3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Tăng trưởng kinh tế (tính theo VA-GDP giá SS 1994)
Với chức năng là trung tâm tỉnh lỵ - là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, trong những năm qua tiềm lực kinh tế của thành phố không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng liên tục đạt mức khá cao, luôn dẫn đầu toàn tỉnh.
Trong những năm qua, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và tình hình thiên tai bão lụt đã tác động mạnh đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, kinh tế thành phố vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, trung bình đạt 10,6%/năm, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 11,39%/năm; khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng cao hơn, đạt 13,38%/năm. Do quá trình ĐTH phát triển mạnh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên nông nghiệp có xu hướng giảm.
Bảng 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế
(Tính theo giá trị gia tăng (VA-GDP)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1. Tổng VA (GDP)
(Tỷ đồng- giá SS 1994) 4973 5637 6379 7047 7678 8219 8753 - Công nghiệp - XD 1601 1748 1878,4 2046 2323 2561 2831 - Nông, lâm, ngư nghiệp 557 563 576 484 461 345 302 - Dịch vụ 2815 3326 3924,4 4517 4894 5313 5620
2. Tăng trưởng (%) - 13,35 13,16 10,48 8,95 7,05 6,50
- Công nghiệp - XD - 9,18 7,46 8,92 13,54 10,25 7,97 - Nông, lâm, ngư nghiệp - 1,08 2,31 -15,97 -4,75 -25,16 -12,46 - Dịch vụ - 18,15 17,99 15,10 8,35 8,56 7,01 3. Tổng VA (GDP) (giá HH- Tỷ đ) 8408 9116 10414 14116 17556 19698 26259 3. GDP/người: (giá HH-Tr.đ) 23,5 25,2 28,4 36,7 45,1 49,9 65,8 - Tính theo USD 1232 1573 1780 1972 2050 2380 3184
* Cơ cấu kinh tế (tính theo GDP- giá hiện hành)
Bảng 3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
(Tính theo GDP - giá hiện hành)
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1. Tổng VA (GDP)
(Tỷ đồng) 8408 9116 10414 14116 17556 19698 26259
- Công nghiệp – XD 2337 2561 2931 4058 5161 6284 8403 - Nông, lâm, ngư nghiệp 1329 1249 1128 1290 1440 1182 1111 - Dịch vụ 4742 5305 6355 8768 10955 12232 16745
2. Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp – XD 27,70 28,10 28,15 28,65 29,40 31,90 32,00 - Nông, lâm, ngư nghiệp 15,80 13,65 10,83 9,14 8,20 6,00 4,23 - Dịch vụ 56,40 59,25 61,02 62,11 62,40 62,10 63,77
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tp Nha Trang đến năm 2020
Thực hiện định hướng đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực, do đó cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 27,7%, dịch vụ 56,4%, nông nghiệp 15,8%. Đến năm 2015, dịch vụ chiếm 62,1%, công nghiệp 31,9%, nông nghiệp 6,0%. [16]
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Thương mại - Dịch vụ - Du lịch là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển đô thị và mang lại vị thế đặc biệt cho thành phố Nha Trang. Cơ sở hạ tầng du lịch - thương mại - dịch vụ được tập trung đầu tư xây dựng và không ngừng phát triển. Đặc biệt các hoạt động du lịch, văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó Nha Trang thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Nha Trang đang vươn lên trở thành trung tâm du lịch biển mang tầm quốc gia, quốc tế. Trên địa bàn thành phố đã có 17.744 cơ sở kinh doanh cá thể, 1.594 doanh nghiệp tư nhân và
5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay thành phố có 01 trung tâm thương mại, 03 siêu thị, 24 chợ (trong đó có 01 chợ đầu mối thủy sản Nam Trung Bộ).
Thương mại. Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ trong các năm qua có sự phát triển vượt bậc cả về loại hình và quy mô hoạt động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2010 đạt 9.350 tỷ đồng, tăng 20,54% so năm 2009. Tổng số hộ có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn có 20.389 hộ với số vốn 854,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động.
Xuất khẩu. Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố đạt 424 triệu USD. Đến nay các doanh nghiệp đã xuất khẩu hàng hóa đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với khoảng 50 loại sản phẩm. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, may mặc, thủ công mỹ nghệ và các nguyên liệu thô, trong đó thủy sản là mặt hàng đóng góp giá trị xuất khẩu lớn, năm 2015 đạt 180 triệu USD, chiếm 42,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm dần đáp ứng được tiêu chuẩn các nước tiên tiến.
