3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.2.3. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng đất
* Về tình hình sửdụngđất.
Về tình hình sử dụng đấtđai trên địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực cơ cấu sử dụngđất dịch chuyển theo đúng với phát triển kinh tế xã hội, đất nông
nghiệp chiếm 80,46% DTTN, trong đóđất sản xuất nông nghiệp chiếm 18,83% tổng
nông nghiệp chiếm 19,54% DTTN. Diện tích đất nông nghiệp phân bố chính chủ yếu
là các xã thuộc ngoại ô thành phố như xã Tà Nung, xã Xuân Trường, xã Trạm Hành, xã Xuân Thọ, phường 12, phường 11, phường 10, phường 9, phường 8, phường 7,
phường 5, phường 4, phường . Theo địnhhướngQHSDĐđếnnăm 2025 diện tích đất
nông nghiệp giảmmạnh với (2.005 ha) trong khi đódiện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng cao (2.379 ha).
* Về tình hình quảnđấtđai.
Công tác quản lý đất đai của thành phố thông qua việc thực thi Luật đất đai, các Nghịđịnh của Chính Phủ, thông tư hướng dẫn của các Bộ, quyết định, hướng dẫn của UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Tài nguyên môi trường…trong thời gian vừa qua đã
được tổ chức một cách có bài bản và được thực hiện từ các cơ quan chức năng đến người dân trên địa bàn thành phố.
Trong 10 năm qua (2005 - 2015) công tác quản lý nhà nước vềđất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường,
từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện
qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục
đích sử dụng khác. Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đấtđai hợp lý và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém do những yếu tố tác động như; công tác quản lý đấtđai còn chưa chặt chẽ, diện
tích đất lâm nghiệp quá lớn nên nhữngnăm qua, việcđođạc, lập bảnđồđịa chính chỉ
tập trung đối vớiđất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp nhằm lập hồsơ quản
lý, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phục vụ công tác quy hoạch, giao
đất. Trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hộ sử dụngđất sai mục đích xây nhà trên
đất nông nghiệp; lấn chiếmđất rừng.
Mặt khác việc xác định cụ thể ranh giới qui hoạchđất lâm nghiệp và ranh giới qui hoạch 450 về phân cấp 3 loại rừng vẫn là việc làm hết sức khó khăn, gây không ít những khó khăn,vướng mắc,đối với nhiềutrường hợp sử dụngđất.
3.3. THỰC TRẠNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THÀNH PHỐĐÀ LẠT