Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 30 - 36)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam

1.2.2.1. Mô hình chuyển giao ruộng đất cho hộ nông dân (giai đoạn 1954 - 1957)

Mô hình phát triển nông thôn nổi bật giai đoạn này là giao ruộng đất về tay người nông dân, với mục tiêu người cày có ruộng. Nhà nước thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và triển khai công tác khuyến nông. Nhờ vậy kinh tế hộ nông dân phát triển, hàng triệu người dân hăng hái sản xuất, nông nghiệp sau 3 năm khôi phục kinh tế đã đạt được mức tăng trưởng khá cao. Có thể xem đây là thời kỳ “hoàng kim của nông nghiệp nông thôn Việt Nam kể từ sau năm 1939” [28].

1.2.2.2. Mô hình phát triển nông thôn mới cấp xã (chương trình 185)

Chương trình phát triển nông thôn mới đã triển khai tại 14 xã điểm sau đó đã tăng lên thành 18 xã vào năm 2004, trong thời gian đó các tỉnh cũng lựa chọn 200 xã đưa vào xây dựng mô hình nông thôn mới bằng nguồn ngân sách tỉnh.

Kết quả chủ yếu đã đạt được: (1) Các xã xây dựng mô hình nông thôn mới đã thực hiện việc quy hoạch chuyển đổi nhiều diện tích đất không hiệu quả kinh tế vào sản xuất các loại cây trồng phù hợp bằng biện pháp đưa giống mới năng suất cao vào thay thế các cây trồng không phù hợp. (2) Phát triển cơ sở hạ tầng với 45km đường liên xã, liên thôn và đường nội bộ thôn xóm đã được xây dựng và nâng cấp, tổng giá trị xây lắp đường giao thông nông thôn đã đạt được là 14.500 triệu đồng; hơn 47km kênh mương trị giá 1.500 tỷ đồng, nạo vét tu sữa nhiều tuyến kênh mương cũ. Cải tạo hàng trăm nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia, đào hàng trăm hố xử lý chất thải;

làm thí điểm hầm bioogas cho hàng chục hộ và sẽ nhân rộng mô hình này trong các năm tới [8].

Tồn tại của chương trình: (1) Phần lớn các xã đã quá chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ bản mà chưa quan tâm đúng mức đến sản xuất. (2) Quy hoạch phát triển các xã điểm chưa thực sự phù hợp do quá chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn. (3) Tâm lý ỉ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước còn phổ biến, chỉ khoảng một số xã tự huy động được sự đóng góp của người dân từ 47 - 55% tổng vốn đầu tư, các xã còn lại có mức huy động chỉ đạt 10%. (4) Bộ máy tổ chức chỉ đạo không được hình thành thống nhất, không phân định rõ trách nhiệm, việc phối hợp tổ chức thực hiện mô hình của các cấp, các ngành từ Trung Ương đến cơ sở chưa tập trung đồng bộ. (5) Việc thực hiện chương trình vẫn chủ yếu xuất phát từ mong muốn của cấp trên đưa xuống, sự tham gia của người dân từ khâu đề xuất những công trình thiết yếu cho đời sống, sản xuất,... đến việc quản lý điều hành còn rất yếu [10].

1.2.2.3. Mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới cấp thôn/bản

Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp thôn/bản theo phương châm dựa vào nội lực của cộng đồng nông thôn. Đề án được triển khai tại 15 thôn/bản thuộc 15 tỉnh trong cả nước với sự nhất trí lựa chọn từ tỉnh đến huyện, xã, trong đó năm 2007 triển khai ở 10 thôn và năm 2008 triển khai tiếp ở 5 thôn còn lại [1].

Kết quả của mô hình: (1) Bước đầu đã làm cho bộ mặt nông thôn được thay đổi, đặc biệt là giao thông nông thôn, các cơ sở văn hóa chung và vệ sinh làng xóm tốt hơn, nhân dân phấn khởi. (2) Cán bộ và nhân dân đã thay đổi nhận thức quan niệm về xây dựng nông thôn mới. (3) Người dân được tự bầu nên Ban phát triển cộng đồng, được tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp bàn về các phương án phát triển thôn/bản, tính dân chủ được phát huy tốt hơn [14].

Những hạn chế của mô hình: (1) Nhận thức của lãnh đạo ở các địa phương cho rằng đây vẫn là sự “rót vốn chứ không phải là xây dựng mô hình thí điểm về PTNT trên cơ sở phát huy tính tự lập của cộng đồng. (2) Chọn xã thí điểm chưa mang tính đại diện cho vùng, cho điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. (3) Vai trò của người dân chưa thực sự được coi trọng. (4) Đề án thường hướng vào các chương trình xây dựng cơ bản về giao thông nông thôn, văn hóa, y tế và xã hội mà hiếm có chương trình phát triển kinh tế. (5) Việc tổ chức lựa chọn các hoạt động phần lớn hướng vào các hoạt động dễ giải ngân là chính nên hạn chế đến hiệu quả. (6) Cơ chế hoạt động khá phức tạp, chưa lồng ghép được các chương trình PTNT. (7) Cơ quan tư vấn tỏ ra lúng túng và chưa kết hợp tốt với địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động tại mô hình [15].

