Đánh giá thực trạng thực hiện và sự tham gia của người dân về tiêuchí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 68 - 82)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Đánh giá thực trạng thực hiện và sự tham gia của người dân về tiêuchí

hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng tại 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình

3.3.3.1. Tiêu chí quy hoạch

a) Thực trạng và kết quả thực hiện công tác quy hoạch

Quy hoạch xây dựng NTM giúp các xã chủ động quản lý xây dựng, quản lý đất đai đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đề ra cũng như định hướng phát triển NTM mới tại địa phương.

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện các tiêu chi Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

TIÊU CHÍ

Xã Xuân Cảnh Xã Xuân Bình Chuẩn theo tiêu chí Năm 2010 Năm 2015 Năm 2010 Năm 2015 QUY HOẠCH - + - + + QH sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SXNN hàng hóa, công nghiệp, TTCN, DV

X + X + +

QH phát triển kinh tế, xã hội môi

trường theo tiêu chuẩn mới X + X + +

QH phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp

X + X + +

Ghi chú: +: đạt; -: chưa đạt; x: không có

Nguồn: [29]

Thực trạng công tác quy hoạch của 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình, thị xã Sông Cầu thể hiện qua bảng 3.5 cho thấy, năm 2010 quy hoạch 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình chủ yếu là quy hoạch sử dụng đất theo Thông tư 19/2009/TT - BTNMT và một số quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Những quy hoạch hiện chưa có đảm bảo tổng thể, thiếu đồng bộ và không còn phù hợp với yêu cầu, nên cần phải được điều chỉnh, bổ sung.

Công tác xây dựng quy hoạch nông thôn của 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình triển khai thực hiện với nguồn kinh phí hỗ trợ công tác quy hoạch, phê duyệt đề án quy hoạch, đào tạo và tuyên truyền, cắm mốc thực địa từ nguồn vốn sự nghiệp nông thôn mới (vốn phân bổ từ Trung ương) thì mức hổ trợ lũy kế tính trung bình giai đoạn 2011

– 2015 là 244 triệu đồng/xã [30]. Như vậy cho thấy, nguồn kinh phí dùng để phục vụ thực hiện công tác xây dựng quy hoạch nông thôn mới còn rất hạn chế.

Lựa chọn đơn vị tư vấn: Dựa trên các văn bản hướng dẫn của Trương ương và hướng dẫn số 729/HD – SNNPTNT – SXD ngày 18/8/2011 của Tỉnh Phú Yên. UBND xã Xuân Cảnh và Xuân Bình căn cứ theo hướng dẫn để thực hiện việc quy hoạch nông thôn mới. Thực tế 100% các xã lựa chọn hình thức chỉ định thầu trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn. Với cách làm này có những thuận lợi: Thủ tục đơn giản, thời gian lựa chọn nhà thầu ngắn, có thể lựa chọn ngay đơn vị có uy tín, tin cậy,... Tuy nhiên, vì nguồn vốn để thực còn rất hạn chế nên phải lựa chọn hình thức chỉ định thầu chứ không đấu thầu các đơn vị tư vấn nên khi triển khai thực hiện có một số hạn chế ảnh hưởng đến kết quả lựa chọn như: Tính cạnh tranh trong đấu thầu không cao, ý tưởng mới và tính sáng tạo về phát triển nông nghiệp, nông thôn ít được phát huy, tạo cơ hội cho tiêu cực trong việc lựa chọn đơn vị tư vấn, tính chủ quan và duy ý chí của đội ngũ cán bộ cơ sở tăng...

Trong quá trình đánh giá quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 của xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình kết quả cho thấy rằng, quá trình thực hiện quy hoạch nông thôn mới không kế thừa quy hoạch sử dụng đất theo Thông tư 19/2009/TT - BTNMT và một số quy hoạch điểm dân cư nông mà xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình đã thực hiện trước đây mà chủ yếu là xây dựng dựa trên hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và môi trường sau đó xác định tiềm năng phát triển kinh tế xã hội và phân bổ các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định để thực hiện xây dựng quy hoạch. Với cách làm quy hoạch này thì quy hoạch còn nặng về không gian và hạ tầng, dân cư mà chưa được đầu tư chú trọng nhiều về quy hoạch sản xuất, nên chưa làm nổi bật được thế mạnh của xã, chưa khai thác hết tiềm năng của từng địa phương và không rõ ràng trong định hướng phát triển.

