Vai trò của pháp luật đất đai đối với hoạt động cấp GCNQSDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 35)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.1.5. Vai trò của pháp luật đất đai đối với hoạt động cấp GCNQSDĐ

Hệ thống pháp luật của một quốc gia phản ánh sự phát triển của quốc gia đó.

Một hệ thống pháp luật hoàn thiện, phù hợp sẽlà cơ sởđiều chỉnh quan hệ xã hội theo một trật tự tiến bộ. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Đất đai

cũng không phải ngoại lệ. Nhà nước ta cũng đã có những thay đổi tiến bộ trong quy

định của pháp luật nhằm bắt kịp với đòi hỏi của xã hội, cũng như tạo cơ sở pháp lý cho các quan hệđất đai luôn diễn ra trong khuôn khổ nhất định. Các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được xây dựng trên những mục tiêu đó.

Có thể nói nội dung các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ

là một nội dung của Luật Đất đai. Tuy vậy, đây thực sự là những quy định quan trọng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tiếp theo của người sử dụng đất. Chính vì vậy, Luật Đất đai qua các thời kỳ phát triển đã giành sựquan tâm đặc biệt trong vấn đề này. Pháp luật đất đai là cơ sở, là khung pháp lý cho hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện trên thực tế.

Luật đất đai 1987 ra đời lần đầu tiên đề cập đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, tạo nên một chuyển biến mạnh mẽđối với công tác cấp giấy, có ý nghĩa quan trọng khi bước đầu đưa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào triển khai trong thực tế. Từđó việc cấp giấy trở thành một nội dung trong nhiệm vụ quản lý nhà nước vềđất đai.

Luật đất đai sửa đổi năm 2001 ra đời, đã có sựthay đổi thẩm quyền cấp giấy, trình tự thủ tục cấp giấy và đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo

hướng đơn giản, dễ thực hiện, tạo điều kiện cho người dân có giấy tờ pháp lý cho mảnh đất của mình.

Có thể thấy rằng, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng

được quan tâm và phát triển mạnh từnăm 1997 cho đến nay. Hệ thống văn bản đất đai

từng bước hoàn thiện, phát huy tác dụng, tháo gỡvướng mắc trong công tác này, từng

bước đưa vào các quan hệ đất đai vận động và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tuy vậy, trước những điều kiện và tình hình mới, nội dung của các văn bản luật cũng dần bộc lộ những hạn chế, trong đó có hạn chếđối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một phần không nhỏ của những tồn tại trên bắt nguồn từ Luật Đất đai 1993, sửa đổi bổ sung 1998 và 2001.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, giá trị của đất đai ngày một

tăng cao. Đất đai trở thành vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi cần có sự nỗ lực không ngừng từ phía cơ quan nhà nước trong việc lập lại trật tự trong lĩnh vực đất đai nói chung và

Trên cở sở tư tưởng chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai 2003 thay thế cho Luật đất

đai năm 1993 sửa đổi bổsung năm 1998 và 2001.

Một trong những mục tiêu quan trọng của Luật Đất đai 2003 là hoàn thiện cơ

chế cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường chức năng quản lý nhà nước trong tình hình mới. Luật đất đai 2003 đã tháo gỡ các nội dung vướng mắc còn tồn tại và thêm các nội dung mới như: bổsung đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, sửa đổi việc cấp giấy cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư, quy định cấp giấy cho cơ sở tôn giáo, cải cách một bước thủ tục hành chính khi tiến hành cấp giấy.

Luật đất đai 2003 đã thể chế hóa các nội dung quy định trong các văn bản

hướng dẫn, đồng thời thực hiện chính sách của nhà nước trong tình hình mới, tạo điều kiện cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đơn giản, gọn nhẹhơn, gắn liền với nền kinh tế thịtrường và chủtrương cải cách nền tài chính.

Luật đất đai sửa đổi năm 2013 ra đời đã thể chếhoá đúng và đầy đủ những quan

điểm, định hướng của Nghị quyết số 19/NQ-TƯ tại Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.

Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Đất đai năm 2013 là những quy

định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật bổ sung quy định vềcác trường hợp đăng ký lần đầu, đăng ký biến động, đăng ký đất đai điện tử; bổ sung quy định

trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người.

Luật Đất đai 2013 cũng quy định cụ thểhơn trường hợp cấp giấy chứng nhận cho hộgia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có và không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Một điểm mới khác liên quan đến đình, đền, miếu, am, từđường, nhà thờ họ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng dân cư,

thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Luật Đất đai 2013 được Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới vềchính sách đất đai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Để các quy định đổi mới của Luật sớm đi vào

cuộc sống, các bộ, ngành và địa phương vẫn đang khẩn trương phối hợp triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước vềđất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà lạt, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)