Sự chuyển dịch đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 72)

Cùng với sự phát triển và mở rộng của thành phố Nha Trang thì quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Bên cạnh đó các khu đô thị và khu dân cư ngày càng được đầu tư và phát triển hơn chính vì vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang dần bị mất đi. Quá trình ĐTH tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế văn hoá xã hội của khu vực dân cư mà đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp của quận ngày càng bị thu

hẹp. Một số phường trước đây là xã có thu nhập chính chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như xã Vĩnh Trung, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương, Phước Đồng thì diện tích đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp, chỉ còn đa số là đất vùng ngoài bãi, khu vực đất trong đồng trước đây là trồng lúa đã bị thu hồi để phục vụ cho các khu công nghiệp, khu đô thị và công trình đô thị kiến trúc khác trên địa bàn thành phố.

Theo số liệu thống kê trên về tình hình biến động đất nông nghiệp ở thành phố Nha trang thì diện tích đất nông nghiệp đã giảm rõ rệt qua các năm từ 2010 đến 2015 trong đó chủ yếu là giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp cụ thể đất trồng lúa (năm 2015 so với năm 2010 giảm 152,26 ha) và đất trồng cây lâu năm khác (năm 2015 so với năm 2010 giảm 305,69 ha).[18]

Năm 2010 diện tích đất nông nghiệp là 8.047,60 ha thì đến năm 2015 chỉ còn 7.214,37 ha giảm 833,23 ha tương đương giảm 10,35%. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi để xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và các khu dân cư như khu đô thị Mỹ Gia, Giáng Hương, Vĩnh Điềm Trung, Phú Khánh, Phước Long, VCN Phước Hải, Hoàng Long, Hà Quang. Bên cạnh đó một số dự án trọng điểm phát triển KT- XH của tỉnh cũng lấy đi một phần không nhỏ diện tích đất sản xuất nông nghiệp như: Mở rộng quốc lộ 1A, Đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng.

Bảng 3.3. Tình hình biến động đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành

phố Nha Trang (Đvt: ha)

Mục đích Sử dụng

Diện tích đất nông nghiệp qua các năm

Năm 2010 so với năm 2015 2010 2012 2013 2015 Tăng (+) Giảm(-) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất NN 8.047,60 8.034,77 7.782,61 7.214,37 -833,23 -10,35 1. Đất trồng cây hàng năm 1.009,9 998,2 949,86 781,97 -227,93 -22,57 + Đất trồng lúa 863,23 823,53 776,08 710,97 -152,26 -17,63 + Đất trồng cây hàng năm khác 145,86 174,67 173,74 71,03 -74,83 -51,30 2. Đất trồng cây lâu năm 3.070,2 3.069,12 2.950,27 2.764,51 -305,69 -9,96 2. Đất nuôi trồng thủy sản 575,67 542,63 491,26 389,06 -186,61 -32,41 (Nguồn: [16],[17],[18])

Như vậy, sự chuyển dịch đất nông nghiệp ở thành phố Nha Trang đã góp phần phát triển hệ thống giao thông, khu đô thị mới, tạo điều kiện cho người dân phát triển, giao lưu buôn bán, song cũng làm giảm đáng kể diện tích đất trồng trọt của nông dân, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp. Cụ thể đất trồng lúa giảm 17,63%, đất trồng cây hằng năm khác giảm 51,30%, đất trồng cây lâu năm khác giảm 9,96%. Mất đất sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa)

cho các mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá đã, đang và sẽ là vấn đề cần được quan tâm nhiều trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo. Vì quỹ đất để mở rộng và phát triển đô thị trong giai đoạn tới chủ yếu là đất nông nghiệp. Việc khai thác đất chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hiện nay là rất hạn chế. Chính vì thế cần có các cơ chế, chính sách quan tâm nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và ổn định sinh kế cho các hộ nông dân mất đất trong quá trình ĐTH. [16], [17], [18].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 70 - 72)