Kết quả sau 02 năm thực hiện tiêu chí Quy hoạch thì đến năm 2012, xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình đã được phê duyệt đồ án Quy hoạch nông thôn mới và hoàn thành tiêu chí Quy hoạch thể hiện qua hình 3.5, 3.6.

Hình 3.5. Bản đồ Quy hoạch NTM

xã Xuân Cảnh

Hình 3.6. Bản đồ Quy hoạch NTM

xã Xuân Bình

Nguồn: [29] b) Sự tham gia của người dân trong công tác xây dựng đề án, quy hoạch nông thôn mới tại 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình

Bảng 3.6. Sự tham gia của người dân trong xây dựng đề án, quy hoạch nông thôn mới

ở Xuân Cảnh và Xuân Bình trên Thị xã Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên

STT Nội dung

Số hộ điều

tra

Tham gia họp Tham gia

Quan tâm Góp ý kiến

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Xã Xuân Cảnh 299 123 41,14 32 26,02 1.1 QH sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SXNN hàng hóa, công nghiệp, TTCN, DV

STT Nội dung

Số hộ điều

tra

Tham gia họp Tham gia

Quan tâm Góp ý kiến

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1.2

QH Phát triển kinh tế, xã hội môi trường theo tiêu chuẩn mới 299 123 41,14 10 8,13 1.3 Các nội dung khác 299 123 41,14 7 5,69 2 Xã Xuân Bình 331 135 40,79 37 27,4 2.1 QH sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SXNN hàng hóa, công nghiệp, TTCN, DV

331 135 40,79 17 12,59

2.2

QH Phát triển kinh tế, xã hội môi trường theo tiêu chuẩn mới

331 135 40,79 12 8,89

2.3 Các nội dung khác 331 135 40,79 8 5,93

Qua số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, tỷ lệ người tham gia các cuộc họp để tham dự công tác xây dựng đề án quy hoạch nông thôn mới xã Xuân Cảnh đạt 41,14%, xã Xuân Bình đạt 40,79%. Tuy nhiên, mức độ tham gia đóng góp ý kiến lại rất thấp chỉ có 32 ý kiến đóng góp chiếm 26,02% đối với xã Xuân Cảnh. Còn đối với quy hoạch nông thôn của xã Xuân Bình có 37 ý kiến đóng góp chiếm tỷ lệ 27,4%. Trong đó, bà con chủ yếu đóng góp về Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, thương mại công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao hơn các ý kiến của về nội dung khác lần lược ở Xuân Cảnh là 15 ý kiến và Xuân Bình là 17 ý kiến.

Qua đó cho thấy, bà con chú trọng hơn về quy hoạch sử dụng đất để đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn phát triển hàng hóa và thương mại dịch vụ để tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập hơn, trong nhiều ý kiến bà con cũng rất mơ hồ vì không rõ lấy nguồn kinh phí, nguồn lực ở đâu để thực hiện xây dựng hạ tầng theo quy hoạch nông

Ngoài ra, qua tìm hiểu công tác công bố, công khai quy hoạch tại 02 xã, các nội dung liên quan chưa được đa số người dân địa phương biết và tham gia thực hiện góp ý đặc biệt là một số quy hoạch về phát triển sản xuất, định hướng phát triển kinh tế địa phương. Mức độ tham gia đóng góp ý kiến của người dân còn rất khiêm tốn trong công tác xây dựng đề án và quy hoạch nông thôn mới. Tác giả đã tiến hành trao đổi với lãnh đạo 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình, kết quả thể hiện ở hộp 1.

