Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức trên địa bàn thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 30 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) tăng hàng năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp.

Giá trị sản xuất công nghiệp –tiểu thủ công nghiệp năm 2015 là 4.320,4 tỷ đồng, tăng 17.44%/năm (so với giá so sánh 2010). Trong những năm qua kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng khá cao, các cơ sở công nghiệp được đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho tiêu dùng, xuất khẩu và đóng góp đáng kể nguồn thu cho ngân sách thị xã . Một số dự án có vốn đầu tư lớn đã được triển khai trên địa bàn.

Ngoài các cơ sở sản xuất nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài, trên địa bàn thị xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ với tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ đạt 1.060 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 8.16%. Các loại hình du lịch trên địa bàn được mở rộng, nhiều cơ sở phát triển với quy mô lớn và hoạt động có hiệu quả ; doanh thu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 32,30 tỷ đồng, tăng 8,38 % so với cùng kỳ.

Sản xuất nông nghiệp phát triển không ổn định. Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 là 1502 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng đạt 24.977 ha, giảm 13.07 % so với cùng kỳ năm trước. Diện tích gieo trồng giảm do diện tích vụ Hè thu bị thu hẹp khi hạn hán kéo dài, không đủ nguồn nước cung cấp cho các cánh đồng. Diện tích mía tăng nhanh, tính đến năm 2015 có 12.110 ha, sản lượng bình quân 520.730 tấn/năm. Tình hình chăn nuôi đã phục hồi sau các đợt dịch. Tổng đàn trâu có 728 con, đàn bò 25.000 con, đàn lợn 32.949 con, gia cầm có 1.049.222 con. Đánh bắt hải sản 6 tháng đầu năm trên 6.814 tấn; trong nuôi trồng thủy sản do môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh kéo dài nên diện tích thả nuôi hàng năm giảm, hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Về lĩnh vực lâm nghiệp: Từ năm 2010 đến năm 2015 diện tích rừng được mở rộng hàng năm, trong đó chủ yếu là rừng sản xuất. Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, đã ngăn chặn kịp thời các vụ chặt phá rừng và không để xảy ra cháy lớn.

3.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thời kỳ 2010 - 2015 cơ cấu kinh tế các ngành có sự chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 58,5% năm 2010 lên 63,5% năm 2015; khu vực dịch vụ từ 15,8% năm 2010 lên 19,4% năm 2015; trong khi đó, nông nghiệp giảm từ mức 25,7% năm 2010 xuống 17,2% năm 2015.

Kinh tế khu vực phi nông nghiệp phát triển theo hướng tăng dần và kinh tế khu vực nông nghiệp giảm dần.

Bảng 3.2: Tỷ trọng cơ cấu kinh tế các ngành thị xã Ninh Hòa từ năm 2010 đến 2015

Đơn vị tính: %. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng, giảm 2010-2015 Tổng số 100 100 100 100 100 100

- Công nghiệp, xây dựng 58,46 56,68 55,90 59,31 62,07 63,46 5,00 - Dịch vụ 15,81 18,03 20,26 19,83 19,22 19,36 3,55 - Nông, lâm nghiệp, Thủy sản 25,73 25,29 23,84 20,86 18,71 17,18 -8,55

Chia theo nông nghiệp và phi NN

- Nông nghiệp 25,73 25,29 23,84 20,86 18,71 17,18 -8,55 - Phi nông nghiệp 74,27 74,71 76,16 79,14 81,29 82,82 8,55

- Ngành công nghiệp và xây dựng phát triển qua hàng năm ở tất cả các lĩnh vực và ở tất cả các thành phần kinh tế. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn năm 2015 đạt 1.290 tỷ đồng, trong đó: trung ương quản lý 613 tỷ đồng (chiếm 47,52%), địa phương quản lý 595 tỷ đồng (chiếm 46,12%), đầu tư trực tiếp nước ngoài 82 tỷ đồng (chiếm 6,36%). Nhiều công trình xây dựng lớn được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả cao.

- Nông-lâm nghiệp và thuỷ sản được đầu tư kỹ thuật, giống mới, phương tiện đánh bắt cá hiện đại: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Hiện nay, toàn bộ thị xã đã có trên 1.000 trang trại, khai thác có hiệu quả các loại đất xấu và không có điều kiện thuỷ lợi. Tổng đàn gia súc, gia cầm bị ảnh hưởng của dịch bệnh nên giảm hoặc tăng chậm, trong đó: đàn bò bình quân tăng 7,9% so với năm 2005, đàn lợn giảm 20,3% so với năm 2010 (do dịch bệnh), đàn dê tăng 25,3% so với năm 2010, đàn gia cầm tăng chậm 0,8% so với năm 2010 (do dịch bệnh). Từ năm 2010 đến 2015, tổng diện tích trồng rừng tập trung đạt 1.620 ha, chủ yếu là rừng sản xuất. Thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn và hạn chế các vụ phá rừng và không để xẩy ra vụ cháy rừng lớn. Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 đạt 14.045 tấn, trong đó: sản lượng thủy sản khai thác năm 2015 là 10.325 tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2015 là 3.720 tấn, diện tích nuôi trồng thuỷ sản ven biển tăng, đặc biệt là các loài nhuyễn thể.