1.2.2.4. Mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2009 - 2011

Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới với 11 xã ở 11 tỉnh, thành phố tiêu biểu cho các vùng khác nhau của cả nước được Ban chỉ đạo lựa chọn để xây dựng mô hình thực tế về nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH và làm cơ sở tổng kết, xác định rõ nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới để nhân rộng sau này. Quan điểm thực hiện chương trình được xác định: (1). Phát huy quyền làm chủ của nhân dân; (2) Dựa vào nội lục của cộng động là chính với sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền các cấp; (3) Phối hợp, kế thừa, phát huy kết quả của các chương trình, dự án đã và đang thực hiện; (4) Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của các hệ thống chính trị, cả hệ thống chính trị phải chung tay xây dựng nông thôn mới và (5) Trong triển khai xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới được phép thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù do các cơ quan có thẩm quyền ban hành [20].

Những kết quả đạt được

Mô hình nông thôn mới đã hình thành trên thực tế tại các xã thí điểm của Trung Ương và địa phương. Hiện nay các mô hình này đang là điểm sáng thu hút sự quan tâm của các địa phương đến thăm quan, học hỏi và cũng là căn cứ để Ban Chỉ đạo Trung Ương rút kinh nghiệm chỉ đạo cả nước. Sau 3 năm có bốn xã Thụy Hương, Tam Phước, Tân Thông Hội, Mỹ Long Nam đạt 18/19 tiêu chí, bốn xã Tân Thịnh, Gia Phố, Tân Hội, Tân Lập đạt 16/19 tiêu chí; Hải Đường đạt 13/19 tiêu chí, Định Hòa đạt 11/19 tiêu chí, Thanh Chăn đạt 8/19 tiêu chí; các tiêu chí còn lại đều đạt 60-80% so với yêu cầu; các xã phấn đấu năm 2012 sẽ hoàn thành đủ 19 tiêu chí [20].

Đã khẳng định được chủ trương lấy xã làm thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới là đúng đắn và phù hợp với yêu cầu và điều kiện nước ta hiện nay và đáp ứng được nguyện vọng của dân cư nông thôn, đúng với quan điểm, đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng thời kỳ 2011-2020.

Xác định được những cơ chế, chính sách cần đổi mới, trong đó quan trọng nhất là cơ chế, chính sách tài chính, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản các cơ sở hạ tầng phù hợp với địa phương, nhất là chính quyền cấp xã trong xây dựng nông thôn mới. Đó là cơ chế tài chính theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư và nhân dân đóng góp với tỷ lệ hợp lý. Nhận thức của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở về nông nghiệp, nông thôn và nông dân được nâng cao so với trước.

Một số kết quả chủ yếu sau ba năm triển khai thí điểm: Công tác quy hoạch đến hết năm 2011 có 11 xã hoàn thành quy hoạch chung, 10/11 xã hoàn thành các quy hoạch chi tiết. Cơ sở hạ tầng với 8/11 xã cơ bản hoàn thành tiêu chí nông thôn mới. Về phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đã hình thành nên các

vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo thêm những ngành nghề mới, sản phẩm mới hết sức phong phú, đa dạng, như xã Thụy Hương (Hà Nội), Tân Thông Hội (TP Hồ Chí Minh) thu hút được nhiều doanh nghiệp liên kết với nông dân trồng hoa, rau sạch, vùng lúa cao sản, nuôi bò sữa; Mỹ Long Nam (Trà Vinh) phát triển tiềm năng nuôi trồng thủy sản: tôm, nghêu; Tân Thịnh (Bắc Giang) liên kết với Tổng công ty thuốc lá để trồng, chế biến, tiêu thụ thuốc lá xuất khẩu, liên kết với Trường đại học Nông nghiệp I để trồng cà chua năng suất cao; Hải Đường (Nam Định) vận động, hỗ trợ nhân dân cải tạo vườn tạp, trồng cây có giá trị kinh tế cao và liên kết với Tổng công ty may lập Xí nghiệp may ở xã tạo việc làm cho hơn 300 lao động.... Sản xuất phát triển, thu nhập của người dân ở 11 xã điểm năm 2011 tăng bình quân 62,6% so với năm 2008 (cao nhất ở xã Mỹ Long Nam gấp hai lần, thấp nhất ở xã Thanh Chăn, tăng 30%). Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh xã giảm hộ nghèo thấp nhất cũng được 6-7%, cao nhất giảm được 14% [20].

Nguyên nhân thành công

Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới của Trung ương là đúng đắn, kịp thời, được các ngành, các cấp nhất trí cao và đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là nông thôn. Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới Trung ương đã chuẩn bị khá đầy đủ các tài liệu tư liệu hướng dẫn các địa phương triển khai công tác thí điểm trên địa bàn. Công tác chỉ đạo triển khai thí điểm tại 11 xã của Trung ương được sự tham gia nhiệt tình của các ngành, các cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã.

