Kết quả sinh kế của người dân sau khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 94 - 101)

3.4.3.1. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ sau thu hồi đất

Kết quả điều tra về thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ sau thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.16.

Bảng 3.16. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của các nhóm hộ trước và

sau thu hồi đất (Đvt: Triệu đồng/năm)

Chỉ tiêu

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Số hộ Thu nhập/hộ Số hộ Thu nhập/hộ Số hộ Thu nhập/hộ Trước thu hồi đất 12 244,8 13 240,47 12 230,75 Sau thu hồi đât 0 0,0 5 188,65 5 205,9 Tăng/giảm -12 -244,8 -8 -51,82 -7 -24,85

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 60 hộ)

Từ bảng số liệu 3.16 cho thấy số hộ và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của các hộ sau khi thu hồi đất đều giảm. Do nhóm 1 bị thu hồi hết đất nông nghiệp nên các lao động này đa số chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp khác. Nhóm 3 diện tích thu hồi đất nông nghiệp không lớn nên thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm ít nhất (24,85 triệu đồng/năm/hộ).

3.4.3.2. Thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của các nhóm hộ sau thu hồi đất.

Kết quả điều tra về thu nhập từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của các nhóm hộ sau thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.17.

Bảng 3.17. Thu nhập từ sản xuất phi nông của các nhóm hộ trước và

sau thu hồi đất (Đvt: Triệu đồng/năm)

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Số hộ Thu nhập Số hộ Thu nhập Số hộ Thu nhập Trước thu hồi đất 8 2.153,4 7 3.126,2 8 1.980,9 Sau thu hồi đât 20 5.779,4 13 4.369,8 15 3.883,7

Tăng/giảm 12 3626 6 1.243,6 7 1.902,8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 60 hộ)

Sau khi thu hồi đất, sinh kế của người dân nơi đây phần nào đã ổn định bằng nhiều hoạt động tạo thu nhập, nhiều mô hình sinh kế khác nhau. Sản xuât phi nông nghiệp tăng lên cả về số lao động và thu nhập, nguồn thu từ buôn bán, dịch vụ góp phần lớn trong thu nhập của nhiều hộ gia đình. Nhóm 1 có số lượng tăng lớn nhất vì tất cả cá hộ đều chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp. Một vài hộ có vị trí nhà ở ngoài mặt đường, thuận tiện cho việc buôn bán đã mở cửa hàng kinh doanh hoặc mở quán nước hoặc xây dựng nhà trọ để cho thuê.

3.4.3.3. Thu nhập bình quân của các nhóm hộ sau thu hồi đất.

Kết quả điều tra về thu nhập bình quân của các nhóm hộ sau thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.18.

Bảng 3.18. Thu nhập bình quân của các nhóm hộ sau thu hồi đất

(Đvt: Triệu đồng/năm) Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Bình quân thu nhập/tháng Từ nông nghiệp 0 0 15,72 36,53 17,16 44,88 Từ phi nông nghiệp 24,08 100 28,01 63,47 21,57 55,12

Sau khi bị thu hồi đất do quá trình đô thị hoá, rất nhiều lao động thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đã chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Vì vậy mà thu nhập của họ được tăng lên. Tỉ trọng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tăng lên đáng kể và chiếm hơn 50% tổng thu nhập. Nhóm 1 có tỉ trọng lao động phi nông nghiệp cao nhất 100% và nhóm 3 thấp nhất 55,12%.

3.4.3.4. Đánh giá của người dân về sự thay đổi thu nhập và tình hình công việc sau khi thu hồi đất

Kết quả điều tra đánh giá của người dân về sự thay đổi thu nhập và tình hình công việc sau khi thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.19.

Bảng 3.19. Đánh giá của người dân về thay đổi thu nhập sau thu hồi đất

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung 3 nhóm SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) BQ SL (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra 20 100 20 100 20 100 600 100 Đánh giá về thu nhập Cao hơn 17 85 12 60 9 45 12,67 63,35 Như cũ 3 15 6 30 8 40 5,67 28,35 Thấp hơn 0 0 2 10 3 15 1,66 9,30

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 60 hộ)

Khi được hỏi về sự thay đổi thu nhập sau khi bị thu hồi đất thì nhiều hộ điều tra cho rằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm nhưng thu nhập từ ngành nghề ngoài nông nghiệp lại tăng lên. Do đó mà có 17 hộ của nhóm 1; 12 hộ nhóm 2; 9 hộ nhóm 3 có thu nhập cao hơn (chiếm 63,35% tổng số hộ điều tra). Sự tăng lên này có thể là do tác động của quá trình đô thị hoá nhưng cũng có thể do theo thời gian đời sống của người dân ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó còn 2 hộ nhóm 2 và 3 hộ nhóm 3 có thu nhập giảm. Đây là những hộ mà lao động ở độ tuổi cao, không còn khả năng làm thêm ở bên ngoài nhiều nữa.

