3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Ninh Hòa nằm vào khu vực ven biển tỉnh Khánh Hòa, có tổng diện tích tự nhiên là 1.197,77 km2, bao gồm 20 xã và 07 phường.
- Vị trí địa lý:
+ Phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa. + Phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Phú Yên.
+ Phía Nam giáp huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và T/P Nha Trang. + Phía Đông giáp Biển Đông.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 12020’ đến 12045’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 105052’ đến 109020’ kinh độ Đông.
Nơi xa nhất: Địa danh là Hòn Nhọn (thuộc xã Ninh Phước), cách trung tâm thị xã khoảng 26 km về phía Đông. Địa danh chân đèo Phượng Hoàng (thuộc xã Ninh Tây), cách trung tâm thị xã 30 km về phía Tây. Địa danh chân hòn Duệ Bà (thuộc xã Ninh Ích), cách trung tâm thị xã khoảng 17 km về phía Nam. Địa danh núi Bà Đen (thuộc xã Ninh Sơn), cách trung tâm 30 km về phía Bắc.
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính thị xã Ninh Hòa
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa) 3.1.1.2. Địa hình
Ninh Hòa nằm từ vùng chuyển tiếp giữa dẫy núi Trường Sơn đến vùng đồng bằng ven biển Nam Trung bộ nên địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, chia 3 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao: bao gồm các dãy núi cao ở phía Tây, Tây bắc, Tây nam và núi Hòn Hèo ở phía Đông, với độ cao từ 200 – 1200 m, độ dốc trên 20 độ. Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh, tầng đất mỏng, chủ yếu sử dụng vào phát triển lâm nghiệp.
- Địa hình gò, đồi dốc thoải: là vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, độ dốc từ 8 độ đến 20 độ, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ, hiện trạng đang sử dụng phát triển nông lâm kết hợp.
- Dạng địa hình đồng bằng ven biển: hình thành do quá trình bồi lắng trầm tích từ các sản phẩm của sông và biển tích tụ hình thành, địa hình thường bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu
Theo phân vùng khí hậu tỉnh Khánh Hòa, thị xã Ninh Hòa nằm trong tiểu vùng khí hậu II3 - thuộc vùng đồng bằng ven biển, mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương. Một năm chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, trong thời gian này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc, khí hậu hơi lạnh, mưa nhiều. Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
- Mùa khô: kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8 hàng năm, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm, nắng hạn gay gắt, gây khô hạn và ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.
- Nhiệt độ: theo số liệu của trạm Quan trắc Ninh Hòa và trạm Khí tượng Nha Trang cho thấy:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 26,60C. + Nhiệt độ cao nhất: 39,40C.
+ Nhiệt độ thấp nhất: 14.60C. Tổng tích ôn khoảng 9.5000C.
- Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 80%. - Lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm: 1.350 mm. + Lượng mưa cao nhất: 1.600 đến 1.800 mm. + Lượng mưa thấp nhất: 1.000 đến 1.200 mm. - Chế độ nắng, gió:
Nắng trung bình khoảng 6, 2 giờ/ngày, đạt 2.482 giờ nắng /năm.
Về mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Tây, tốc độ gió thường từ 5-10 m/s, khu vực Dục Mỹ có khi đạt tới 20 m/s. Vào mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Bắc và hướng Tây bắc.
- Bão lụt:
Khu vực Ninh Hòa chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các khu vực khác trong tỉnh, hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, mưa bão tập trung nên thường xuyên gây ngập lụt vào mùa mưa bão.
3.1.1.4. Thủy văn
- Hệ thống sông suối và nguồn nước mặt:
Ninh Hòa có hệ thống sông chính là hệ thống sông Cái, chia là 2 nhánh lớn là nhánh sông Cái ở phía Nam và nhánh sông Đá Bàn ở phía Bắc.
Sông Cái có nguồn gốc từ dãy núi Chư Hơ Mu ở độ cao 2.051 m, chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam và đổ ra đầm Nha Phu. Sông có tổng chiều dài là 49 km, với diện tích lưu vực khoảng 964 km2.
