Tăng cường công tác tuyên truyền vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 91 - 94)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.2. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động

- Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được thị xã Sông Cầu tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về nội dung như phát huy tốt hệ thống pano áp phích; công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác nông thôn mới. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chưa có các lớp đào tạo chuyên đề cho đội ngũ cán bộ cơ sở làm công tác nông thôn mới; Nội dung nông thôn mới chưa được lồng ghép nhiều vào chương trình họp của các tổ chức chính trị và đoàn thể. Vì vậy, cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; tổ chức sinh hoạt lồng ghép và xây dựng hệ thống bản tin nội bộ, bảng tin nông thôn mới sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của người dân.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận đồng hội viên, đoàn viên có nhận thức đầy đủ về Chương trình xây dựng nông thôn mới và tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở.

- Tổ chức các phong trào thi đua, nhận các nội dung, phần việc cụ thể của địa phương và tổ chức triển khai thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới về nội dung, tiêu chí phụ trách.

- Chủ động tham gia mở các lớp bồi dưỡng, dạy nghề cho nông dân, xây dựng các mô hình kinh tế của tổ chức Hội góp phần phát triển kinh tế địa phương.

- Tạo cầu nối, kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư về với nông thôn, nông dân. Tạo sự gắn kết có hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động, cộng đồng dân cư ở địa phương.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở

Thời gian qua Thị xã Sông Cầu đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ xây dựng nông thôn mới từ cấp xã đến cấp thôn. Tuy nhiên với thời gian đào tạo ngắn nội dung đào tạo nhiều cho nên kết quả đạt được mới chỉ tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở. Vì vậy cần thiết:

+ Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên đề liên quan đến các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

+ Tài liệu cho đội ngũ cán bộ cơ sở đặc biệt là cấp thôn, bản cần được biên soạn riêng, đơn giản và cụ thể hơn. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến nội dung làm gì? cách làm như thế nào ? và ai là người thực hiện ? Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở các kỹ năng làm việc cần thiết, có hiệu quả như kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng điều hành, kỹ năng tuyên truyền, vận động; kỹ năng viết báo cáo,....Phương thức đào tạo các địa phương có thể áp dụng phương án: Mở các lớp tập huấn, đào tạo chuyên đề theo cụm xã cho các cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới; Xây dựng đội ngũ chuyên gia cơ sở thông qua mở các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ nòng cốt các xã ở từng thôn. Triển khai kế hoạch để đội ngũ này tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ cơ sở, người dân và tham gia chỉ đạo thực tiễn.

- Sinh hoạt lồng ghép

Hiện nay, người dân tham gia thƣờng xuyên, đầy đủ vào nhiều tổ chức của đảng, đoàn thể, hội và trong các buổi sinh hoạt của thôn, xóm,... Cần linh hoạt lồng ghép nội dung tìm hiểu về Chương trình xây dựng nông thôn mới vào trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, trong các buổi họp của các tổ chức Hội, đoàn thể và tổ chức chính trị ở cơ sở.

tìm ra nhiều cách làm hay, có hiệu quả với thực tế địa phương. Nội dung sinh hoạt lồng ghép các địa phương có thể áp dụng phương án: (1) Phổ biến các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới và bàn bạc, thống nhất cách làm, cách tham gia từng nội dung của địa phương. (2) Thảo luận chuyên đề về một nội dung cụ thể của Chương trình và thống nhất nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện của địa phương.

- Xây dựng hệ thống bảng tin nội bộ, bảng tin nông thôn mới

Ngoài hệ thống truyền thanh, các buổi sinh hoạt,... cần thiết xây dựng hệ thống bảng tin nội bộ và dành không gian riêng hoặc bảng tin nông thôn mới để cập nhật các nội dung của Chương trình nông thôn mới, bản đồ quy hoạch, kết quả của địa phương, các điển hình tiên tiến, nội dung công việc và kế hoạch thực hiện trong thời gian tới,... Các địa phương nên thực hiện phương án: (1) Xây dựng bản tin nông thôn mới phát thanh 1 lần/tuần trên hệ thống truyền thanh của xã; Xây dựng hệ thống biểu ngữ tuyên truyền, cổ động ở các trục đường chính. (2) Xây dựng mỗi xã, mỗi thôn một bảng tin nông thôn mới để tuyên truyền, công khai và nêu gương điển hình. Mỗi cổng thôn một khẩu hiệu hành động xây dựng nông thôn mới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)