Hộp 1: Phỏng vấn ý kiến cán bộ xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình

Qua trao đổi ý kiến với ông Lê Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Cảnh, thị xã Sông Cầu. Ông cho biết “ Quy hoạch nông thôn mới của xã đa phần là các bảng đồ định hướng không gian quy hoạch, các quy hoạch còn mang tính chung chung nên bà con ít ý kiến”

Qua trao đổi ý kiến với ông Trương Ngọc Lâm, Chủ tịch UBND xã Xuân Bình, thị xã Sông Cầu. Ông cho biết “ Do trình độ nhận thức bà con còn hạn chế, một số quy hoạch lại mang tính chuyên ngành, các quy hoạch đều chung chung nên đa phần bà con đều ít ý kiến góp ý”

Qua tham vấn ý kiến của cán bộ lãnh đạo xã Xuân Cảnh và Xuân Bình cho thấy hầu hết là: Do nhận thức và trình độ của người dân còn hạn chế và đây là nội dung khó, nặng về kỹ thuật cho nên khó khăn trong việc tham gia của người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch tại 02 xã còn một số hạn chế:

- Chưa khách quan trong lựa chọn đơn vị tư vấn, nguồn lực dành cho việc thực hiện công tác quy hoạch còn thấp.

- Nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở về sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch chưa đầy đủ.

- Sự tham gia của người dân trong công tác này chưa cao, chưa phát huy được tính cộng đồng trong xây dựng quy hoạch.

- Chất lượng quy hoạch còn thấp Quy hoạch còn nặng về không gian và hạ tầng, dân cư mà chưa được đầu tư nhiều về quy hoạch sản xuất nên chưa làm nổi bật được thế mạnh của xã, chưa khai thác hết tiềm năng của từng địa phương và không rõ ràng trong định hướng phát triển.

3.4.2.2. Hạ tầng kinh tế xã hội

- Tiêu chí Giao thông:

Hình 3.7. Kết quả thực hiện tiêu chí giao thông

Nguồn: [29]

Số liệu ở hình 3.7 cho thấy tính đến năm 2015 tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn bộ Giao thông vận tải ở xã Xuân Cảnh là 100%, tăng 23,21% so với năm 2010. Tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt chuẩn là 100%, tăng 54,27% so với năm 2010. Tỷ lệ km đường ngõ sạch đẹp và không lầy lội vào mùa mưa là 92%, tăng 92% so với năm 2010 và tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 80%, tăng 80% so với năm 2010. Xã Xuân Cảnh đạt được tiêu chí giao thông.

Đối với xã Xuân Bình tính đến năm 2015, tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn bộ Giao thông vận tải là 80,58%, tăng 45,45% so với năm 2010. Tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt chuẩn là 69,3%, tăng 42,63% so với năm 2010. Tỷ lệ km đường ngõ sạch đẹp và không lầy lội vào mùa mưa là 46,9%, tăng 46,9% so với năm 2010 và tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 25%, tăng 25% so với năm 2010. Mặc dù có sự cố gắng lớn, nhưng tiêu chí giao thông của xã Xuân Bình đến thời điểm hiện nay vẫn chưa đạt.

Tiêu chí giao thông được xem là một trong những tiêu chí rất khó trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới vì cần rất nhiều nguồn lực để thực hiện. Qua kết quả trên cho thấy, xã Xuân Cảnh đã đạt tiêu chí giao thông và xã Xuân Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống giao thông được 02 xã ưu tiên thực hiện trong thời gian qua bởi lẽ:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là điều kiện để phát triển sản xuất. - Các dự án này dễ triển khai hơn so với các dự án phát triển sản xuất.

- Thuận lợi trong công tác huy động vốn chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và đặc biệt là có chế chính sách hợp lý với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm mà cụ thể ở đây là Nghị Quyết 75 Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên về đề án bê tông hóa giao thông nông thôn trên địa bàn Tỉnh đã phát huy sức mạnh của toàn xã hội để thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Quá trình thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn ở xã Xuân Cảnh nhanh hơn ở xã Xuân Bình qua nghiên cứu tôi nhận thấy rằng, Xã Xuân Cảnh đã tận dụng được tối đa nguồn lực trong dân bằng cách tuyên truyền vận động, thay đổi quan niệm và nâng cao ý thức của người dân trong việc hiến đất, kinh phí, tự nguyện giải phóng vật kiến trúc công trình để làm giao thông….Ngoài ra, trong quá trình thực hiện xã Xuân Cảnh đã huy động vốn, vận dụng tốt, lồng ghép các cơ chế chính sách ưu đãi về xã điểm nông thôn mới và xã nghèo bãi ngang ven biển được thể hiện trong Nghị Quyết 75 HĐND tỉnh Phú Yên để thực hiện tiêu chí giao thông ( tiêu chí số 02).

- Tiêu chí Thủy lợi:

Bảng 3.7. Kết quả thực hiện tiêu chí thủy lợi của xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình

TIÊU CHÍ Xã Xuân Cảnh Xã Xuân Bình

Chuẩn theo tiêu

chí Năm 2010 Năm 2015 Năm 2010 Năm 2015

Thủy lợi - + - -

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Sản xuất và dân sinh + + - - + Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa (%) 67 100 32,6 32,6 70-75 Ghi chú: +: đạt; -: chưa đạt Nguồn: [29]

Qua số liệu ở bảng 3.7 cho thấy, tính đến năm 2015, hệ thống thủy lợi ở xã Xuân Cảnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh và tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 100% tăng 37% so với năm 2010. Trong khi đó, hệ thống thủy lợi và tỷ lệ km kênh mương của xã Xuân Bình hầu như không thay đổi gì so với hiện trạng năm 2010.

Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, đa phần hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn xã Xuân Cảnh đã được kiên cố hóa từ năm 2010 chỉ có một số vị trí cống ngăn mặn tại thôn Hòa Hội được đầu tư xây mới là đảm bảo đạt tiêu chí Thủy lợi. Tuy nhiên, xã Xuân Bình lại là một xã thuần nông nên hệ thống kênh mương nhiều vì thế để đạt được tiêu chí thủy lợi phải cần nguồn lực khá lớn. Tiêu chí thủy lợi ở xã Xuân Bình hầu như không thay đổi gì bởi nguyên nhân chính là do:

- Xã chưa có nguồn kinh phí để thực hiện.

- Xã ưu tiên cho phát triển hệ thống giao thông nông thôn trong điều kiện hạn chế nguồn lực.

- Hệ thống thủy lợi ở các xã Xuân Bình còn rãi rác và đang xen ven đầm vịnh nên rất khó để thực hiện.

- Hiện tại cơ chế để thúc đẩy phát triển hệ thống kê mương nội đồng vẫn chưa tạo động lực đột phá cho xã tập trung nguồn lực để thực hiện việc kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

- Tiêu chí Điện:

Bảng 3.8. Kết quả thực hiện tiêu chí điện của xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình

TIÊU CHÍ Xã Xuân Cảnh Xã Xuân Bình

Chuẩn theo tiêu

chí Năm 2010 Năm 2015 Năm 2010 Năm 2015

Điện + + + +

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện

+ + + + +

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn điện (%)

99 100 98 99,79 98

Ghi chú: +: đạt; -: chưa đạt

Qua bảng số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, tính đến năm 2015 kết quả thực hiện tiêu chí điện nông thôn của 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình luôn được ngành điện luôn quan tâm và tiếp tục đầu tư để nâng cao chất lượng điện nông thôn. Qua đó tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện an toàn, hiệu quả tăng lên rõ rệt, từ 98% từ năm 2010 thì đến năm 2015 lên đến 99% - 100%. Hệ thống các trạm biến áp và hệ thống truyền tải điện luôn được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương. So với bộ tiêu chí, 02 xã Xuân Cảnh và Xuân Bình đều đạt tiêu chí này.

- Tiêu chí Bưu Điện:

Bảng 3.9. Kết quả thực hiện tiêu chí Bưu Điện của xã Xuân Cảnh và xã Xuân Bình

TIÊU CHÍ Xã Xuân Cảnh Xã Xuân Bình

Chuẩn theo tiêu

chí Năm 2010 Năm 2015 Năm 2010 Năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)