3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn thành phốĐà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
2.2.2. Phạm vi thời gian
- Đề tài lấy số liệu liên quan từnăm 2010 đến năm 2017.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 8 năm 2018.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại thành phốĐà Lạt. - Tình hình quản lý và sử dụng đất tại thành phốĐà Lạt.
- Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thành phốĐà Lạt sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, từđó rút ra những điểm mạnh và những điểm tồn tại của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phốĐà Lạt.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về tình hình quản lý, sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất của
địa phương, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các báo cáo liên quan tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.
Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ, hồ sơ địa chính về công tác đăng ký đất
đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra, khảo sát các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, các hộ dân chưađược cấp GCNQSDĐ.
Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bao gồm: Tên đối tượng sử dụng đất, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (ưu điểm, hạn chế, mức độ hài lòng, thái độ phục vụ của công chức, viên chức), ... và một số nội dung liên quan khác. Sốlượng phiếu điều tra được tính theo công thức Slovin:
n = N/(1+N.e2)
Trong đó: n là số phiếu cần điều tra; N là tổng sốđối tượng điều tra; e là mức độ sai số.
Sốlượng phiếu điều tra của đề tài là n =198 phiếu, trong đó n1 = 98 phiếu đối với trường hợp chưađược cấp giấy, và n2 = 100 phiếu đối với các hộđã được cấp giấy. + N1 là tổng sốđối tượng chưađược cấp giấy = 5312 thửa / 112.291 thửa đất ở
trên toàn thành phố;
+ N2 là tổng đối tượng đã được câp giấy = 106.979 thửa. + e là mức độ sai số, đề tài áp dụng mức sai số 10%.
2.4.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu khảo sát, thu thập được, tiến hành thống kê, lập bảng biểu tổng hợp số liệu qua các các năm để nắm bắt được tổng quan thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trong giai đoạn 2010 đến năm 2017.
2.4.4. Phương pháp phân tích, so sánh
So sánh quy trình cấp GCNQSDĐ trước và sau khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.
So sánh tình hình cấp giấy, kết quảđạc được giữa các năm, từđó rút ra những thuận lợi, khó khăn và hướng giải quyết.
2.4.5. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên môn
Tham khảo ý kiến chuyên môn từ những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước vềđất đai.
2.4.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Từ các số liệu thu thập được qua điều tra và sử dụng kiến thức đã được học, tiến hành phân tích số liệu đưa ra những nhận xét tổng quan và bao quát nhất cho từng thời kỳ của nghiên cứu trong phần mềm Excel.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vịtrí địa lý
Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, về phía Đông – Bắc tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây – Nam, cách Buôn Ma Thuột 190 km về phía Bắc, cách Phan Rang 110 km về phía Đông, cách Nha Trang 130 km về phía Đông - Bắc. Thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính bao gồm 12 phường và 4 xã Địa giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương
+ Phía Nam giáp huyện Đức Trọng
+ Phía Đông và Đông – Nam giáp huyện ĐơnDương
+ Phía Tây và Tây – Nam giáp huyện Lâm Hà.
Bảng 3.1. Thống kê các phường, xã thành phốĐà Lạt
STT Đơn vị hành chính Diện tích STT Đơn vị hành chính Diện tích
1 Phường 1 179 ha. 9 Phường 9 468 ha. 2 Phương 2 125 ha. 10 Phường 10 1.372 ha. 3 Phường 3 2.737 ha. 11 Phường 11 1.655 ha. 4 Phường 4 2.927 ha. 12 Phường 12 1.244 ha. 5 Phường 5 3.482 ha. 13 Xã Xuân Trường 3.452 ha. 6 Phường 6 173 ha. 14 Xã Trạm Hành 5.565 ha. 7 Phường 7 3.441 ha. 15 Xã Xuân Thọ 6.266 ha. 8 Phường 8 1.784 ha. 16 Xã Tà Nung 4.571 ha.
