Ảnh hưởng của đô thị hóa đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 77)

Thực tế điều tra ở các nhóm hộ cho thấy, sau khi thu hồi đất thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân đã giảm đi đáng kể.

Kết quả bảng 3.6 cho thấy:

Đối với nhóm 1 giải tỏa trắng nên người dân sẽ bị thu hồi hết toàn bộ diện tích đất. Nhóm 2 bình quân mỗi hộ giảm 193,58m2 tương đương với giảm 60,66%, còn nhóm 3 bình quân mỗi hộ giảm 169,98m2 tương đương với giảm 44,36%. Từ kết quả thống kê ta thấy được diện tích đất nông nghiệp của người dân bị giảm đi đáng kể.

Bảng 3.6. Diện tích đất trung bình của hộ dân truớc và sau thu hồi (Đvt: m2)

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Trước THĐ Sau THĐ So sánh (+/-) Trước THĐ Sau THĐ So sánh (+/-) Trước THĐ Sau THĐ So sánh (+/-) Diện tích đất trung bình (m2/hộ) 309,17 0 -309,17 319,12 125,46 -193,58 383,15 213,18 - 169,98

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)

Bình quân diện tích đất nông nghiệp sau thu hồi đất của các nhóm hộ giảm, dẫn đến bình quân diện tích đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp giảm đáng kể trong các nhóm. Trong đó đặc biệt là nhóm 1 sau khi thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thì phương tiện sinh kế cho các lao động nông nghiệp là rất khó khăn, bắt buộc họ phải tìm cách để chuyển đổi nghề nghiệp nhằm đảm bảo sinh kế của mình.

Hình 3.2. Sự thay đổi diện tích đất của các hộ dân trước và sau khi thu hồi đất

Trong những năm đến, tốc độ ĐTH sẽ được đẩy mạnh, không gian đô thị sẽ được mở rộng. Ngoài các dự án đã và đang triển khai thì trong thời gian tới, một số công trình trọng điểm sẽ được triển khai, đất đai sẽ ngày càng thu hẹp, hàng ngàn hộ dân sẽ bị ảnh hưởng về việc làm và đời sống. Mặc dù trong những năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của thành phố khá cao, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, dịch vụ và thương mại không ngừng được mở rộng và phát triển, song sức ép về việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất vẫn luôn là khó khăn, thách thức cho sự phát triển bền vững.

3.3.3. Sự thay đổi về nguồn vốn tài chính của người dân trong quá trình Đô thị hóa

Quá trình ĐTH đã làm thay đổi nguồn vốn tài chính của các hộ gia đình cá nhân. Theo số liệu điều tra thì sự tăng giảm về nguồn vốn tài chính có sự khác biệt theo từng nhóm hộ. Nhóm 1 có đặc trưng là thu hồi đất toàn bộ và người dân thu hồi đất trong nhóm này chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp (60%). Sau khi thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hầu hết người dân ở nhóm 1 đều chuyển sang các ngành nghề khác thuộc các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ.... Vì vậy thu nhập của người dân đều tăng lên đáng kể, số người có thu nhập tăng sau khi thu hồi đất chiếm đa số (75%). Đối với người thu hồi đất ở nhóm 2 thì hầu hết là thu hồi đất nông nghiệp. Thu nhập của người nông dân từ nông nghiệp trước đây vốn đã thấp nên sau khi hồi đất phần lớn đất nông nghiệp nông dân đã có thu nhập từ hướng ngành nghề khác nên thu nhập cũng cải thiện hơn trước. Có đến 65% hộ dân có mức thu nhập tăng sau khi nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên các hộ tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì bị giảm thu nhập vì diện tích canh tác bị thu hẹp lại. Ở nhóm 3 diện tích thu hồi đất nông nghiệp nhỏ nên không ảnh hưởng lắm đến thu nhập của người dân. Có đến 30% hộ dân có mức thu nhập không thay đổi, các hộ dân chuyển sang các lĩnh vực khác thì có thu nhập cao hơn, còn những hộ dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì có thu nhập thấp hơn.

