Tình hình triển khai xây dựng NTM thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 55 - 64)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2. Tình hình triển khai xây dựng NTM thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

3.2.2.1. Công tác tổ chức triển khai thực hiện

Theo quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT- BNNPTNT-BKHĐT- BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

Trên cơ sở các hướng dẫn của Ban chỉ đạo nông thôn mới tỉnh Phú Yên, thị xã Sông Cầu đã Quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 ( theo QĐ số 609/QĐ – UBND). Ban chỉ đạo gồm 22 thành viên, Thường trực chỉ đạo gồm 08 thành viên) và tổ giúp việc Ban chỉ đạo NTM ( theo Quyết Định số 610/QĐ – UBND, gồm 15 thành viên). Ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc, thành lập hội đồng thẩm định và tổ giúp việc thẩm định đề án xây dựng NTM và Quy hoạch NTM, chỉ dạo thành lập ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTm cấp xã, ban Quản lý xây dựng NTM cấp xã và Ban Phát triển nông thôn; xây dựng kế hoạch số 09/KH – BCĐXDNTM triển khai giai đoạn 2010 – 2020 đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng NTM hàng năm trên địa bàn thị xã Sông Cầu. Ban chỉ đạo xây dựng NTM thực hiện duy trì việc giao ban đình kỳ nhằm nắp bắt kịp thời những khó khăn vướng mắt của các xã trong thực hiện xây dựng NTM từ đó có định hướng và cơ chế để thực hiện tốt công tác xây dựng NTM ở cơ sở.

Với sự điều hành đó nhằm huy động tối đa sự tham gia của cả hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền và các tổ chức đoàn thể vào quá trình xây dựng nông thôn mới, thị xã đã lựa chọn 3 xã làm mô hình điểm xây dựng nông thôn mới (Xã Xuân Lộc, Xã Xuân Hải theo xã điểm của Tỉnh và xã Xuân Cảnh xã điểm của thị xã Sông Cầu) và chỉ đạo huy động các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tổ chức thực hiện đối với các xã điểm để làm cơ sở rút kinh nghiệm chỉ đạo các xã thực hiện sau.

Kết quả điều tra cho thấy, đối với cấp xã kết quả cụ thể đã đạt được là: 100% các xã trên địa bàn đã ban hành Nghị quyết về NTM, thành lập ban chỉ đạo, ban quản lý, ban giám sát cộng đồng và ban phát triển các thôn, có phân công nhiệm vụ các thành viên theo dõi các lĩnh vực, hàng tháng các xã đã duy trì chế độ giao ban để tổng kết đánh giá tiến độ thực hiện. Đã tập trung thực hiện nhiệm vụ khảo sát đánh giá hiện trạng nông thôn, xây dựng, thẩm định, trình duyệt đề án và quy hoạch xã nông thôn mới theo quy định. Đến hết năm 2012 các xã đã hoàn thành và phê duyệt xong Đề án, quy hoạch nông thôn mới. Tập trung thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các nội dung xây dựng nông thôn mới.

Nhìn chung, tình hình triển khai và thực thi các chính sách thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao. Công tác điều hành, phối hợp đồng bộ, các chủ trương, chính sách được cụ thể hóa bằng Nghị quyết, hướng dẫn thực hiện của địa phương. Công tác đánh giá thực trạng, kết quả thực hiện đã bám sát vào bộ tiêu chí quốc gia và các văn bản hướng dẫn.

3.2.2.2. Công tác tuyên truyền vận động

Quyết định số 5261/QĐ – UBND). Xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua trên địa bàn thị xã Sông Cầu với chủ đề “Thị xã Sông Cầu chung sức, chung lòng xây dựng NTM”.

Ngoài ra còn phối hợp với UBMT TQVN thị xã và các xã đẩy mạnh cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Khu dân cư” trong giai đoạn mới. Đồng thời tiến hành rà soát, bổ sung lồng ghép một số tiêu chí thực hiện chương trình xây dựng NTM và nội dung vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở Khu dân cư” và hưởng ứng cuộc thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” do Thủ Tướng chính phủ phát động. Hàng năm đã tổ chức ký kết liên tịch giữa UBND thị xã với Ban thường trực TQVN Thị xã phối hợp tổ chức thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.

Đảng ủy chính quyền các xã đã tiếp tục triển khai phổ biến, tuyên truyền quần chúng nhân dân về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức như: Triển khai trong các Hội nghị dân chính, các cuộc họp của các hội, đoàn thể, các đợt sinh hoạt tại cộng đồng dân cư, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, tờ rơi , áp phích…; kết quả đã tổ chức trên 59 đợt tuyên truyền/8.467 lượng tham gia và tổ chức phát hành 19.300 tờ rơi tuyên truyền về xây dựng NTM đến từng hộ dân trên địa bàn 10 xã. Chọn 10 thôn/10 xã làm điểm về chỉnh trang nhà cửa theo quy hoạch cơ sở hạ tầng NTM.

Chương trình xây dựng nông thôn mới với vai trò chủ thể là người dân, vai trò chỉ đạo, điều hành của bộ máy quản lý cấp xã, huyện. Vì vậy, nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm, sự tham gia và kết quả của chương trình.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền luôn được quan tâm nhưng khi triển khai để nâng cao nhận thức nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, vai trò chủ thể của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới là rất lớn nhưng phần lớn người dân trình độ dân trí vẫn còn kém, đời sống còn khó khăn, tâm lý tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước còn rất nhiều. Hầu hết các biện pháp tuyên truyền chủ yếu qua các kênh truyền thống, nguồn kinh phí cho công tác truyền thông còn nhiều hạn chế nên công tác đào tạo, vận động tuyên truyền nhận thức còn chưa cao.

3.2.2.3. Công tác huy động nguồn lực xây dựng Nông thôn mới

a) Cơ chế, chính sách hỗ trợ nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Sau khi Trung ương ban hành các văn bản quy định việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, cơ bản Tỉnh Phú Yên đã kịp thời ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Trung ương để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện bao gồm có Nghị quyết của Tỉnh Ủy, Nghị Quyết của Hội

đồng nhân dân, Chỉ thị của UBND Tỉnh, Kế hoạch của UBND Tỉnh và Ban Chỉ đạo Tỉnh, các Quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo, cụ thể ở một số công tác như kế hoạch triển khai chương trình giai đoạn 2010 – 2020, hướng dẫn lập đề án và đồ án xây dựng nông thôn mới, phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền, ban hành một số cơ chế đầu tư, chính sách cụ thể như sau:

- Cơ chế của tỉnh Phú Yên ban hành như một số thiết kế mẫu, cơ chế đầu tư đặc thù đối với các công trình kênh mương nội đồng, Trường học, Nhà văn hóa và khu thể thao xã/thôn để đảm bảo chất lượng công trình trong xây dựng nông thôn mới, tạo sự chủ động cho chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư.

- Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn (tiêu chí giao thông) bằng Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND ngày 29/3/2013 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về triển khai thực hiện Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2015, với cơ chế Tỉnh hỗ trợ xi măng, chi phí ống cống, chi phí quản lý 2 triệu/km, kinh phí hỗ trợ bổ sung theo khu vực, phần còn lại ngân sách cấp huyện, xã và nhân dân đóng góp.

- Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020 được quy định tại Nghị quyết 76/2013/NQ- HĐND ngày 29/3/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Cơ chế hỗ trợ thu gom rác thải: Một số huyện đầu tư ít nhất từ 01- 02 xe chuyên dùng thu gom rác tại các xã. Đối với những vùng có điều kiện đi lại khó khăn, việc thu gom và xử lý rác được thực hiện tại hộ gia đình.

- Cơ chế thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên và thu nhập của người dân để các xã thực hiện đạt yêu cầu về tiêu chí thu nhập (tiêu chí số 10) và tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (tiêu chí số 12) trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới được thể hiện qua Nghị Quyết 167/2015/NQ – HĐND ngày 25/12/2015 của Hội Đồng nhân dân tỉnh Phú Yên.

- Cơ chế phát triển nguồn nhân lực ở cấp cơ sở: Thực hiện Nghị quyết số 153/2010/NQ-HĐND, ngày 16/7/2010 của HĐND Tỉnh về chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác ở cấp xã, kết quả đã tuyển dụng 266 trí thức trẻ bố trí công tác ở 112 xã, phường, thị trấn, trong đó có 25 trí thức trẻ được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch xã. Thực hiện Nghị quyết 113/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của HĐND Tỉnh chủ trương mỗi xã, thị trấn có 1 đến 2 kỹ sư nông nghiệp hoặc thủy sản, từ tháng 12/2014 đã thu hút 35 kỹ sư nông nghiệp/kỹ sư thủy sản làm việc tại Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Về chính sách tín dụng: Các Ngân hàng đầu tư chính sách tín dụng phục vụ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, thông qua các nguồn vốn cho vay ưu đãi cho các hộ nông dân, hộ nghèo, các thành phần phát triển kinh tế ở vùng nông thôn. Theo tình hình ở các địa phương, hoạt động tín dụng trên địa bàn chủ yếu: Cho vay phát triển sản xuất 2.917 tỷ đồng, cho vay xóa đói giảm nghèo 183,49 tỷ đồng, vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 38,8 tỷ đồng, vay sửa chữa xây dựng nhà ở người dân 42,61 tỷ đồng....(theo số liệu báo cáo của cấp huyện). Riêng kênh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Yên, triển khai chính sách tín dụng phục vụ cho Xây Dựng Nông Thôn Mới ở 20 xã với nguồn vốn 443,473 tỷ đồng, trong đó các hoạt động cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn trên 80 tỷ đồng, cho vay hộ nghèo trên 59 tỷ, cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn trên 69 tỷ, cho vay hộ cận nghèo trên 118 tỷ....và nhiều hoạt động cho vay khác để tạo điều kiện cho người dân ở các xã nông thôn mới cải thiện đời sống và bộ mặt vùng nông thôn.