- Thương mại-dịch vụ-du lịch phát triển mạnh, hàng năm số cơ sở kinh doanh tăng nhanh. Bao gồm nhiều thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân- công ty cổ phần và kinh tế cá thể.

Theo niên giám thống kê năm 2015 thị xã Ninh Hòa cho thấy: năm 2015, trên địa bàn thị xã hiện có 9.176 cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ, tăng 716 cơ sở so với năm 2010.

Dự báo trong tương lai, khu vực kinh tế Vân Phong phát triển cùng với đô thị Ninh Hòa mở rộng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt về dịch vụ, du lịch.

Tổng hợp các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn nhà

hàng trên địa bàn thị xã Ninh Hòa

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số 8.460 8.550 8.942 8.977 9.050 9.176

1/ Phân theo TP kinh tế

- Khu vực kinh tế trong nước 8.460 8.550 8.942 8.977 9.050 9.176 + Tư nhân, Cty cổ phần, Cty

TNHH 106

120

148 152 154 156

+ Cá thể 8.354 8.430 8.794 8.825 8.896 9020

2/ Phân theo ngành thương mại

- Thương mại 5.939 6.100 6.334 6.348 6.355 6.362

- Du lịch 11 11 11 11 11 11

- Khách sạn, nhà hàng 2.510 2.439 2.597 2.618 2.684 2.803

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa, năm 2015 3.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế Nông - Lâm -Thủy sản * Sản xuất nông nghiệp

Theo niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa, từ năm 2010 đến năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mạnh. Năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 255,4 triệu đồng (giá hiện hành), năm 2015 đạt 1.330,769 triệu đồng, tăng 1075,369 triệu đồng so với năm 2010.

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp thị xã Ninh Hòa

TT Chỉ tiêu ĐVT

Chỉ tiêu phát triển sản xuất qua các năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá hiện hành) Tỷ đồng 255,4 322,1 741,8 805,7 985,8 1.330,769 - Trồng trọt Tỷ đồng 184,425 227,2 528,4 539,7 750,5 1.034,9 - Chăn nuôi Tỷ đồng 61,765 74,2 170,0 215,2 200,5 254,8 - Dịch vụ Tỷ đồng 9,210 20,7 43,4 50,8 34,7 41,1

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa, năm 2015.

* Sản xuất lâm nghiệp

-Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2015 đạt 33.959 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 6.821 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó : trồng và khoanh nuôi rừng đạt 1.939 triệu đồng, khai thác gỗ và lâm sản đạt 31.165 triệu đồng.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn qua các năm (giá hiện hành)

Năm Tổng số Phân theo ngành (triệu đồng)

Trồng và khoanh nuôi rừng Khai thác gỗ và lâm sản 2010 27.138 5.008 22.130 2011 27.273 4.798 22.475 2012 25.520 5.120 20.400 2013 22.340 4.640 17.700 2014 27.595 4.805 22.790 2015 33.959 1.939 31.165

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Ninh Hòa, năm 2015.

* Sản xuất thủy sản

- Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn:

Từ năm 2010 đến 2015, giá trị sản xuất thủy sản luôn tăng nhanh. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2015 là 515.706 triệu đồng (giá hiện hành), tăng 224.919 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó: nuôi trồng thủy sản đạt 285.725 triệu đồng (chiếm 60,9%), khai thác thủy sản đạt 181.915 triệu đồng (chiếm 29,1%), giá trị dịch vụ thủy sản đạt 48.066 triệu đồng (chiếm 10,3%).

b. Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp * Kinh tế công nghiệp

Khu vực kinh tế công nghiệp trên địa bàn thị xã luôn tăng nhanh giá trị sản xuất. Sản xuất công nghiệp hoạt động trên địa bàn thị xã ngày càng hiệu quả hơn, thể hiện việc tăng cả về giá trị sản xuất và cả về số cơ sở sản xuất.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp qua các năm theo bảng sau:

Bảng 3.6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp qua các năm

ĐVT: cơ sở

Hạng mục Số cơ sở qua một số năm

2005 2010 2015

1/Công nghiệp khai thác 121 48 68

- Khai thác than cứng, than non, than bùn - 1 2 - Khai thác đá và các loại mỏ khác 121 47 66

2/Công nghiệp chế biến 1.228 1.227 1.327

- Sản xuất thực phẩm và đồ uống 539 487 562 - Sản xuất thuốc lá, thuốc lào 2 4 - - Sản xuất sản phẩm dệt 2 1 36 - Sản xuất trang phục, thuộc, nhuộm da 288 142 226 - Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da 10 9 8 - Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 62 199 187 - Xuất bản, in và sao bản in 3 3 1 - Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại 135 185 128 - Sản xuất sản phẩm từ kim loại 146 124 182 - Sản xuất MMTB chưa phân vào đâu 2 5 3 - Sản xuất s /c xe có động cơ, rơ moóc 3 1 1 - Sản xuất phương tiện vận tải khác 3 11 12 - Sản xuất giường, tủ, bàn ghế 32 56 80 - Khai thác, lọc và phân phối nước - 1 2

- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn từ năm 2005 đến năm 2015 liên tục tăng nhanh: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 là 614.912 triệu đồng (theo giá hiện hành), năm 2010 là 2.094.145 triệu đồng, năm 2015 là 6.305.160 triệu đồng. Như vậy: tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 tăng gấp 10,3 lần so với năm 2005 và tăng gấp 3,0 lần so với năm 2010. Trong đó, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp giữa các thành phần kinh tế giữa các khu vực có sự thay đổi rất khác, giá trị công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm chủ yếu:

+ Khu vực Nhà nước: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 khu vực Nhà nước là 100.910 triệu đồng (giá hiện hành), chiếm 1,6% tổng giá trị sản xuất.

+ Khu vực tập thể: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 khu vực tập thể là 349.700 triệu đồng (giá hiện hành), chiếm 5,6% tổng giá trị sản xuất.

+ Khu vực cá thể: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 khu vực cá thể là 132.350 triệu đồng (giá hiện hành), chiếm 2,1% tổng giá trị sản xuất.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 là 5.418.550 triệu đồng (giá hiện hành), chiếm 85,9% tổng giá trị sản xuất.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tập trung vào 02 ngành là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến, trong đó công nghiệp chế biến chiếm chủ yếu:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp khai thác năm 2015 là 26,14 tỷ đồng, chiếm 0,4% tổng giá trị sản xuất của ngành.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến năm 2015 là 6.279 tỷ đồng, chiếm 99,6% tổng giá trị sản xuất của ngành.

- Đến năm 2014 và 2015 không còn các sản phẩm công nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, chỉ còn các sản phẩm công nghiệp thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

- Các sản phẩm công nghiệp khu vực ngoài Nhà nước năm 2015 so với năm 2005 tăng ở một số sản phẩm như: Muối hạt tăng 5,6 lần, nước mắm tăng 11%, đường kết tinh tăng 43,6 lần, gạch các loại tăng 2,8%, xi măng tăng 135%.

* Kinh tế tiểu thủ công nghiệp

Kinh tế tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã phát triển chủ yếu một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan xuất khẩu. Nhìn chung, kinh tế tiểu thủ công nghiệp phát triển vẫn còn chậm.

c. Khu vực kinh tế du lịch - dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu

- Tổng số doanh thu du lịch trên địa bàn thị xã từ năm 2010 đến năm 2015 liên tục tăng: năm 2005 là 2.705 triệu đồng, năm 2010 là 11.220 triệu đồng và năm 2015 là 18.120 triệu đồng. Tiềm năng du lịch trên địa bàn thị xã Ninh Hòa còn rất lớn, nhưng việc khai thác những lợi thế về du lịch của thị xã vẫn chưa cao.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thương mại trên địa bàn thị xã tăng nhanh từ năm 2005 đến 2015: năm 2005 là 280.123 triệu đồng, năm 2010 là 440.080 triệu đồng, năm 2015 là 959.380 triệu đồng. Cơ cấu tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2010 thị xã Ninh Hòa như sau:

+ Thương mại chiếm khoảng: 90%.

+ Khách sạn nhà hàng chiếm khoảng: 8%. + Du lịch chiếm khoảng: 2%.

3.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm

a. Dân số

- Theo số liệu niên giám thống kê Thị xã Ninh Hòa, tính đến 31/12/2015 toàn thị xã có 55.927 hộ với 237.810 người, trong đó dân số thành thị là 75.387 người, dân số nông thôn là 162.423 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,11%.

b. Lao động, việc làm

Theo niên giám thống kê Thị xã Ninh Hòa, tính đến 31/12/2015 toàn thị xã có 150.556 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 142.034 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Hiện trạng giao thông thị xã Ninh Hòa có 3 hệ thống giao thông chính là: đường sắt, đường bộ và đường thủy. Hệ thống giao thông phong phú và đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã giao lưu và trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế toàn diện.

Thị xã Ninh Hòa nằm gần trung tâm tỉnh Khánh Hòa, nối hệ thống quốc lộ 1A với khu vực Tây Nguyên, vì vậy hệ thống giao thông đường bộ phát triển mạnh và thường xuyên được nâng cấp cải tạo và mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình giao đất và cho thuê đất đối với các tổ chức trên địa bàn thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)