Hình 3.3. Sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất

Việc thu nhập tăng lên của người nông dân thu hồi đất là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên duy trì mức tăng ổn định là một vấn đề khá nan giản. Vì người dân chủ yếu chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nên thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào các công ty, các doanh nghiệp nên tính ổn định không cao.

Bên cạnh đó tỉ trọng nguồn thu nhập từ các ngành nghề khác nhau cũng có nhiều chuyển biến. Trước khi thu hồi đất, tỉ trọng nguồn thu nhập chủ yếu là từ lĩnh vực nông nghiệp, chỉ có một số bộ phận nhỏ tham gia các hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Sau khi thu hồi đất thì nguồn thu nhập biến đổi theo hướng tăng nguồn thu từ phi nông nghiệp, do nguồn đất nông nghiệp quý giá của nông dân bị thu hồi.

Bảng 3.7. Tỷ trọng nguồn thu tại các nhóm hộ

(ĐVT: %) Nguồn thu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng 3 nhóm Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Nông nghiệp 60 0 65 25 65 40 63,33 21,67 Phi nông nghiệp 35 95 30 70 30 55 31,67 73,33 Khác 5 5 5 5 5 5 5 5

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)

Có sự thay đổi về nguồn thu nhập trước và sau thu hồi đất, trước thu hồi đất người dân có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp (63,33%), nhưng sau thu hồi đất thi tỷ lệ này giảm xuống còn 30%. Bên cạnh đó nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng lên, trước khi thu hồi đất người dân có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động phi nông nghiệp là 31,67%, sau khi thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên 73,33%. Như vậy đã có sự chuyển dịch về nguồn thu nhập giữa các ngành nghề, cụ thể là sự chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sự chuyển dịch này diễn ra khá mạnh mẽ ở các nhóm. Điều này đã làm cho nguồn thu nhập chủ yếu của người dân sau khi thu hồi đất có được là từ hoạt động phi nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Hoạnh (2010) tại thành phố Hội An. Khi nhóm hộ bị thu hồi đất nông nghiệp lớn thì thu nhập từ sản xuất nông nghiệp sẽ giảm nhiều nhất, các nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp, lao động tự do tăng lên sau thu hồi đất, trong đó tăng mạnh nhất là thu nhập từ phi nông nghiệp.

Hình 3.4. Sự thay đổi cơ cấu thu nhập giữa các ngành nghề sau thu hồi đất

Quá trình thu hồi đất phục vụ cho ĐTH đã tạo ra những thay đổi về nguồn vốn tài chính của người dân. Nguồn vốn tài chính này bị biến động tăng, giảm,tùy theo mục đích sử dụng của người dân. Nguồn vốn tài chính này gồm 2 loại: Nguồn vốn tài chính “tăng thêm” và nguồn vốn tài chính “mất đi”

- Nguồn vốn tài chính “tăng thêm”:

Ở thành phố Nha trang, việc thu hồi đất trong những năm qua đã tạo nên một nguồn vốn tài chính lớn chảy vào cho người dân. Đối với việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là việc tách người nông dân khỏi vốn tự nhiên của họ. Vì vậy cần có các chính sách bồi thường những thiệt hại cho người dân bị thu hồi đất. Khi không có quỹ đất nông nghiệp để bồi thường cho những người nông dân bị mất đất thì giải pháp tài chính được xem là một lựa chọn hợp lý, vì vậy người dân bị mất đất

thường có một khoản vốn tài chính lớn. Còn đối với việc thu hồi đất phi nông nghiệp thì người dân cũng được bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền, bên cạnh đó họ còn được bồi thường về những tài sản và vật kiến trúc gắn liền với đất, như vậy người dân cũng có một nguồn vốn tài chính lớn để phục vụ nhu cầu cuộc sống.

