3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
3.2.1. Tình hình sử dụng đất
3.2.1.1 Cơ cấu sử dụng đất
Qua bảng (3.7) cơ cấu sử dụngđấtnăm 2015 cho thấyđất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố là 33.910 ha, chiếm 86,0% diện tích tự nhiên; thấphơn so với tỉnh Lâm
Đồng là 92,21%. Trong khi đóđất phi nông nghiệp của thành phố có diện tích là 5.326 ha chiếm 13,50 % so với diện tích tự nhiên cao hơn nhiều so với tỉnh Lâm Đồng là 5,35%. Do đặc thù là thành phố du lịch nghỉdưỡng sinh thái, đấtđai màu mỡ, khí hậu
ôn hòa nên vấnđề sử dụngđấtđã được khai thác sử dụng một cách khá hiệu quả, đất chưa sử dụng trên địa bàn thành phố còn lại là rất ít với 203 ha, chiếm 0,51% diện tích
tư nhiên. Đấtchưa sử dụng chủ yếu là những diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún nằm ven sông, ven suối không có khả năng sử dụng vào các mục đích sản xuất nông nghiệp
Bảng 3.7. Cơcấu sửdụng đấtnăm 2015 Hạng mục TP. Đà Lạt Tỉnh Lâm Đồng (ha) (%) (ha) (%) TỔNG DTTN 39.439 100,00 977.354 100,00 1. Đấtđã sử dụng 39.236 99,49 977.354 100,00 1.1 Đất nông nghiệp 33.910 86,0 901.261 92,21
1.1.1 Đấtsảnxuất nông nghiệp 9.633 24,43 318.540 32,36
- Đất lúa nước 0.19 0,48 22.055 2,26
- Đất trồng cây lâu năm 5.167 13,10 246.846 25,26
- Đất hàng năm còn lại 4.276 10,84 49.639 5,07
1.1.2 Đất lâm nghiệp 24.277 61,56 582.721 38,75
1.2 Đất phi nông nghiệp 5.326 13,50 52.301 5,35
- Đấtở 1.856 4,71 8.471 13,83
- Đất phi nông nghiệp còn lại 3.470 8,80 43.829 86,17
2. Đấtchưa sử dụng 0,203 0,51 23, 93 0,15
Nguồn:Sở Tài nguyên & Môi trườngtỉnh Lâm Đồng (có điều chỉnh theo số liệu thống
kê năm 2015) Ghi chú: Các chỉ tiêu trung gian không cộng vào diện tích tự nhiên. Đất cây hàng năm còn lại và đấtở là chỉ tiêu cấpdưới quy hoạch.
3.2.1.2. Phân bố sử dụng đất trên các địa bàn
Tổngdiện tích tự nhiên của thành phốĐàLạt là 39.439 ha, với 16 đơnvị hành chính trựcthuộc gồm 12 phường và 4 xã. Đối với tấtcả các phường trong thành phố
thì chỉ có duy nhất là phường 1 là không có diện tích đất nông nghiệp. Các phường khác còn lạiđều có diện tích đất nông nghiệp tuy nhiên các phường trung tâm có diện
tích đất nông nghiệp không được nhiều như những phường khác như phường 2,
phường 6, còn lạidiện tích đất nông nghiệp phân bố chính chủ yếu là các phường xã
3.2.1.3. Biến động sử dụng đất
* Tình hình biếnđộngđấtđai: Theo kết quả tại bảng (3.8) đất nông nghiệpnăm
2005 là 31.770 ha và đến năm 2010 đạt 33.646 ha tăng 1876 ha. Đến năm 2015 diện
tích đất nông nghiệptăng chỉ là 93 ha trong thời gian này đất nông nghiệptăng ít do đã khai thác hếtđấtchưa sử dụngđểđưa vào sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015 TP. Đà Lạt
(Đơn vị tính: Ha).
Số Thứ
Tự
Chỉ tiêu
Thực trạng sử dụng đất Biến động tăng, giảm (-) Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 2005- 2010 2010- 2015 2005- 2015 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 39.106 39.329 39.439 223,0 110,0 333,0 1 Đất nông nghiệp 31.770 33.646 33.739 1.876 144,0 2.020 1.1 Đất sản xuất NN 9.950 10.680 9.462 1.1.1 Cây hàng năm 3.660 5.113 4.295 1.453 818,0 635,0 - Đất lúa 26,0 17,0 19,0 - 9,0 2,0 -7,0 - Đất trồng rau 2.378 2.803 1.925 425,0 - 878,0 - 453,0 - Đất trồng hoa 1.256 2.293 2.351 1.037 58,0 1.095
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5.845 5.554 5.167 -291 -387 -678,0
- Đất trồng cà phê 3.507 3.610 3.875 107,0 265,0 368,0 - Đất trồng cây ăn quả 2.338 1.944 1.292 344,0 652,0 -1.046 1.1.3 Đất SXNN khác 0,445 13,0 1.2 Đất lâm nghiệp 21.82 22.966 24.277 - Đất rừngđặc dụng 21.82 22.966 - Đất rừng sản xuất 4.676 - Đất rừng phòng hộ 19.601
2 Đất phi nông nghiệp 3.924 3.795 5.326 -129,0 1.531 1.402
2.1 Đấtở 648,0 833,0 1.856 185 1.023 1.208
2.2 Đất chuyên dùng 3.276 2.962 3.470 -314,0 508,0 194,0
3 Đất chưa sử dụng 3.412 1.888 374,0 1.524 -1.514 -3.038
Đất phi nông nghiệp luôn tăng theo yêu cầu phát triển của xã hội, xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụngđất phi nông nghiệp ngày càng cao. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015 diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhanh 5.326 ha(tăng 1.531 ha so vớinăm 2010), diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng giảm rất nhanh còn 9462 ha
năm 2015,(giảm 1218 ha so với 2010).
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2005 là 9.950 ha trong giai đoạn này
đất sản xuất nông nghiệp tăng rất nhanh (tăng 5.077 ha), đến năm 2010 đất sản xuất
nông nghiệp tăng rất ít, đến năm 2015 đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh còn 9.462 ha (giảm 1218 ha so năm 2010), nguyên nhân do trong thời kỳ này nền kinh tế phát triển rất nhanh, Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để triển khai thực hiện
một số dự án nhằm mụcđích phục vụ cho xây dựng các công trình công cộng, các dự
án du lịch, xây dựng các khu chung cư, dân cư phục vụ cho quá trình đô thị hóa. Từ
tình hình thực tế trên việc giảm nhanh đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là tất yếu, diện tích đất lâm nghiệp không giảm là do trên địa bàn thành phốĐà Lạtđa số diện tích đất lâm nghiệpđều là rừng cảnh quan, rừngđặc dụng, rừng
phòng hộ, do vậy việc lấyđất rừng chuyển sang mụcđích khác là không thể.
* Về chuyển dịch cơ cấu sử dụngđất: Tính đến hết tháng 12 năm 2015 cơ cấu
sử dụngđất trên địa bàn thành phố có sự chuyển dịch rất lớn, diện tích đất nông nghiệp
chuyển sang các loạiđất khác cụ thể như sau:
Đất nông nghiệp tăng từ 31.770 ha năm 2005 lên 33.646 ha năm 2010 và đạt
33.739 ha năm 2015, tăng 2.020 ha trong 10 năm qua, trung bình mỗinămtăng 200ha. Diện tích tăng thêm được khai thác từđấtchưa sử dụng.
Đất lúa nước: Giảm từ 26 ha xuống còn 17 ha trong thời kỳ 2005-2010 nhưng cơ bảnổnđịnh trong thời kỳ 2010-2015, hiện còn khoảng 19 ha.
Đất trồng cây rau: Năm 2005 diện tích là 2.378 ha tăng lên 2.803 ha vào năm
2010 và giảm xuống còn 1.925 ha vào năm 2015, có sự chuyển dịchcơ cấutươngđối tích cực khi diện tích rau đậu có xu hướng giảm và tăng dần diện tích trồng hoa, cây cảnh và các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đất trồng cây lâu năm: Có xu thế giảm từ 5.845ha (năm 2005) xuống còn 5.554 ha (năm 2010) và còn 5.167 ha (năm 2015). Do chuyển sang đất phi nông nghiệp.
3.2.2. Tình hình quản đất đai
3.2.2.1 Tình hình quản lý theo địa giới hành chính
Năm 2009 trên địa bàn thành phốĐà Lạt có sự thay đổi về ranh giới hành chính là xã Trạm Hành được tách ra từ xã Xuân Trườngcăn cứ theo Nghịđịnh số số10/NĐ- CP ngày 6-3-2009 của chính phủ về việcđiều chỉnhđịa giới hành chính xã, thành lập
xã thuộc TP Đà Lạt.