Các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, nhất là các xã điểm đã quán triệt và triển khai nghiêm túc chủ trương chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới, tập trung sự chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện đề án thí điểm mô hình nông thôn mới đạt được một số kết quả bước đầu.

Đã làm tốt công tác tuyên truyền tạo chuyển biến về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các xã điểm thấy rõ xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, phải làm lâu dài. Để xây dựng nông thôn mới, trước hết phải tổ chức tốt sản xuất, phải huy động cao các nguồn lực của nhân dân địa phương, phải dựa vào sức mình là chính. Từ đó, thống nhất quyết tâm cao tập trung xây dựng và triển khai thực hiện đề án.

Bước đầu huy động các nguồn lực của địa phương và đóng góp của nhân dân, kết hợp lồng ghép bố trí kinh phí từ các chương trình mục tiêu đầu tư cho các xã điểm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn.

Những hạn chế, bất cập

Mục tiêu của Chương trình đề ra chưa rõ ràng. Nếu mục tiêu chỉ để thí điểm thì rất ít ý nghĩa nhưng nếu để nhân rộng ra tất cả các xã cả nước thì cả 19 tiêu chí đề ra

lại không có giá trị thực tế. Lý do là khi đó so sánh xã nông thôn mới với các xã vùng nông thôn nói chung cũng không còn. Còn các mục tiêu đề ra đến năm 2015 và 2020 là quá cao nên không có tính khả thi. Điều này thể hiện qua kết quả 2 năm thí điểm của Trung ương cũng như các địa phương.

Những kết quả đạt được tại các xã thí điểm của Trung ương cũng như của các tỉnh, thành còn thấp so với mục tiêu và yêu cầu của Chương trình cũng như đầu tư của Nhà nước. Thực tế, trong 11 xã thí điểm của Trung ương sau 2 năm không có xã nào đạt cả 19 tiêu chí của Trung ương. Số xã đạt trên 10 tiêu chí cũng chỉ có 7, trong đó có 3 xã đạt 14 tiêu chí. Số còn lại 4 xã đạt dưới từ 10 tiêu chí trở xuống, trong đó có xã Thanh Chăn (Điện Biên) đạt 7 tiêu chí [20].

Bất cập về nguồn vốn đầu tư: Chương trình xây dựng nông thôn mới cần nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước và các doanh nghiệp, nhân dân có hạn nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm, một số nội dung không có kinh phí riêng như phát triển sản xuất. Tổng hợp 11 xã điểm của Trung ương, tổng số vốn đến tháng 12-2010 lũy kế là 940,1 tỉ đồng, bình quân 1 xã là 85,4 tỉ đồng. Các công trình xây dựng nông thôn mới các xã điểm phần lớn nhờ nguồn lực của Trung ương hỗ trợ (40%), ngân sách địa phương và của dân cư không đáng kể (12,4%) vốn doanh nghiệp còn quá ít (8,9%). Những xã thuần nông vốn của dân cư rất thấp (Tân Hội, Lâm Đồng 1,22%; Tân Lập, Bình Phước 2,5%; Hải Đường, Nam Định 4,50%) [20].

Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã nặng về phát triển cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đến phát triển sản xuất tăng thu nhập, văn hóa và môi trường. Các địa phương còn lúng túng trong việc tìm kiếm nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Tình trạng chung là còn ỷ lại, trông chờ vào vốn ngân sách hỗ trợ từ Nhà nước.

Công tác đào tạo nghề cho nông dân nhìn chung chưa gắn với các dự án, chương trình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Trong dạy nghề cho nông dân, xã nông thôn mới chưa có được bộ giáo trình chuẩn phù hợp với thời gian đào tạo.

Nhận thức của các ngành các cấp về Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đúng, chưa đầy đủ. Một số bộ, ngành chưa có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao, chưa bố trí đủ cán bộ có năng lực phụ trách các xã điểm. Lãnh đạo một số địa phương chưa chủ động triển khai công việc tại các xã điểm, có tư tưởng chờ đợi Trung ương. Trong chỉ đạo chưa quan tâm đầy đủ đến việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chưa lồng ghép các chương trình, dự án hiện có để tăng năng lực cho các xã thí điểm. Hiệu quả của một số mô hình xã điểm còn chưa cao, chưa đồng bộ và chưa bền vững.

1.2.2.5. Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014

Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh tế - văn hoá trên cả nước xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Đồng thời, nhằm thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết 26-NQ/TW đề ra, Chính phủ đã có Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 800/QĐ- TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010-2020. Với mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn NTM đến năm 2015 là 20% và đến năm 2020 là 50%.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai trên địa bàn cấp xã trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị cơ sở, có những yêu cầu riêng đối với từng vùng sinh thái, vùng kinh tế - xã hội khác nhau.

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, mức đạt các tiêu chí NTM tăng lên rõ rệt. Theo Báo cáo số 03/BC – BCDDTWW – VPĐP ngày 20/01/2015 của Ban Chỉ Đạo Trung ương về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới kết quả đạt được về xây dựng NTM trên phạm vi cả nước:

Ước tính đến hết năm 2014 có 785 xã đạt chuẩn (8,8%). 1.285 xã ( 14,5%) đạt từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)