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TP. Đà Lạt năm 2015
Thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ
và đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là một trong những trung tâm du lịch, đặc biệt là du lịch tham quan, nghỉdưỡng, hội nghị, hội thảo và sinh thái của vùng Tây Nguyên, cảnước và khu vực. Là một trong những trung tâm
đào tạo đa ngành và nghiên cứu khoa học lớn của cảnước.
Đà Lạt là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Lâm Đồng và phía Nam vùng Tây Nguyên với các tuyến: quốc lộ 20, 27, đường cao tốc Đà Lạt – Dầu Giây, sân bay quốc tế Liên Khương, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố trong việc giao lưu kinh tế
quốc tế, hợp tác liên vùng với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên...
Như vậy, có thể thấy vị trí địa lý của Đà Lạt là điều kiện thuận lợi để thành phố
phát triển trở thành đô thị có vai trò trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, là đầu mối phát triển kinh tế liên vùng và đối ngoại, thu hút, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng, vùng phía Nam Tây Nguyên nói riêng và cả các vùng lân cận
như các tỉnh phía Bắc Đông Nam Bộ và phía Nam Duyên hải miền Trung.
3.1.1.2. Địa hình và địa mạo
Địa hình là một hình thể phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo; do
đó, gắn liền với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực, địa hình Đà Lạt nhìn chung thuộc dạngsơn nguyên, có thể phân thành 3 dạngđịa hình cục bộ: Núi cao, đồi thấp
và thung lũng.
Bảng 3.2. Tỷ lệ diện tích đất phân theo dộ dốc.
Hạng mục Đơn vị Toàn quốc Lâm Đồng Đà Lạt
Tổng diện tích % 100 100 100
Độ dốc < 80 % 46,30 20,66 2,53
Độ dốc từ 8 – 200 % 11,65 16,56 27,22
Độ dốc > 200 % 42,05 62,78 70,25
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp Qua bảng 3.2 ta thấy:
- Địa hình núi cao: Bao gồm các dãy núi cao bao quanh khu vực trung tâm Đà
Lạt, chiếm trên 70% diện tích tự nhiên toàn Thành phố, có thể chia làm 2 khu vực:
+ Khu vực nằmở phía Nam, phía Đông và phía Tây: bao gồm các dãy núi có
cung bao quanh 3 mặt khu trung tâm. Hầu hết diện tích có độ dốc rất lớn, nhiều
thác, thực bì chủ yếu là rừng thông nguyên sinh, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp kết hợp với du lịch.
+ Khu vực phía Bắc: Bao gồm các dãy núi có độ cao thay đổi từ 1.600m đến
1.700m, đặc biệt có núi Liang Biang (thuộc LạcDương) cao tới 2.165m.
- Địa hình đồi: Là các dải đồi hoặc núi thấp - ít dốc (phần lớn từ 20o trở
xuống), phân bố tập trung ở khu vực trung tâm Thành phố vớiđộ cao phổ biến từ
1.500 đến 1.550m và Tà Nung (độ cao phổ biến 1.100 – 1.200m), chiếm gần 30% diện tích tự nhiên.
- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất trũng phân tán ven các suối, đa phần
diện tích đã được sử dụng làm hồ chứa nước. Tuy chỉ chiếm khoảng 1% tổng diện tích tự nhiên, nhưng dạngđịa hình này có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồnnước, cải
tạo khí hậu và tạo nên những nét đẹp riêng cho cảnh quan Thành phố.
3.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệtđới gió mùa cận xích đạonhưng bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của Lâm Đồng mà đặc biệt là của Đà
Lạt có nhữngđiểmđặc biệt so với vùng xung quanh: mát lạnh quanh năm,mưa nhiều,
mùa khô ngắn,lượng bốc hơi thấp, không có bão, tạo cho Đà Lạt có những lợi thế nổi
trội và một số hạn chế trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng quỹđất nói riêng:
Thuận lợi:
- Rất thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉdưỡng, lợi thế này được phát huy cao hơn nhiều so vớinơi khác nhờưu thế về cảnh quan và vị trí địa lý.