Tóm lại, sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để thực hiện quá trình đô thị hoá hộ nông dân cũng đã thích nghi với cuộc sống mới. Họ đã tìm được những sinh kế phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình, có nhiều hộ đã ổn định được cuộc sống, nhưng cũng có nhiều hộ còn gặp khó khăn nhất là những hộ lao động tuổi cao lại có trình độ thấp. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để những hộ này ổn định cuộc sống hơn.

3.5. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐÔ THỊ HÓA, ĐẢM BẢO SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ NHA TRANG

3.5.1. Định hướng

Để đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp: - Cần có chính sách chuyển đổi ngành nghề phù hợp với trình độ và điều kiện của người dân, tổ chức những lớp tập huấn, đào tạo nghề cho những người dân bị thu hồi đất,.

- Phát triển thương mại dịch vụ (cho thuê nhà, buôn bán, mở quán nước…). - Tiếp tục canh tác trên phần diện tích đất nông nghiệp còn lại tránh gây lãng phí nguồn đất vốn đã khan hiếm. Đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch…) để phục vụ tốt cho sinh kế của người dân.

- Khuyến khích hộ dân tham gia các cuộc họp bàn, trao đổi ý kiến để biết thêm những thông tin bổ ích.

- Có các chính sách cụ thể đê giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất.

3.5.2. Giải pháp cụ thể

Một nền sản xuất xã hội có ba yếu tố đầu vào cơ bản là lao động, vốn và đất đai (gồm cả nguồn tài nguyên thiên nhiên). Các yếu tố đầu vào này được xác định như các nguồn vốn bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền sản xuất xã hội. Tác động của quá trình ĐTH đã làm thay đổi các yếu tố này, nên cần có những giải pháp để điều chỉnh

sự thay đổi các nguồn vốn theo hướng có lợi, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân.

Các giải pháp đều phát triển theo hướng từ nguồn vốn tự nhiên sẽ tạo ra nguồn vốn tài chính, nguồn vốn tài chính tạo ra nguồn vốn vật chất và là cơ sở phát triển nguồn vốn xã hội, đồng thời phải quan tâm phát triển nguồn vốn con người để từ đó nguồn vốn con người lại tiếp tục tạo ra lại những nguồn vốn khác.[LV Va]

3.5.3.1. Giải pháp về nguồn vốn tự nhiên

Đất đai là nguồn vốn tự nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của người dân. Đất là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con người và quyền sử dụng đất đai đóng vai trò là phương tiện sản xuất, là tài sản giá trị của người dân. Quá trình ĐTH đã tác động đến tư liệu sản xuất dặc biệt này, nó làm giảm diện tích sử dụng đất (đối với các hộ bị thu hồi một phần) hoặc bị thay thế bởi tư liệu sản xuất khác (đối với các hộ bị thu hồi toàn bộ).

Đối với người dân bị thu hồi đất để thực hiện các khu đô thị, hầu hết người dân đều chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Những hộ dân còn diện tích đất canh tác thì sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh. Nên đưa những giống mới có năng suất cao vào sử dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế. Cần có những mô hình kinh tế nông nghiệp phù hợp với địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Các hộ dân bị thu hồi toàn bộ diện tích đất thì phải có các chính sách cụ thể nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân.

Với xu thế ĐTH ngày càng cao, thu hồi đất ngày càng nhiều thì thành phố cần có nguồn đất ưu tiên riêng dành cho người dân thu hồi đất để đảm bảo nguồn lợi thiết thực cho người dân, tạo nguồn sinh kế mới, về lâu dài thành phố cần phải khai thác triệt để những diện tích đất chưa sử dụng hoặc cải tạo, chuyển đổi những phần diện tích đất cho hiệu quả kinh tế thấp từ đó tạo ra một nguồn tư liệu sản xuất mới tiềm năng để giúp người dân bị thu hồi đất có quỹ đất để canh tác.

3.5.3.2. Giải pháp về nguồn vốn con người

- Cần phải có các chính sách cụ thể để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với từng loại đối tượng về các mặt như: trình độ văn hóa, độ tuổi, giới tính....Phải khảo sát, thống kê số lượng để từ đó định hướng được nguồn sinh kế mới. Đối với những hộ sau khi thu hồi đất mà còn diện tích canh tác thì tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp. Còn những hộ bị thu hồi toàn bộ thì có cơ chế, chính sách để định hướng được ngành nghề cho phù hợp.

- Đối với những doanh nghiệp sử dụng đất sau thu hồi, phải có ràng buộc điều kiện thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc đào tạo và giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân bị thu hồi đất.

- Cần có những chính sách và cơ chế riêng cho những người lao động lớn tuổi. Bởi vì đây là bộ phận khó tiếp cận được với nguồn sinh kế mới, nên phải có những chính sách hỗ trợ đối với họ. Đồng thời phải định hướng được nghề nghiệp cho phù hợp.