Mạng lưới chợ: Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 03 chợ loại I, 02 chợ loại II, 18 chợ loại III và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Nha Trang Center, Fahasa, Maximark. Mặc dù hiện nay nhiều loại hình mua bán hiện đại, tiện ích ra đời như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng nhưng chợ truyền thống vẫn là nơi thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, mua sắm.
Du lịch. Toàn thành phố hiện có hơn 455 khách sạn, với tổng số gần 10.000 phòng, trong đó, khách sạn từ 2 sao trở lên chiếm 16% (có 4 khu du lịch 5 sao, 2 khách sạn 4 sao, 12 khách sạn, khu du lịch 3 sao, 55 khách sạn 02 sao). Đã tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa, lễ hội và quảng bá các hoạt động du lịch nên thu hút ngày càng đông khách du lịch đến Nha Trang, đặc biệt trong các dịp lễ 30/4, 1/5, 2/9 và các kỳ Festival, tổ chức sự kiện quốc tế. Năm 2015 có gần 1,7 triệu lượt khách đến Nha Trang, trong đó khách quốc tế là 327.000 lượt. Công suất buồng phòng của các khách sạn, resort đạt trên 60%. Nhiều cơ sở lưu trú như Vinpearl Land, Yasaka-Saigon - Nha Trang, Ana Mandara…có nguồn khách ổn định, công suất buồng, phòng luôn ở mức cao. Tổng doanh thu du lịch năm 2015 đạt 1.695 tỷ đồng, tăng 8,62% so năm 2014. Ngành du lịch thu hút khoảng gần 9.000 lao động trực tiếp. Các di sản thiên nhiên, văn hóa, nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định, bước đầu khai thác có hiệu quả.
* Khu vực kinh tế công nghiệp
Đến nay trên địa bàn thành phố có 1.694 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhà nước là 12 cơ sở, tập thể 06 cơ sở, tư nhân hỗn hợp
400 cơ sở, cá thể 1.269 cơ sở. Đặc biệt, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có 9 cơ sở và có khả năng phát triển mở rộng trong các năm tới.
Cơ cấu công nghiệp chủ yếu là các ngành thực phẩm, thuốc lá, dệt may, trang phục, giày da, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, mộc gia dụng... Công nghiệp đang có xu hướng chuyển mạnh sang sản xuất xuất khẩu các sản phẩm từ may, thêu, thủy sản, mộc gia dụng, sơn mài. Một số sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng cao như thủy sản đông lạnh, dệt may, nước mắm, hàng mỹ nghệ.
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã có chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp, các loại cây ăn quả đặc sản, các sản phẩm thịt trứng chất lượng cao, tạo được hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của đô thị và du lịch, đồng thời cải thiện môi trường và làm phong phú cảnh quan đô thị. Năm 2015 giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 479 tỷ đồng, tăng 3,9% so năm 2014. Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã triển khai rộng rãi. [16]
3.1.2.3. Dân số, lao động việc làm và thu nhập * Dân số, lao động
Năm 2015, dân số trung bình toàn thành phố có 394.455 người, trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Trong thành phần dân số, nam chiếm 48,5%, nữ chiếm 51,5%. Theo cách tính quy mô dân số trong phân loại đô thị (bao gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000-490.000 người (bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, lao động tạm trú thường xuyên, tạm trú vãng lai, bệnh nhân bệnh viện tuyến tỉnh)...
Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.561 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, ven biển và ven các trục đường giao thông. Nơi có mật độ dân cư cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập; khu vực có mật độ thấp là các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp; một số xã ngoại đô như Vĩnh Lương, Phước Đồng, mật độ chỉ có khoảng 320- 370 người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động toàn thành phố năm 2015 có 266.769 người, trong đó có khả năng lao động có 209 nghìn người, chiếm 53% tổng dân số. Bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 4.700-5.000 người. Bên cạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, thành phố còn là địa bàn hấp dẫn,
thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinh sống. Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Phần lớn lao động tham gia hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp; lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Trên địa bàn thành phố tập trung đông các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo và ứng dụng khoa học-công nghệ của Trung ương và Tỉnh, đây là nguồn bổ sung đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật cho thành phố. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt cao hơn so với các thành phố thị khác, đạt trên 45%, trong đó được đào tạo nghề trên 37%. Đây chính là một lợi thế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố.