Trên cơ sở các cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới của Tỉnh. Thị xã Sông Cầu đã ban hành Chương trình hành động, Nghị quyết của cấp ủy đảng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. UBND thị xã Sông Cầu đã ban hành kế hoạch cụ thể từng giai đoạn, có sự phân công cho từng thành viên ban chỉ đạo theo dõi trên địa bàn các xã từ đó đôn đốc hướng dẫn triển khai tốt nhất các cơ chế chính sách đặc thù để phát triển nông thôn mới trên địa bàn thị xã.

Qua đó chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là Chương trình xây dựng đương giao thông nông thôn theo Nghị quyết 75/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh. Qua triển khai đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tổ chức thực hiện có hiệu quả trên cơ sở giao quyền chủ động thực hiện cho nhân dân.

b) Kế hoạch và kết quả huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

Để thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới cần phải huy động nguồn vốn rất lớn của toàn xã hội bao gồm: Ngân sách Trung ương; ngân sách huyện và ngân sách xã; các chương trình lồng ghép; tham gia của các doanh nghiệp; nguồn xã hội hóa; đóng góp của cộng đồng, người dân và huy động từ các nguồn khác. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai cũng đã gắn với các cơ chế chính sách đặc thù của Trung ương, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã Sông Cầu triển khai thực hiện có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như: đã huy động lồng ghép được nhiều nguồn vốn từ các chương trình MTQG, các dự án, huy động vốn từ cộng đồng dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn; chương trình phát triển sản xuất được triển khai thực hiện có hiệu quả trên cơ sở huy động được nhiều nguồn lực...

Trong giai đoạn 2011 – 2015, tổng nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia là 976.402,6 triệu đồng gồm nhiều nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bềnh vững, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, vốn chương trình chống biến đổi khí hậu, vốn ODA từ nước ngoài, vốn tín dụng, nhân dân đóng góp.

+ Vốn lồng ghép: 375.029,60 triệu đồng + Vốn tín dụng: 198.866 triệu đồng + Vốn doanh nghiệp: 255.874 triệu đồng + Cộng đồng dân cư: 137.112 triệu đồng

Tổng vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp nông thôn mới đạt: 5.534,3 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển đạt: 1.900 triệu đồng; vốn sự nghiệp đạt: 3.634,3 triệu đồng. Tổng vốn trái phiếu chính phủ đạt: 13.034 triệu đồng, trong đó: Năm 2014: 6.412 triệu đồng, năm 2015: 6.622 triệu đồng [30].

Hình 3.3. Cơ cấu đầu tư vào các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn thị xã

Nguồn: [28]

Số liệu ở Hình 3.3 cho thấy, nguồn vốn đầu tư của các địa phương tập trung chủ yếu vào các tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội khi chiếm tới (63,43%), kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất (33,97%) trong khi đó đầu tư cho các lĩnh vực khác chỉ chiếm 2,59%. Chứng tỏ các địa phương dành nhiều nguồn lực để ưu tiên giải quyết cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuy nhiên, để xây dựng nông thôn mới thay đổi về chất và đảm bảo tính bền vững thì trong giai đoạn tới thị xã Sông Cầu cần có sự điều chỉnh trong cơ cấu đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động nông thôn để nâng cao thu nhập cũng như chất lượng sống ở vùng nông thôn hơn.

3.2.2.4. Kết quả thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Kết quả cho thấy tính đến tháng 11/2015, tổng số tiêu chí NTM đạt được 121 tiêu chí/10 xã, tăng 91 tiêu chí so với năm 2011 đạt 104% so với nghị quyết Ban Thường Vụ thị ủy, đạt 97% so với kế hoạch của UBND thị xã Sông Cầu đề ra, đến nay có 02 xã đạt 19 tiêu chí ( Xuân Cảnh, Xuân Hải), 01 xã đạt 18 tiêu chí ( Xuân Lộc), 01 xã đạt 12 tiêu chí ( Xuân Phương), 01 xã đạt 11 tiêu chí ( Xuân Thịnh), 01 xã đạt 10 tiêu chí ( Xuân Hòa), 02 xã đạt 09 tiêu chí ( Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2) và 01 xã đạt 08 tiêu chí ( Xuân Bình), 01 xã đạt 06 tiêu chí ( Xuân Lâm).

Kết quả thực hiện công tác quy hoạch

Quy hoạch được xác định là nội dung phải được triển khai trước một bước để định hướng cho xây dựng NTM. Vì vậy, trong năm đầu tiên triển khai Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của Thị xã Sông Cầu đã ưu tiên chỉ đạo quyết liệt việc lập, thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)