:

Các nghiên cứu về thực trạng đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sửđụng đất và quyền sở hữu nhà. Các tác giảnhư Nguyễn Văn Bình, Hồ Kiệt, Nguyễn Tài (2012), nghiên cứu tại huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, việc đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất quan trọng, song các thủ tục còn rườm rà, chậm.

Các vấn đề kinh tế xã phội phát sinh sau khi cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất. Tác giảĐoàn Văn Tuấn (1999), nghiên cứu tại thành phố Thái Nguyên chỉ

ra rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp các đối tượng quản lý đất đai

dễ dàng thực hiện quyền sở hữu vềđất đai, giúp nâng cao giá trị của đất đai.

Các nghiên cứu giải pháp thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất. Tác giả Nguyễn Văn Tuyền, nghiên cứu tại Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội cho rằng, giải pháp đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giải pháp quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn.

Đề tài nghiên cứu khoa học "Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất đối với hộgia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc" của tác giả Phạm ThịThu Hương, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc, 2016;

Luận văn thạc sĩ khoa học "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thanh Oai, Hà Nội" của tác giả Bùi Thị Thúy Hường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015;

Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp "Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận QSD đất tại thành phốĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình" của tác giả Hoàng Thị Thanh

Nga, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2015;

Luận văn thạc sĩ khoa học "Nghiên cứu, đánh giá tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại

địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh" của tác giả Phạm Văn Tùng, trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014;

Đồ án tốt nghiệp "Đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác găn liền với đất trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh" của tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2014;

Báo cáo tốt nghiệp "Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau Luật Đất đai năm 2003 (Từ 2004 – 2010) tại địa bàn huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế", của tác giả Nguyễn Tài, Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2011;

Vềcơ bản các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về

công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa ra được một số

thực trạng trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởnước ta hiện nay

và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất nói chung. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ hệ thống các cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất và đánh giá chung tình hình đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất, chỉ ra các giải pháp mang tính khu vực, chưa có công trình nghiên cứu tổng kết công tác này và đưa ra hệ thống các giải pháp để giải quyết tồn tại, vướng mắc nói chung và đối với thành phố Đà Lạt nói riêng, chưa có công trình nghiên cứu so sánh sự thay đổi của công tác cấp giấy chứng nhận trước và sau khi áp dụng thi hành Luật Đất đai 2013 tại thành phốĐà Lạt.

Với lý do và thực tiễn trên, việc tiếp tục nghiên cứu công trình "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất tại thành phốĐà Lạt" sẽ góp phần tổng kết, đánh giá được thực tiễn công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn thành phố Đà Lạt, làm rõ thêm các luận chứng khoa học cho công tác cấp giấy, đồng thời chỉ rõ sựthay đổi của công tác cấp giấy sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)