Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 64 - 66)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.3. Đánh giá chung

a) Những kết quả nổi bật đã đạt được khi triển khai Chương trình MTQG XDNTM giai đoạn 2011-2015

Qua 5 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã đem lại những kết quả tích cực, nhất là trong chuyển biến nhận thức về cách làm xây dựng

trình thực hiện, các hoạt động được công khai, minh bạch, giám sát kịp thời, có sự bàn bạc và thống nhất từ nhân dân. Từ đó, phong trào thi đua xây dựng NTM trên địa bàn thị xã Sông Cầu được hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sự lan tỏa rộng lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực. Cấp cơ sở và người dân nhận thấy rõ những yêu cầu, mục tiêu, việc làm cụ thể theo lộ trình, hoạt động chủ động hơn, không ỷ lại vào sự đầu tư hoàn toàn từ ngân sách nhà nước mà dựa vào khả năng, nguồn lực thực tế ở địa phương để thực hiện.

Các tiêu chí nông thôn mới đã nâng lên nhiều so với năm 2011 (tăng 121 tiêu chí/10 xã) trong đó đã có 02 xã: Xuân Hải và Xuân Cảnh hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới.

Qua kết quả huy động, lồng ghép nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu nên cơ sở hạ tầng một số vùng ở nông thôn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp. Công tác xây dựng đường giao thông nông thôn được nhân dân hưởng ứng và tổ chức triển khai có hiệu quả, đạt so với kế hoạch đề ra.

Sản xuất nông nghiệp dần phát triển theo quy hoạch, một số cây trồng, vật nuôi chủ lực đang được phát triển tập trung theo hướng quy mô, nâng cao giá trị sản phẩm. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và mầm non được thực hiện tốt. Công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày càng tăng, không có dịch lớn xảy ra.

Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh, trật tự xã hội ở nông thôn tiếp tục được giữ vững và ổn định.

b) Những tồn tại và nguyên nhân - Tồn tại

Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là làm thế nào để cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập của người dân. Nhưng trong quá trình xây dựng nông thôn mới tỷ trọng nguồn lực đầu tư cho các hoạt động để giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập lại rất thấp. Phần lớn nguồn lực tập trung nhiều vào giải quyết cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Vì vậy, chất lượng thực hiện các tiêu chí vẫn còn thiếu tính bền vững.

Việc đầu tư và khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất vẫn còn ít chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Việc hình thành và phát

nhưng chưa thực sự rõ nét. Giá trị sản xuất chưa cao, diện tích sản xuất còn phân tán nhỏ lẻ, tính hợp tác và liên kết chưa cao.

Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các tiêu chí theo kế hoạch đề ra lớn, nhưng vốn từ chương trình MTQG nông thôn mới trung ương, tỉnh phân bổ cho thị xã thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương, trong khi nguồn lực của thị xã còn hạn chế do đó không đủ kinh phí để đầu tư để tổ chức triển khai thực hiện nhất là các tiêu chí cần nhiều nguồn lực đầu tư như cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất văn hóa, Y tế….

Công tác tuyên tuyền vận động mặt dù đã được quan tâm triển khai thực hiện nhưng nhận thức của nhân dân về Chương trình xây dựng NTM nhiều mặt còn hạn chế, chưa thể hiện rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng Nông thôn mới, một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước. Công tác quản lý, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và tham mưu việc thực hiện Chương trình MTQG XDNTM ở xã cấp còn hạn chế, tính chuyên nghiệp của đội ngũ thực hiện chương trình chưa cao.

- Nguyên nhân

Nguồn lực cho xây dựng NTM còn hạn chế: Vốn ngân sách nhà nước (kể cả vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác) còn quá thấp so với yêu cầu, vốn huy động trong dân rất khó khăn, vốn huy động từ các doanh nghiệp không nhiều.

Một số chính sách cơ chế ban hành của tỉnh thiếu linh hoạt, chưa tính đến điều kiện thực tế từng vùng miền, mức huy động nhân dân đóng góp quy định so với khả năng của người dân nhất là các xã miền núi, đồng bằng không có nguồn thu, không đảm bảo được nguồn huy động dân và ngân sách cấp xã để thực hiện các nội dung chương trình theo cơ chế đã quy định tại Nghị quyết 76/2013/NQ-HĐND.

Một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư vào nông thôn phát triển tiền năng ở Tỉnh và thị xã Sông Cầu chưa tạo sự hấp dẫn nhà nhà đầu tư để tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)