Tính đến 01 tháng 12 năm 2015 diện tích đất tự nhiên của thành phố Đà Lạt là 39.439 ha được chia thành 16 đơn vị hành chính bao gồm 12 phường và 04 xã. Địa
giới hành chính của thành phố được xác định theo Chỉ thị 364/TTg của HĐBT nay là Thủtướng Chính phủ và được quản lý đấtđai theo địa giới này.
3.2.2.2. Kiểm kê, thống kê đất đai
Hàng năm Công tác thống kê được tiến hành do Phòng Tài nguyên và Môi
trường thành phốĐàLạtđãthựchiệnthống kê đấtđai theo đúng qui định. Qua kếtquả thống kê đã xác định quỹđấtđai củađịaphương và đánh giá được tình hình biếnđộng đấtđai trên địa bàn, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụngđấtđai hàng năm
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phốĐà Lạt và Tỉnh Lâm Đồng.
3.2.2.3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụngđất sẽ tạođiều kiện thuận lợi về bố trí mặt bằng không gian
để các ngành kinh tế phát triểnđóng góp chung vào sự phát triển của toàn Thành phố,
do đó việc lậpQHSDĐ đếnnăm 2025 nhằm mụcđích qui hoạch phân bổ các loạiđất
cho các ngành, sử dụngđất với hiệu quả cao và bền vững,đápứng yêu cầu phát triển
củađô thị loại 1, của từng ngành mà nhất là ngành mũi nhọn là du lịch – dịch vụ, tạo điều kiện cho từng vùng, từng địa phương phát huy ưu thế và cơ sở vật chất kỹ thuật đã được xây dựng.
Từ bảng 3.9 cho chúng ta thấy, trong thời gian tới diện tích đất nông nghiệp tiếp tục chịusức ép khá mạnh và sẽgiảm chuyển sang đất phi nông nghiệpđểphụcvụ cho công nghiệp hóa, hiệnđại hóa thành phố.
Bảng 3.9. Phân kỳ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 Hạng mục Hiện trạng năm 2015 Các kỳ kế hoạch 2015/2025 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Kỳđầu, đến năm 2020 Kỳ cuối, đến năm 2025 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DTTN 39.439 100 39.439 100 39.439 100 1.Đất NN 33.739 85,55 32.468 82,33 31.734 80,46 - 2.005 1.1.Đất SXNN 9.462 28,05 7.052 21,72 5.977 18,83 - 3.485 - Đất lúa nước 19,00 6,06 19,00 0,28 19 0,32 0 - Đ cây HN 4.276 45,19 3.559 50,46 3.166 52,97 - 1.110 - Đ cây LN 5.167 54,61 3.474 49,26 2.811 47,03 - 2.356 1.2. Đất LN 24.277 71,96 25.306 51,55 25.627 80,76 1.350 - Đất rừng PH 19.601 49,70 20.331 52,55 20.625 80,48 1.024 - Đất rừng SX 4.676 11,86 4.975 12,62 5.002 19,52 326 2. Đất phi NN 5.326 13,50 6.928 17,57 7.705 19,54 2.379 - Đất ở 1.856 34,85 2.187 31,57 2.260 29,33 404 -Đất phi NN khác. 3.470 65,15 4.741 68,43 5.445 70,67 1.975 3. Đất CSD 374 0,95 43 0,11
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng 2016
3.2.3. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất
* Về tình hình sửdụngđất.
Về tình hình sử dụng đấtđai trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực cơ cấu sử dụngđất dịch chuyển theo đúng với phát triển kinh tế xã hội, đất nông
nghiệp chiếm 80,46% DTTN, trong đóđất sản xuất nông nghiệp chiếm 18,83% tổng
nông nghiệp chiếm 19,54% DTTN. Diện tích đất nông nghiệp phân bố chính chủ yếu
là các xã thuộc ngoại ô thành phố như xã Tà Nung, xã Xuân Trường, xã Trạm Hành, xã Xuân Thọ, phường 12, phường 11, phường 10, phường 9, phường 8, phường 7,
phường 5, phường 4, phường . Theo địnhhướngQHSDĐđếnnăm 2025 diện tích đất
nông nghiệp giảmmạnh với (2.005 ha) trong khi đódiện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng cao (2.379 ha).
