3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.3.2. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
3.3.2.1. Những ưu điểm
- Về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, cấp Giấy chứng nhận, đã cơ bản đầy đủ từ hệ thống các văn bản Luật, Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, UBND tỉnh, các Sở, ngành chức năng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được ban hành có hệ thống, hướng dẫn chi tiết rõ ràng, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện đặc biệt là hệ thống Luật và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013.
- Về tổ chức bộ máy: Văn phòng ĐKQSDĐ huyện Đức Phổ được tổ chức lại theo hệ thống một cấp thành Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi - Chi nhánh huyện Đức Phổ trực thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi (Văn phòng đăng ký “một cấp” thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, có con dấu riêng.
- Về tài chính của bộ máy dịch vụ công: Lương của các cán bộ viên chức trong biên chế Nhà nước do ngân sách Nhà nước chi trả. Tiền công của nhân viên hợp đồng chi trả, các khoản chi phí cho công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như Giấy tờ, mực in, photo tài liệu, sổ sách, văn bản hành chính,... phôi Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Quảng Ngãi trên cơ sở cân đối từ nguồn thu phí dịch vụ công, phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận, thẩm định hồ sơ được trích lại.
- Về công tác tuyên truyền: Đài phát thanh, Mặt trận Tổ quốc rất tích cực phổ biến tuyên truyền các chế độ, chính sách, hồ sơ, trình tự, thủ tục trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Qua đó làm cho người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở khi được đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, làm cho số lượng các thửa đất được đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận tăng thêm.
- Về cải cách hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đưa công tác đăng ký đất đai, xử lý tồn tại và cấp Giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, chính quyền và cần được cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong quá trình thực hiện. Đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hành chính theo cơ chế “một cửa”, người dân chỉ phải đến chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hai lần, một lần nộp hồ sơ hợp lệ và một lần vừa nộp thuế (nếu có), vừa nhận giấy chứng nhận.
- Về trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận: có trình độ chuyên môn Thạc sỹ về quản lý đất đai, kỹ sư quản lý đất đai, có 04/12 cán bộ có kinh nghiệm trên 10 năm làm công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, 07/12 có kinh nghiệm trên 5 năm làm công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận do đó rất vững vàng trong khâu thẩm định hồ sơ.
- Về công tác chỉ đạo:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp GCN và sự cố gắng của cán bộ chuyên môn của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện luôn luôn quan tâm chỉ đạo công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, hàng tháng lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện tổ chức hội nghị nghe các ngành chức năng báo cáo kết quả thực hiện về công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với dân vào ngày mùng 1 hàng tháng, nhằm để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc công tác cấp Giấy CNQSDĐ, trong quá trình triển khai thực hiện, thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, chỉ đạo các xã hoàn thiện hồ sơ đúng thời gian, đúng pháp luật.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Sở Tài và nguyên Môi trường, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và sự phối kết hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi của các phòng ban chức năng huyện.
3.3.2.2. Những khó khăn, tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn Huyện còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đó là:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Luật Đất đai 2013 đã được quan tâm nhưng thiếu thường xuyên. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và của tỉnh còn hạn chế, thiếu kịp thời.
- Công tác cấp GCN tiến độ còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của một bộ phận nhân dân. Việc chấp hành pháp luật về cấp GCN vẫn chưa được thực hiện tốt. Nhiều
địa phương hiểu không đúng và không đầy đủ những quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới vận dụng không đúng quy định khi lập hồ sơ cấp GCN.
- Hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính còn nhiều bất cập chưa đảm bảo, hiện nay vẫn còn sử dụng bản đồ đo vẽ năm 1998, 1999, 2000 đã cũ nát, một số tờ bản đồ tại xã Phổ Văn đã rách, mất thông tin rất nhiều thửa đất do đó khó xác định đối chiếu đối với những thửa đất có diện tích đất tăng, độ chính xác không cao nên việc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gặp khó khăn.
- Việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất của UBND xã, thị trấn còn chung chung, chưa xác nhận cụ thể không đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, vì vậy phải chuyển lại hồ sơ để xác minh rõ nguồn gốc sử dụng đất, dẫn đến hồ sơ trễ hẹn, như trường hợp đất do nhận chuyển nhượng đất để xây dựng nhà ở trước ngày 01/7/2004, UBND xã, thị trấn xác nhận không cụ thể là thửa đất nhận chuyển nhượng có loại đất là gì, có phải trường hợp này do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất hay không, do đó phải đề nghị UBND xã, thị trấn xác nhận lại nguồn gốc, dẫn đến hồ sơ trễ hẹn.
- Hiện nay, nhiều trường hợp ranh giới thửa đất không rõ ràng, cây cối rậm rạp nên khi đo xác định ranh giới thì phát sinh tranh chấp với các hộ sử dụng đất liền kề hoặc không ký xác nhận vào biên bản xác định ranh, mốc giới.
- Do lịch sử công tác quản lý, sử dụng đất đai để lại, thực tế tại các xã trên địa bàn huyện tồn tại nhiều dạng như giao đất trái thẩm quyền do UBND cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp giao đất từ thời điểm 15/10/1993 đến trước 01/7/2014 như: cho mượn đất, cho thuê đất lâu dài với mục đích đất ở nhưng có thu tiền một lần ngang giá hoặc cao hơn giá đất nhà nước quy định cùng thời điểm hoặc trường hợp người sử dụng đất lấn chiếm đất nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất vào ngân sách nhà nước cũng như trường hợp đổi đất lấy công trình nay đủ điều kiện để xem xét đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, nhưng việc xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất trong các trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống văn bản hướng dẫn thu tiền sử dụng đất không có quy định cụ thể cho các trường hợp này, không được đối trừ số tiền mà người dân đã nộp như trên gây bức xúc cho người dân.
- Do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của một số đợn vị khác như cơ quan thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp xã nên Văn phòng ĐKĐĐ không chủ động giải quyết dứt điểm các công việc do mình đảm trách theo mô hình “một cửa”, nhiều hồ sơ quá hạn, chậm, muộn thời gian hẹn trả kết quả, lỗi do các đơn vị khác nhưng Văn phòng ĐKĐĐ lại thường xuyên phải trả lời
thắc mắc, giải quyết khiếu nại của công dân. Ngoài ra, một số cán bộ địa chính xã chuyên môn còn yếu, xử lý hồ sơ kém dẫn đến hồ sơ phải bổ sung nhiều lần đối với nhiều hồ sơ, trong khi số lượng hồ sơ tiếp nhận mỗi ngày nhiều dẫn đến số lượng hồ sơ tồn đọng chưa xử lý xong khá nhiều từ năm này qua năm khác. Đồng thời, hồ sơ cấp GCN Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện yêu cầu bổ sung nhiều loại giấy tờ không có trong quy định hiện hành và một hồ sơ yêu cầu bổ sung nhiều lần nên khó khăn cho Chi nhánh trong công tác cấp Giấy vì UBND xã, cán bộ địa chính xã không hợp tác. Đầu năm 2017, Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo rà soát giải quyết các hồ sơ tồn đọng, điều động 01 Giám đốc và 01 cán bộ của Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Quảng Ngãi về Chi nhánh huyện Đức Phổ xử lý, tìm hướng giải quyết dứt điểm các hồ sơ cấp GCN lần đầu còn tồn đọng tại Chi nhánh. Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Quảng Ngãi quy trách nhiệm kiểm điểm từng cá nhân, luân chuyển công tác các cán bộ chưa thực hiện tốt công tác được giao, gây khó khăn trong công tác cấp Giấy CNQSD đất.
- Sau khi Văn phòng đăng ký đất đai “một cấp” được thành lập và đi vào hoạt động ổn định nhưng chưa được tự chủ về tài chính, nên trong thời gian đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác thu, chi, không khuyến khích được cán bộ tăng năng suất lao động trong việc thực hiện dịch vụ công nhằm tăng thu để đảm bảo tự trang trải hoạt động.
- Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cách hành chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số nơi, chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận, một bộ phận người dân chưa nhận thức được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi được cấp GCN nên không tiến hành kê khai, đăng ký để được lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, một số hộ đã lập được hồ sơ nhưng không nộp được tiền sử dụng đất hoặc lệ phí trước bạ nhà đất nên chưa được cấp GCN.
3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC PHỔ