3.5.3.3. Giải pháp về nguồn vốn xã hội

- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm phục vụ như cầu cuộc sống hằng ngày của người dân như: điện, đường, giáo dục, y tế.... Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề tại chỗ như trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, tăng cường liên kết công tác đào tạo nghề với các trường dạy nghề trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn. Có sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề để nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, sau khi học xong có thể làm việc được ngay. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn để có thể giải quyết việc làm cho nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp.

- Bên cạnh đời sống vật chất thì đời sống tinh thần cũng là điều cần thiết không thể thiếu. Thành phố cần phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí cho người lao động sau những giờ làm việc mệt nhọc để người lao động có một môi trường lành mạnh cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Đồng thời cần phải hỗ trợ cho những hộ nghèo thuộc diện thu hồi đất về các vấn đề như tiếp cận y tế, giáo dục, các hoạt động giải trí,…

3.5.3.4. Giải pháp về nguồn vốn tài chính

Bên cạnh những lao động có khả năng thích ứng nhanh với bối cảnh ĐTH, vẫn còn nhiều lao động (trên 40 tuổi) gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là số lao động này có trình độ chuyên môn thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu nguồn lực, và lý do tuổi tác. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu tiên và đặc thù nhằm đảm bảo được sinh kế của nhóm lao động này sau khi thu hồi phần lớn đất nông nghiệp.

- Gắn trách nhiệm của Doanh nghiệp trong địa phương với hộ nông dân bằng cách doanh nghiệp ưu tiên cho hộ gia đình bị thu hồi đất vào làm việc hoặc cho hộ dân đóng góp cổ phần trong doanh nghiệp. Như vậy hộ nông dân có thể được hưởng lợi tức lâu dài từ việc kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó có thể đảm bảo hơn cho cuộc sống của họ.

- Để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn tài chính “tăng thêm”cân đối giữa nguồn tài chính “tăng thêm”và nguồn tài chính “mất đi” của người dân bị thu hồi đất thì cần có những phương pháp sử dụng tiền bồi thường một cách hữu ích như: đầu tư gửi tiết kiệm, mua sắm những thiết bi cần thiết để phục vụ cho việc làm mới, đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh,...

3.5.3.5. Giải pháp về nguồn vốn vật chất

- Tuyên truyền, vận động để người dân sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, hạn chế việc dùng nguồn vốn này để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản sinh hoạt đắt tiền. Thay vào đó khuyến khích người dân mạnh dạn hợp tác đầu tư mua sắm phương tiện sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

- Xây dựng Đề án hỗ trợ lao động ngoài độ tuổi nằm trong các vùng bị di dời giải tỏa mất đất sản xuất, kể cả mất nghề truyền thống nhưng lại không được bố trí lao động vào các doanh nghiệp.

- Quản lý nguồn vốn hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng cách miễn học phí tại các lớp học nghề.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” tôi rút ra một số kết luận sau đây:

1.1 Quá trình ĐTH tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa diễn ra với tốc độ nhanh chóng thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ và giảm nông nghiệp. Đất nông nghiệp chuyển sang đất đô thị và đất ở làm nhiều hộ dân không còn đất để canh tác. Đô thị hoá làm thay đổi cơ sở hạ tầng của thành phố theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, quá trình ĐTH tác động không nhỏ đến môi trường sống của người dân. Bên cạnh đó việc chuyển đổi nghề nghiệp và tạo ra sinh kế mới cho người dân còn gặp nhiều khó khăn.

1.2 Sau quá trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ giảm đi khá nhiều. Trước thu hồi đất diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ 337,147 m2, nhưng sau khi thu hồi đất diện tích này giảm xuống còn 112,88 m2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn chưa cao, cần có các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

1.3 Sau khi thu hồi đất có sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số hộ hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng lên và số hộ sản xuất nông nghiệp giảm đi. Cụ thể trước khi thu hồi đất số hộ sản xuất nông nghiệp là 63,34% sau khi thu hồi đất số hộ sản xuất nông nghiệp giảm xuống còn 16,68%. Số hộ sản xuất phi nông nghiệp trước thu hồi đất là 37,66% sau khi thu hồi đất tăng lên 73,32%.

1.4 Việc sử dụng tiền đền bù của người dân bị thu hồi đất còn chưa hiệu quả. Chủ yếu sử dụng vào mục đích trước mắt, chưa có định hướng sử dụng nguồn tiền đền bù vào phát triển kinh tế trong tương lai. Số tiền đền bù chủ yếu sử dụng vào các mục đích: xây dựng nhà cửa (33,33%), tiêu dùng cá nhân (31,67%)....

1.5 Thu nhập bình quân của người dân sau thu hồi đất tăng lên, từ 20,95 triệu đồng/hộ/tháng lên 24,55 triệu/đồng/hộ/tháng, đồng thời có sự dịch chuyển giữa nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Trước thu hồi đất nguồn thu từ nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)