- Phát triển tốt các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệtđới và ôn đới
ngay trong vùng có khí hậu nhiệtđới cận xích đạo.
- Lượngnướctưới cho cây trồng trong mùa khô thấphơn nhiều so với các vùng khác ởĐông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Khảnăng tái sinh của rừng khá cao, thời gian bảo quản nông sản và nhất là với các loại rau-hoa- quả khá dài.
Hạn chế:
- Cường độ mưa lớn, là 1 trong những yếu tố gây rửa trôi xói mòn đất, mưa
nhiều trong mùa nghỉ hè đã hạn chế sức hấp dẫn về du lịch, mây mù nhiềuảnhhưởng đáng kểđến vận tảiđường không.
3.1.1.4. Thủy văn
Đà Lạt có nhiều vị trí thuận lợi cho xây dựng hồ chứanước đểđiều tiết dòng chảy và giữ lại cho mùa khô, nhưng cũng có hạn chế là địa hình bị chia cắt nên chi phí cho xây dựng công trình dẫnnước khá tốn kém.
- Nước mặt: Lưu vực sông Đồng nai, xuất phát từ các đỉnh núi cao có rừng rậm nguyên sinh bao phủ nên lượng nước 2 mùa rất phong phú, lưu lượng bình quân 2,5 – 3 m2/s, mạng lưới sông suối ở các khu vực này khá dày, mô đun dòng chảy 26l/s/km2.
Đây là nguồn cung cấp nước chính cho hồ Dan Kia, do đó công tác bảo vệ lớp phủ
thực vật – nguồn sinh thủy chính là hết sức quan trọng.
+ Sông Đa Nhim: Sông Đa Nhim nằm ở phía Đông thành phố Đà Lạt, là một
trong 2 nhánh chính của hệ thống sông Đồng Nai thuộcđịa phận Lâm Đồng; phầnlưu
vực nằm trong địa phậnĐà Lạt có diện tích khoảng 116 km2.
+ Suối Prenn: Nằmở khu vực phía Nam, có 2 nhánh chính là Đatanla và Prenn, diện tích lưu vực phần nằm trên địa phậnĐà Lạt khoảng 121 km2, hiện có 2 thác nổi
tiếng(Đatanla, Prenn) và hồ Tuyền Lâm, có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch
và cung cấpnướctưới cho khu vực phía bắc huyệnĐức Trọng.
+ Suối Cam Ly: Suối Cam Ly bắt nguồn từ các dãy núi phía Đông – Bắc của
Thành phố, chảy qua khu vực trung tâm, sau đóđổ về sông Đa Dâng qua địa phận Tà Nung và khu vực Nam Ban thuộc huyện Lâm Hà. Diện tích lưu vực trong địa phậnĐà
Lạt khoảng 150 km2, là nguồn cung cấpnước chính và đồng thời là trục tiêu chính cho khu vực trung tâm của Thành phố.
+ Suối Vàng: Suối Vàng là một nhánh của sông Đa Dâng, bắt nguồn từ khu vực
phía Tây dãy Lang Biang, lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện LạcDương, hiện
có 2 hồ lớn nằmở phía Tây Bắc Thành phố là hồ Suối Vàng và hồĐan Kia, là nguồn
cung cấpnước sinh hoạt chủ yếu cho thành phố, có vai trò quan trọng trong phát triển
du lịch và đô thị củaĐà Lạt.
