3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Trên nhiều bình diện tiếp cận, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Nguyễn Quang Học (2004), Các vấn đề pháp lý về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, luận văn thạc sỹ luật học, trường đại học Luật Hà Nội; Đặng Anh Quân (2011), Bàn về khái niệm đăng ký đất đai trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2011. Ngoài ra, một số công trình khoa học có liên quan đến lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất như: Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, Luận án tiến sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội; Trần Quang Huy (2009), Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành nhìn từ góc độ bảo đảm quyền của người sử dụng đất,… Về cơ bản các công trình nghiên cứu này đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đưa ra được một số thực trạng trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung. Tuy nhiên, các công trình này nghiên cứu ở phạm vi rất rộng (cả nước, công tác quản lý đất đai, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung của các cấp), chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất địa bàn huyện Đức Phổ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Biên (2013) đã rút ra kết luận:
- Công tác quản lý HSĐC đã được chú trọng và từng bước đi vào nền nếp, hệ thống hồ sơ địa chính được phân loại sắp xếp một cách khoa học và phân loại riêng cho từng xã, phường khác nhau nhằm đáp ứng việc quản lý, tra cứu thông tin đất đai nhanh chóng và chính xác.
- VPĐKQSDĐ đã triển khai thực hiện chặt chẽ, đồng bộ từ việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra giải quyết hồ sơ và công tác phối hợp giữa các xã, phường với cán bộ, nhân viên của Văn phòng đăng ký QSD đất. Quá trình giải quyết hồ sơ cơ bản đảm bảo thời gian và đúng quy định.
Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thúy Hường (2015) đã rút ra kết luận: cần đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp tại các tỉnh trên cả nước. Để thực hiện thống nhất và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Hiếu (2016) đã rút ra kết luận: việc kiện toàn hệ thống VPĐKĐĐ thành một cấp trực thuộc Sở TN&MT đã khắc phục được những hạn chế của hệ thống VPĐKĐĐ ở hai cấp và tiến tới chuẩn hóa hệ thống VPĐKĐĐ theo mô hình của các nước trên tiên tiến thế giới, phù hợp với điều kiện công nghệ hiện đại, ngoài ra còn thuận tiện cho người dân trong việc đăng ký, các giao dịch hành chính công quy về một mối.
Theo nghiên cứu của Võ Văn Tượng (2017) đã rút ra kết luận: khi thành lập văn phòng đăng ký “một cấp” đã nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo 4 bộ phận chuyên môn và theo từng vị trí công việc; quy trình giải quyết công việc được thực hiện thống nhất về chuyên môn khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận.
Vì vậy, việc tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Đức Phổ là rất cần thiết, từ đó chỉ ra được những mặt mạnh và những tồn tại yếu, kém. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở trên địa bàn huyện Đức Phổ.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU