3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.6. Những tồn tại
a) Về phía nhà nước
- Về chính sách pháp luật
Các văn bản quy phạm pháp luật còn một số bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả việc thực hiện các thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất.
Một số dự án không thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất, chủ đầu tư phải tự thỏa thuận để nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến tình trạng nhiều hộ không đồng ý với mức thoả thuận hoặc không chuyển nhượng, dẫn đến không thực hiện được dự án. Mặt khác do có cơ chế tự thoả thuận, nên các dự án thực hiện thỏa thuận thường có mức cao hơn các dự án thực hiện thu hồi đất gây nhiều khó khăn trong công tác GPMB nhất là đối với các dự án thực hiện thu hồi đất theo quy định.
ý chuyển mục đích sử dụng đất. Chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý đối với tình trạng quy hoạch “treo”,vv…
- Đối với công tác quy hoạch sử dụng đất
Chưa có sự thống nhất giữa quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, việc giao đất cho thuê đất để thực hiện các dự án phải “chạy theo” quy hoạch xây dựng.
Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhìn chung còn có hạn chế. Mặt khác, vì khó khăn về kinh phí mà việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của cấp huyện, xã không kịp thời dẫn đến việc thường xuyên phải bổ sung kế hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác giao đất, cho thuê đất.
- Đối với việc lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư
Các cơ quan nhà nước và các địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá năng lực của nhà đầu tư nên đã có một số chủ đầu tư năng lực tài chính còn hạn chế hoặc không có khả năng huy động vốn, hoặc chỉ đăng ký đầu tư với mục đích giữ đất. Việc xem xét nhu cầu sử dụng đất và tính khả của các dự án khi trình chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư còn coi nhẹ, dẫn đến một số dự án sau khi được chấp thuận đầu tư không triển khai thực hiện, triển khai chậm hoặc tình trạng thuê đất để giữ chỗ.
- Đối với công tác quản lý đất sau khi giao và cho thuê
Có thể nói việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất đai sau khi giao và cho thuê dù đã được được quan tâm nhưng chưa đáp ứng hết nhu cầu công việc. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về đất đai trên địa bàn thực hiện chưa được nhiều, chủ yếu là do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, cấp huyện chưa tổ chức được các cuộc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, doanh nghiệp. Việc xử lý các vi phạm quy định về đất đai còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. UBND cấp huyện, cấp xã chưa kịp thời ngăn chặn các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của các đơn vị trên địa bàn, có những trường hợp vi phạm xử lý chưa kiên quyết.
b) Về phía các tổ chức sử dụng đất
- Nhiều tổ chức đưa đất vào sử dụng còn chậm;
- Một số tổ chức sử dụng đất sai mục đích, không sử dụng đất, cho thuê, quản lý đất lỏng lẻo để bị lấn, bị chiếm.