* Về tình hình quảnđấtđai.
Công tác quản lý đất đai của thành phố thông qua việc thực thi Luật đất đai, các Nghịđịnh của Chính Phủ, thông tư hướng dẫn của các Bộ, quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Tài nguyên môi trường…trong thời gian vừa qua đã
được tổ chức một cách có bài bản và được thực hiện từ các cơ quan chức năng đến người dân trên địa bàn thành phố.
Trong 10 năm qua (2005 - 2015) công tác quản lý nhà nước vềđất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường,
từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện
qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục
đích sử dụng khác. Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đấtđai hợp lý và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém do những yếu tố tác động như; công tác quản lý đấtđai còn chưa chặt chẽ, diện
tích đất lâm nghiệp quá lớn nên nhữngnăm qua, việcđođạc, lập bảnđồđịa chính chỉ
tập trung đối vớiđất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp nhằm lập hồsơ quản
lý, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phục vụ công tác quy hoạch, giao
đất. Trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hộ sử dụngđất sai mục đích xây nhà trên
đất nông nghiệp; lấn chiếmđất rừng.
Mặt khác việc xác định cụ thể ranh giới qui hoạchđất lâm nghiệp và ranh giới qui hoạch 450 về phân cấp 3 loại rừng vẫn là việc làm hết sức khó khăn, gây không ít những khó khăn,vướng mắc,đối với nhiềutrường hợp sử dụngđất.
3.3. THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐĐÀ LẠT THÀNH PHỐĐÀ LẠT
3.3.1. Thực trạng hồsơ địa chính
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để
phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước vềđất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ sở dữ liệu địa chính, hồsơ địa chính tại Chi nhánh VPĐK đất đai thành phố Đà Lạt được lập dưới dạng số và dạng giấy, gồm có các tài liệu sau đây:
- Bản đồđịa chính và sổ mục kê đất đai;
- Sổđăng ký ruộng đất theo bản đồ giải thửa 299; - Sổđịa chính;
- Sổ mục kê;
- Hồsơ đăng ký cấp giấy, và bản lưu Giấy chứng nhận;
- Hồsơ kỹ thuật thửa đất, biên bản xác định mốc giới, ranh giới thửa đất; - Sổ theo dõi biến động đất đai;
- Sổ cấp giấy chứng nhận QSD đất.
Hiện nay, loại tài liệu quan trọng nhất phục vụ cho công tác quản lý đất đai ở
các cấp đó là bản đồ qua các thời kỳnhư bản đồ giải thửa 299, bản đồ địa chính dạng giấy qua các năm và bản đồ địa chính dạnh số theo hiện trạng sử dụng đất. Tại Chi
nhánh VPĐK đất đai thành phố Đà Lạt hiện còn lưu giữ bản đồ 299 đo vẽnăm 1983.
Bản đồ địa chính đo vẽnăm 1996 của 12 phường và 4 xã đo vẽ năm 2011. Ngoài ra Chi nhánh VPĐK đất đai thành phố Đà Lạt còn ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu được cập nhật chỉnh lý trên môi trường mạng để lấy thông tin phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất cùng các công tác liên quan đến quản lý đất đai khác.
Thành phốĐà Lạt đến nay đã vận hành cơ sở dữ liệu trên môi trường mạng cho 16/16 xã, phường, nhằm cập nhật kịp thời các biến động, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà
nước vềđất đai.
Hệ thống hồsơ địa chính là một tài liệu cực kỳ quan trọng trong quá trình thụ lý hồ sơ, đặc biệt là hồsơ đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao, cần có đầy đủ về hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý. Tuy nhiên những tài liệu địa chính này tại các cơ quan liên quan hiện nay không còn đầy đủ do quá trình quản lý và lưu trữ hồsơ qua nhiều thời kỳ, điều này ảnh
hưởng không nhỏđến kết quả quản lý nhà nước vềđất đai nói chung và việc cấp giấy chứng nhận QSD đất nói riêng.
3.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong công tác đăng ký đất đai
Nguồn nhân lực làm công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh bao gồm các cán bộ, công chức, viên chức của phòng Tài nguyên và Môi