3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.3.6. Phân tích những tồn tại trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
đất tại thành phốĐà Lạt
- Một sốvướng mắc trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất, kiểm tra xử
lý các trường hợp giao đất trái thẩm quyền, nhữngtrường hợpngười dân đã thực hiện
nghĩa vụ tài chính vẫnchưađược giải quyết kịp thời.
- Văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đấtđai có một số vấnđềchưa cụ thể, thực tiễn phát sinh nhiều yếu tố phức tạp dẫnđến
một sốtrường hợp phải hỏi, xin ý kiến của cấp trên nhiều lần
- Cán bộ địa chính xã, phường mặc dù đã qua đào tạo chuyên môn, có nhiều
kinh nghiệp làm việc nhưng trình độứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.Điều
này là một trở ngại lớn,đặc biệt khi thành phố đã vận dụng các phầm mềm chuyên ngành để thực hiện các thủ tục.
- Kinh phí phục phụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai theo quy định
hàng năm không được bố trí. Máy móc phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận còn thiếu, kém chấtlượng.
- Công tác cấp giấy chứng nhậnchưađược thực hiệnđồng bộ giữa các loạiđất.
- Công tác quản lý đất đai ở địa phương không chặt chẽ nên có nhiều trường
hợp vi phạmnhưngđến nay chưa có các văn bảnhướng dẫn giải quyết.
- Việc nắm bắt luậtđấtđai củangười dân còn nhiều hạn chế, một số người dân
- Văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vựcđấtđai thay đổi thường xuyên nên khó khăn trong vấn đề cập nhật thông tin, xử lý công việc đảm bảo đúng thời gian,
đúng pháp luật.
- Công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực cấp GCNQSD đất
trong nhữngnăm qua phần nào đã đápứngđược nhu cầu bức thiết củangười dân. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhấtđịnhđặc biệt là về thủ tục giấy tờ liên quan đến hồ sơ cấp GCNQSD đất còn rườm rà, phức tạp.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấtđai,đặc biệt là văn bản liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất
cho các hộ gia đình, cá nhân khá phức tạp, thường xuyên sửađổi, bổ sung và thay thế
qua từng thời kỳ, đi kèm với nó là hàng loạt nghị định, thông tư nên các cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và người dân khó nắm bắt, hiểu và thực hiệnđúng.
Nguyên nhân thứ hai là do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một
số hoạt động của một số đơn vị khác như cơ quan thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi
trường,cơ quan thanh tra.
Nguyên nhân thứ ba: Việc thực hiện các chính sách quản lý đấtđainhưđođạc
lại bản đồ địa chính theo các quy định và công nghệ khác nhau qua các thời kỳ là những nguyên nhân khách quan dẫnđến tình trạng thửađấttrước và sau khi thực hiện
chính sách có sự biếnđộng về diện tích gây ra sự không trùng khớp giữa số liệu sau đo
vẽ và số liệu trong giấy chứng nhậnđã được cấptrướcđó.
Nguyên nhân thứ tư xuất phát từ trình độ hiểu biết về pháp luậtđất đaingười
dân không đều, một số nơi, chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồsơđăng ký đấtđai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hơn nữa, một bộ phận rất lớnngười dân chưa hiểu biếtđầyđủ các quy định của
pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất.
Nguyên nhân thứnăm là sốlượng hồsơ đầu vào và tính chất phức tạp của các hồsơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất.
Dẫn đến những vướng mắc, bất cập hiện nay trong công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụngđất cho các hộ gia đình, cá nhân không thể không kể đến yếu tố
con người làm công tác này. Bên cạnh những kết quảđạtđược vẫn còn một số tồn tại
làm ảnhhưởngđến tiếnđộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất; một số cán bộ còn thụđộng, ít năng nổ, thiếu nhiệt tình với công việc; quy cũ, bảo thủ, chưa chịu khó tìm tòi những kiến thức, kinh nghiệm mới; làm việc vẫn theo hình thứcđối phó; chưa phát huy vai trò của tập thể; ít trao đổi kinh nghiệm với nhau; chưa thực sự nghiêm túc trong giờ làm việc;... những hạn chế đó tạo ra hiệuứng hệ thống, làm cho những cán bộ còn lại cũng dần có suy nghĩ tiêu cực, nhũng nhiễungười dân,...