Thực trạng hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh thực phẩm trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ và kinh doanh sản phẩm thịt trên địa bàn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 52)

1. 6 Vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở giết mổ và chế biến thực phẩm

3.1.1.Thực trạng hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Bình

tỉnh Quảng Ngãi

Bình Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Trà Bồng; phía nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 466,77km2. Dân số: 180.045 người. Mật độ dân số: 386 người/km2. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 24 xã và 1 thị trấn. Nhu cầu sử dụng thực phấm tươi sống ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đang là một yêu cầu cấp thiết nhằm vừa đảm bảo VSATTP bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trên địa bàn huyện Bình Sơn, các cơ sở giết mổ phân tán nhỏ lẻ trong các khu dân cư hoặc nằm sát chợ, hoạt động theo truyền thống gia đình. Trên địa bàn toàn huyện có 64 cơ sở giết mổ lợn và 3 cơ sở giết mổ trâu bò, cung ứng sản phẩm thịt cho 21 chợ trải đều trên 25 xã, thị trấn của huyện. Kết quả đánh giá thực trạng giết mổ được thể hiện qua bảng 3.1, qua đó cho thấy các cơ sở giết mổ được thành lập cách đây từ 15-25 năm, công suất giết mổ từ 22 – 25 con/ngày. Khu giết mổ do người dân tự xây dựng không có hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Phần lớn các điểm giết mổ không có sự phân chia rõ khu sạch và khu bẩn..

Bảng 3.1. Thực trạng các cơ sở giết mổ thịt lợn trên địa bàn huyện Bình Sơn

Phân loại cơ sở Tên cơ sở Năm thành lập Địa chỉ Số con giết mổ/ngày Nguồn nước sử dụng Kiểm soát giết mổ Nhóm I

Dương Văn Hồng 1990 TTr. Châu Ổ 25 Nước máy Có

Trần Thị Phương 1992 Bình Trị 24 Nước máy Có

Nhóm II Nguyễn Thị Thêm 1995 Bình Nguyên 22 Nước giếng khơi Có

Nguyễn Thị Tuyết 1999 Bình Thuận 22 Nước

giếng khơi Có

các chủ hộ giết mổ do cán bộ thú y và quản lý của chính quyền địa phương nhưng do các cơ sở này xây dựng trước năm 2000 và chỉ là giải pháp tình thế của giai đoạn trước nên nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu hiện nay.

Các cơ sở giết mổ được chọn để điều tra nghiên cứu là các cơ sở có quy mô lớn so với các cơ sở khác trên điạ bàn huyện, thị trường tiêu thụ rộng

04 cơ sở này được chia làm hai nhóm (mỗi nhóm 02 cơ sở); tất cả 4 cơ sở này đều chấp hành và thực hiện kiểm soát giết mổ

Nguồn nước là yếu tố quan trọng trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt. Nước sử dụng trong giết mổ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vệ sinh của thịt. Qua điều tra thì các cơ sở sử dụng nước máy thì được bơm và sử dụng trực tiếp còn các cơ sở sử dụng nước giếng khơi không qua xử lý, được bơm trực tiếp lên bể chứa hoặc phi chứa không có nắp đậy, không được vệ sinh thau rửa thường xuyên, không có vòi dẫn nước ra. Công nhân giết mổ dùng xô, chậu múc thẳng vào bể để lấy nước, thậm chí rửa cả dao và tay vào bể nên càng làm cho nguồn nước sử dụng ô nhiễm thêm và gây nguy cơ ô nhiễm chéo vào thân thịt. Bên cạnh đó nước giếng khơi chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ về chủng loại và lượng vi sinh vật có trong đó, nên có thể lây nhiễm nhiều vi sinh vật nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Xử lý nước thải, chất thải trong quá trình giết mổ động vật đang thực sự là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vì đây không chỉ là nguồn gây ô nhiễm môi trường mà còn lan truyền mầm bệnh, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm sản phẩm động vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh thực phẩm trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ và kinh doanh sản phẩm thịt trên địa bàn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 52)