- Nước mặt và dòng chảy lũ:
Mùa lũ trong vùng thường kéo dài 3 tháng, bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Theo tài liệu quan trắc, lũ sớm thường xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 9, thời kỳ này là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa cạn sang mùa lũ của lưu vực, mặt đệm lúc này đang bị khô nên có tính háo nước lớn, khi có mưa lưu vực bị mất nhiều nước do thấm nên lũ ở thời kỳ này thường nhỏ, có dạng đỉnh nhọn.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
+ Tài nguyên đất
Thị xã Ninh Hòa có 8 nhóm đất và 18 loại đất. Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng: diện tích là 74.651 ha, chiếm 72,28% tổng diện tích. Nhóm đất phù sa có diện tích khá lớn: diện tích là 7.281 ha, chiếm 7,05% tổng diện tích tự nhiên. Các nhóm đất còn lại có diện tích ít. Tổng hợp diện tích các loại đất thị xã Ninh Hòa theo bảng sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích các loại đất thị xã Ninh Hòa
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích
(ha) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển C 684 0,66 Đất cát biển C 684 0,66 II Nhóm đất mặn M 1.882 1,82 (1) (2) (3) (4) (5) Đất mặn sú vẹt đước Mm 282 0,27 Đất mặn nhiều Mn 194 0,19 Đất mặn ít và trung bình M 1.406 1, 36
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
III Nhóm đất phù sa P 7.281 7,05
Đất phù sa được bồi chua Pb 50 0,05 Đất phù sa không được bồi chua Pc 2.002 1,94 Đất phù sa gley Pg 3.128 3,03 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 1.101 1,07 Đất phù sa ngòi suối Py 1.000 0,97
IV Nhóm đất xám và bạc màu X; B 7.963 7,71
Đất xám trên macma acid Xa 5.963 5,77 Đất xám trên đá cát Xq 2.000 1,94
V Nhóm đất đỏ vàng F 74.651 72,28
Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 10.980 10, 63 Đất vàng đỏ trên đá macma acid Fa 55.124 53,37 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 556 0,54 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.043 4,88 Fl 2.948 2,85
VI H 8.868 8,59
Ha 8.868 8,59
VII Đất vàng đỏ biến đổi do trồng lúa nước D 926 0,90
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi D 926 0,90
VIII Đất mùn vàng đỏ trên đá macma acid E 1.023 0,99
Đất xói mòn trơ sỏi đá E 1.023 0,99
Tổng cộng 103.278 100
Nguồn: Điều tra đánh giá đất đai Ninh Hoà, năm 2006-2010, Viện QH & TK
- Đất khác (Sông suối, đất phi nông nghiệp, v.v… không phân loại): 16.499 ha. - Tổng diện tích tự nhiên toàn thị xã: 119.777 ha.
+ Các tài nguyên khác
- Tài nguyên rừng:
Theo thống kê năm 2010, toàn thị xã còn 47.960,58 ha rừng. Trong đó: rừng sản xuất là 25.761,25 ha, rừng phòng hộ là 22.199,33 ha. Đây là nguồn tài nguyên quý giá: vừa cung cấp các loại gỗ quý, vừa là nguồn giữ thủy cung cấp nước tưới và đảm bảo hệ sinh thái môi trường nhằm phát triển kinh tế bền vững.
- Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã, đang và sẽ tập trung khai thác là các loại đá Granit phục vụ xây dựng, đất sét cung cấp nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất gạch ngói, nguồn nước khoáng tự nhiên có thể khai thác để sản xuất đóng chai.
- Tài nguyên biển và ven biển:
Ninh Hòa có chiều dài bờ biển trên 30 km, có đầm Nha Phu, nhiều cửa sông và diện tích bãi bồi ven sông ven biển lớn, thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Sự xâm nhập triều mặn từ biển Đông vào nội địa Khánh Hòa cũng như trên địa bàn thị xã Ninh Hòa ở các cửa sông không lớn, có thể khai thác nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn hình thành nên những vùng rừng ngập mặn có ý nghĩa quan trọng trong cân bằng sinh thái vùng ven biển.