* Giải quyết việc làm và mức sống dân cư
- Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quả đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực về quy mô cũng như chất lượng dân số. Tỷ suất sinh hàng năm có chiều hướng giảm, bình quân giảm 0,3%0/năm, tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2015 ở mức 1%.
- Vấn đề giảm nghèo, nâng cao mức sống dân cư có những chuyển biến tích cực, đạt kết quả thiết thực. Đến cuối năm 2015, Nha trang đã hoàn thành công tác giảm nghèo theo tiêu chuẩn chung của cả nước; tỷ lệ hộ theo chuẩn mới của tỉnh còn 4,7% tổng số hộ.
- Về công tác giải quyết việc làm, trong 5 năm 2010-2015 đã giải quyết và tạo việc làm mới cho khoảng 43.980 lao động (bình quân 8.800 lao động/năm), tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 45%, trong đó đào tạo nghề trên 37%. Tỷ lệ thất nghiệp toàn thành phố dao động từ 4,6-5,6%.
- Đã thực hiện chính sách xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể vận động xây mới 281 nhà, sửa chữa 91 nhà cho người nghèo, đối tượng chính sách ổn định cuộc sống. Công tác đền ơn đáp nghĩa được toàn xã hội quan tâm, quy tập được 600 bộ hài cốt liệt sỹ vào nghĩa trang Hòn Dung. Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ, trẻ em khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm, chăm sóc. Đã có 100% xã, phường được tỉnh công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ. Tỷ lệ số gia đình chính sách trong diện trợ cấp có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú đạt 85%. [16]
3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn * Xây dựng và quản lý đô thị
Trong những năm qua, qui mô thành phố Nha Trang không ngừng mở rộng, tốc độ phát triển kinh tế-xã hội đều tăng qua các năm, vốn đầu tư xây dựng đô thị tăng khá
nhanh. Việc cải tạo, nâng cấp đô thị đã làm thay đổi rất tích cực bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha trang có trên 50 dự án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, trong đó có 15 dự án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị mới. Tốc độ cải tạo, phát triển nhà ở khu vực nội thành được đẩy nhanh, ước tính mỗi năm tăng trên 10 vạn m2, bình quân diện tích sàn nhà ở là 16,98m2/người. Chất lượng, điều kiện nơi ở của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhiều khu dân cư và khu đô thị được hình thành và xây dựng mới.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng. Đã tập trung nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước và rác thải, hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông và công viên cây xanh. Hạ tầng xã hội được từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và góp phần thúc đẩy văn hóa, du lịch, dịch vụ phát triển.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đạt được những bước tiến bộ, đã hoàn thành và công bố công khai quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 ở 15 xã, phường; đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 64% tổng số thửa. Công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng, trật tự đô thị được thiết lập. Việc xây dựng đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố Nha Trang đã góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cho bộ mặt đô thị được cải thiện khang trang, sạch đẹp hơn. Trật tự và nếp sống văn minh đô thị ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực.
* Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Nha Trang có 8 xã ngoại thành với 25,40% dân số sống ở vùng nông thôn. Hầu hết các khu dân cư nông thôn vùng ngoại thành đã được hình thành từ lâu đời nên chủ yếu được phát triển tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Hiện nay các khu dân cư nông thôn đều phát triển tập trung, ven các trục giao thông chính, thuận tiện xây dựng cơ sở hạ tầng như đường điện, cấp nước sinh hoạt...
Các khu dân cư nông thôn phân bố chủ yếu ven theo các tuyến Quốc lộ 1A, đường 23/10, đường liên xã Vĩnh Hiệp - Vĩnh Thái - Phước Đồng và hương lộ 45. Hiện nay ở một số khu dân cư hệ thống thoát nước rất kém, thường xuyên gây lụt lội vào những tháng mùa mưa (các khu dân cư ven đường 23/10 ở các xã Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc…).
Một số khu dân cư do người dân tự ý lấn chiếm mở rộng đã gây khó khăn trong công tác quản lý và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (các khu dân cư ven núi Hòn Dung, Hòn Thơm, Hòn Nghê – xã Vĩnh Ngọc, Hòn Rớ - Phước Đồng, …).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các khu dân cư nông thôn hầu hết còn yếu và thiếu. Hệ thống giao thông liên thôn và các tuyến trong khu dân cư chủ yếu là đường đất cấp phối, hẹp và thường bị ngập lụt vào mùa mưa (Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thái, Vĩnh Phương, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh...).
Vệ sinh môi trường trong khu dân cư nông thôn chưa được đảm bảo, tình trạng