Xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện Quy hoạch và cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 82 - 87)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện Quy hoạch và cơ sở

tầng trong xây dựng nông thôn mới tại 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình

Qua quá trình nghiên cứu, đã xác định được 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến việc thực xây dựng nông thôn mới tại 02 xã nghiên cứu.

3.3.3.1. Trình độ dân trí và thu nhập của người dân

Trình độ dân trí của người dân ảnh hưởng lớn đến nhận thức của họ về chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân có trình độ chuyên môn Đại học trên đại học và văn hóa tốt nghiệp THPT và THCS có nhận thức đúng hơn so với các đối tượng có trình dân dân trí thấp hơn chưa tốt nghiệp THCS.Xét vào trình độ dân trí tại thời điểm

bắt đầu xây dựng NTM năm 2011 lần lượt ở xã Xuân Cảnh là (44,6% trình độ tốt nghiệp THPT trở lên và 54,4% tốt nghiệp THCS trở xuống) và xã Xuân Bình là (28,607% trình độ tốt nghiệp THPT trở lên và 71,393% tốt nghiệp THCS trở xuống). Như vậy ta có thể thấy trình độ dân trí ảnh hưởng khá lớn đến vai trò và nhận thức của người dân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Bên cạnh trình độ dân trí thu nhập của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đóng góp của họ vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới đặc biệt là các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của xã Xuân Cảnh là 11,2 triệu đồng/năm và xã Xuân Bình là 7 triệu đồng/năm. Với mức thu nhập trung bình khá cũng là điều kiện thuận lợi trong việc huy động nguồn lực tài chính cho công tác xây dựng nông thôn mới ở các xã.

3.3.3.2. Chính sách của Đảng và nhà nước

Từ Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trưng ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và các văn hướng dẫn cấp Bộ, ngành. Những văn bản này khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta thực hiện cuộc cách mạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và những văn bản này cũng là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động xây dựng nông thôn mới của cả hệ thống chính trị của toàn xã hội.

Từ những chủ trương của Đảng Nhà nước, hướng dẫn của Bộ ngành liên quanTỉnh đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Phú Yên về Phát động phong trào thi đua Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” và Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh về ban hành kế hoạch Tổ chức phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 – 2020. Đặc biệt là về hạ tầng đầu tư xây dựng cơ bản Tỉnh đã ban hành Nghị quyết 76/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013 của HĐND tỉnh Phú Yên về quy định mức hỗ trợ vốn trực tiếp từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các nội dung Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Nghị quyết 75/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013 của HĐND tỉnh Phú Yên về Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015 và một số quyết định hướng dẫn thi hành các Nghị Quyết trên.

Qua các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước khi được áp dụng và thực tế địa phương 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình giai đoạn 2011 – 2015 thì trong giai đoạn này ngoài thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn có một số chương trình khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn….Ngoài ra, nguồn lực đầu tư được ưu tiên phân bổ đối với một số xã điểm, xã 135, xã nghèo bãi ngang ven biển, xã có vùng đặc biệt khó khăn…Vì vậy, định mức, chỉ tiêu, và tỷ lệ phân bổ vốn đều được ghi rõ trong các văn bản chính sách khi thực hiện đặc biệt trong Nghị Quyết 76 và Nghị Quyết 75 HĐND tỉnh Phú Yên.

Xét vào điều kiện xuất phát điểm và thực hiện một số chính sách như trên xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình có những cách thức ứng dụng khác nhau đối với từng chính sách. Trong giai đoạn 2011 – 2015, xã Xuân Cảnh đã lồng ghép rất nhiều chương trình vào chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ngoài ra xã còn là điểm và là xã bãi ngang ven biển nên đươc ưu đãi đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn. Theo Báo cáo số 145/BC – UBND xã Xuân Cảnh về tổng kết 05 năm xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Cảnh thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 136,353 tỷ đồng chiếm trên 90% nguồn vồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Trong khi đó, xã Xuân Bình là một xã đồng bằng thuần nông nên một số chính sách ưu đãi trong việc thực hiện đầu tư hầu rất ít và khiêm tốn.

Có thể nói các chính sách của Nhà nước có tác động rất lớn đến việc thực hiện đầu tư hạ tầng cơ sở ở các xã. Ngoài việc áp dụng linh hoạt các chính sách của Nhà nước ở các xã, về phía cơ quan Nhà nước phải có những chính sách thực tiễn, phù hợp với từng địa phương cần thiết phải có sự thay đổi hoặc có cơ chế áp dụng linh hoạt đối với từng vùng, miền về tiêu chuẩn đánh giá.

3.3.3.3. Sự tham gia của các doanh nghiệp tổ chức bên ngoài

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới. Điều này thể hiện rất rõ qua việc doanh nghiệp trực tiếp tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, xây dựng thương hiệu hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, cải thiện đời sống của người nông dân.

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp lớn đã gia tăng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của sản xuất; xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn, có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ

sang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và đô thị. Thêm vào đó, doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật kinh tế- xã hội phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, sự tham gia của các doanh nghiệp các tổ chức bên ngoài các tác động rất lớn đến việc xây dựng nông thôn mới trên các xã tại thị xã Sông Cầu nói chung và 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình nói riêng.

Trên cơ sở tầm quan trọng của sự tham gia của các doanh nghiệp tổ chức bên ngoài, tình hình các doanh nghiệp làng nghề và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình được thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12. Tình hình các doanh nghiệp, làng nghề và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn xã

Xuân Cảnh và xã Xuân Bình

STT Nội dung Đơn vị

tính

xã Xuân Cảnh xã Xuân Bình

Số lượng Tỷ lệ

(%) Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Doanh nghiệp & hộ kinh doanh cá thể 312 100 152 100 1.1 - Công nghiệp, TTCN DN 4 1,28 1 0,66 1.2 - Thương mại, dịch vụ, du lịch DN 8 2,56 1 0,66 1.3 - Hộ kinh doanh cá thể Hộ 300 96,15 150 98,68 2 Làng nghề làng 1 100 1 100 2.1 - Công nhận làng nghề truyền thống làng 1 100 1 100 3 Thu nhập bình quân/lao động Tr.đồng /tháng Trung bình từ 3-5 triệu đồng/tháng Trung bình từ 3– 3,5 triệu/đồng tháng Nguồn: [29]

Số liệu tại bảng 3.12 cho thấy,trên địa bàn xã Xuân Cảnh có tổng số 312 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, Xã Xuân Bình chỉ có khoảng 152 doanh nghiệp và hộ

địa bàn xã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho dân lao động trong vùng với mức thu nhập từ 3 triệu đồng/tháng – 5 triệu đồng/tháng cao hơn nhiều so với thu nhập từ việc làm nông nghiệp tại địa phương

Có thể nói hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức bên ngoài ở khu vực nông thôn không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang cơ cấu kinh tế đa dạng hơn, tạo ra việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn, giúp người nông dân tăng thu nhập và vận động các doanh nghiệp cùng với người dân xây dựng nông thôn mới ngày còn tốt hơn. Vậy làm thế nào để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp cùng với bà con nông dân làm giàu trên chính mảnh đất nông nghiệp của họ. Đó là một bài toán khó và cần có thời gian dài để thực hiện, hiện nay chính quyền địa phương cũng đang tạo ra cơ chế hết sức thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư vào nông thôn và các khu công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các xã.

3.3.3.4. Năng lực trình độ của cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương và sự tham gia phối hợp của các tổ chức đoàn thể

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công chức ảnh hưởng đến nhận thức đúng và đầy đủ hơn về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nếu trình độ công chức không đạt yêu cầu thì sẽ là một thách thức và trở ngại lớn trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới tại địa phương. Vì vậy, trong quá trình thực hiện phải luôn đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và nâng cao đội ngũ cán bộ đạt chuẩn để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả hơn tốt hơn. Đặc biệt, cần có cơ chế thu hút trí thức trẻ tốt nghiệp các trường đại học chính quy về công tác tại địa phương nhằm đẩy mạnh hơn việc thực hiện nông thôn mới tại địa phương.

Ngoài ra, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể là một những yếu tố không nhỏ để thực hiện thành công công cuộc xây dựng nông thôn mới bằng việc cùng với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới như tham gia vào công tác xây dựng quy hoạch nông thôn, giám sát cộng đồng quá trình thực hiện theo đúng quy hoạch được duyệt, tham gia vận đồng bà con nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc công trình và bằng tiền để xây dựng các cơ sở đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển nông thôn, tham gia các chương trình phát triển kinh tế nông thôn thông qua đoàn hội, các tổ để phổ biến các chương trình tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật mô hình tổ chức hội nghị tham quan, hội thảo hướng dẫn cách làm ăn mới để nâng cao thu nhập người dân. Ngoài ra, còn tham gia các phong trào xây dựng đời sống văn hóa và các hoạt động bảo vệ môi trường nông thôn xanh sạch đẹp. Vì vậy, vai trò của sự tham gia các tổ chức đoàn thể là không hề nhỏ nó góp phần cùng nhân dân và chính quyền thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

mới một cách có hiệu quả với mục tiêu xem dân làm gốc xây dựng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)