Nhìn chung, sông suối trên địa phậnĐà Lạt có bậc thềm hẹp, sườn dốc, nhiều
thác ghềnh, dòng chảy mạnh và phân bố không đều trong năm.Lượng dòng chảy trung bình năm: 23-28 l/s/km2, lượng dòng chảy kiệt từ 0,25 l/s/km2(lưu vực sông Đa Nhim)
Bảng 3.3. Các yếu tố khí hậu - thời tiết ở Đà Lạt và các trạm lân cận
Chỉ tiêu Đà Lạt Bảo Lộc Long Khánh Phan Rang Nha Trang B. Ma Thuột 1. Bức xạ tổng cộng (Kcal/cm2.năm) 177 128,0 154 165 158 238 2. Nhiệtđộ không khí (oC) - Trung bình năm 18,3 21,4 25,4 26,1 26,6 23,3 - Tối cao 29,4 33,5 Năm xuất hiện 1961 1968
- Tối cao trung bình 23,9 27,7 31,4 31,3 30,3 28,7
- Tối thấp 4,9 4,5 12 14,2 14,6 7,4 Năm xuất hiện 1965 1963 - Tối thấp trung bình 13,9 17,3 21,4 22 23.2 19,7 3. Lượngmưa (mm) - Trung bình năm 1868 2722 2.139 771 1.335 1.770 - Năm cao nhất 2431 2982 2894 972 2.240 2.234 Năm xuất hiện 1932 1970 1952 1964 1917 1943 - Năm thấp nhất 1019 2189 1.361 506 739 1.146 Năm xuất hiện 1911 1971 1931 1963 1957 1970
4. Số ngày mưa TB (ngày) 167 191 169 60 128 156
5. Lượng bốchơi TB (mm) 48 103 140 142 170 98 6. Độẩm không khí TB năm (%) 84 86 81 77 80 81 7. Số giờ nắng TB (giờ/năm) 1.868 1.988 2.096 2.536 2.492 2.451
8. Số ngày có sương mù 80 85,4 0 0 0,8 20
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo bản đồđất Tp. Đà Lạt tỉ lệ 1/25.000 được lập trên cơ sở kế thừa tài liệu và bảnđồđất tỉ lệ 1/100.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệpđểđiều tra bổ
sung, toàn Thành phố có 5 nhóm đất với 12 đơn vị phân loạiđất cụ thểnhư sau:
Bảng 3.4. Thống kê diện tích các loại đất TP. Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng STT Hạng mục Ký hiệu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 39.439 100,00 I I. Nhóm đất phù sa 414 1,05 1 1. Đất phù sa chua P-c-h 284 0,72 2 2. Đất phù sa gley P-gl-h 130 0,33 II II. Nhóm đất glây 409 1,04 3 3. Đất gley chua Gl-c-h 409 1,04 III III. Nhóm đấtđỏ 1.360 3,45
4 4. Đấtđỏ chua giàu mùn Fđ-c-hu 284 0,72
5 5. Đấtđỏ chua tầng mặt giàu hữucơ Fđ-c-um 561 1,42
6 6. Đấtđỏ chua nghèo Bazơ Fđ-c-vt 515 1,31
IV IV. Nhóm đấtđen 558 1,41
7 7. Đấtđen giàu mùn R-hu-h 558 1,41
V V. Nhóm đất xám 36.004 91,29
8 8. Đất xám X-cn-h 3.415 8,66
9 9. Đất xám rất chua sỏi sạn X-cn-sk1 420 1,06
10 10. Đất xám đỏ vàng X-cr-h 21.851 55,40
11 11. Đất xám giàu mùn tích nhôm X-hu-nh 8.834 22,40 12 12. Đất xám tầng mặt giàu mùn rất chua X-um-nn 1.484 3,76
VI Sông, suối 694 1,76
Qua bảng 3.4 ta thấy:
* Nhóm đất phù sa: Có diện tích 414 ha chiếm 1,04% tổng diện tích tự nhiên của thành phố nhóm đất này được hình thành từ các con sông suối lớn chảy qua, nhóm
đất phù sa chia có 2 loại là đất phù sa chua và đất phù sa gley.
* Nhóm đất gley: Có diện tích 409 ha chiếm 1,03% tổng diện tích tự nhiên của
thành phố nhóm đất này chủ yếu tập trung ở vùng trũng gần khu vực sông suối.