Ngoài tiền đền bù quyền sử dụng đất và các loại tài sản trên diện tích đất bị thu hồi còn có một khoản tiền hỗ trợ từ các doanh nghiệp hay đơn vị tư nhân sử dụng đất thu hồi, tiền hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề,...

- Nguồn vốn tài chính “mất đi”:

Bên cạnh nguồn vốn tài chính “tăng thêm”, một số lượng lớn vốn tài chính cũng “mất đi” để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hằng ngày của người dân. Họ sử dụng số tiền bồi thường vào nhiều mục đích khác nhau như: xây nhà, đầu tư học nghề, mua sắm trang thiết bị, chữa bệnh, tiêu dùng cá nhân.... Việc sử dụng nguồn vốn tài chính đó đã làm cho số tiền bồi thường bị mất đi.

Như vậy việc thu hồi đất đã tạo ra hai nguồn vốn tài chính đối lập nhau nhưng lại chảy trên cùng một dòng tiền. Điều quan trọng là cần tạo ra sự cân đối giữa hai nguồn vốn này cho phù hợp này cho phù hợp. Cần theo hạn chế nguồn vốn tài chính

“mất đi” để đảm bảo cho nguồn vốn tài chính “tăng thêm” không bị hao hụt. Đồng thời tìm cách để làm gia tăng nguồn vốn tài chính “tăng thêm” bằng các biện pháp: Gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất... nhằm đảm bảo tính bền vững cảu nguồn vốn này.

3.3.4. Sự thay đổi về nguồn vốn xã hội của người dân trong quá trình Đô thị hóa.

Trên cơ sở nguồn vốn xã hội vốn có, quá trình ĐTH đã làm cho khu vực sinh sống của người dân thay đổi theo hướng tích cực hơn. Chính vì vậy người dân mới có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn xã hội mới tốt hơn trên các lĩnh vực kiến thức giáo dục, y tế, sức khỏe,…

* Nguồn vốn về kiến thức, giáo dục của nhóm hộ:

Bảng 3.8. Trình độ học vấn của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu (ĐVT: %) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

- Cấp 1 0 0 0

- Cấp 2 45 35 35

- Cấp 3 15 20 25

- Trung cấp/cao đẳng/ĐH 40 45 40

Trình độ học vấn của các nhóm hộ sau thu hồi đất thì tất cả đều có học vấn từ cấp 2 trở lên. Số người học đến cấp 2 chiếm 38,33% , cấp 3 chiếm 20% và số lượng học trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 41,67%. Điều này cho thấy rằng chất lượng giáo dục của người dân sau khi thu hồi đất đạt mức cao, phản ánh đúng trình độ của người dân ở khu vực đô thị.

* Nguồn vốn về chất lượng dịch vụ công cộng:

Quá trình ĐTH luôn song song với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm nền tảng cho sự phát triển KT- XH. Chính vì vậy mà người dân có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn xã hội tốt hơn, các dịch vụ công cộng và các vấn đề an sinh xã hội được đầu tư nâng cấp từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.

Điều này được cụ thể hóa qua phiếu điều tra thu thập ý kiến của người dân như sau:

Bảng 3.9. Đánh giá chất lượng dịch vụ công cộng và xã hội

Chỉ tiêu

Nơi ở của người phỏng vấn

(số phiếu) Tổng

(%) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

Đánh giá hệ thống cấp thoát nước trước đây so với hiện nay

Xấu hơn 0 5 3 13,33

Bình thường 3 2 2 11,67

Tốt hơn 17 13 15 75

Đánh giá dịch vụ thu gom rác trước đây so với hiện nay

Xấu hơn 0 0 0 0

Bình thường 2 4 5 18,33

Tốt hơn 18 16 15 81,67

Đánh giá hệ thống giao thông trước đây so với hiện nay

Xấu hơn 0 0 0 0

Bình thường 3 4 2 15

Tốt hơn 17 16 18 85

Đánh giá hệ thống lưới điện trước đây so

Xấu hơn 0 0 0 0

Chỉ tiêu

Nơi ở của người phỏng vấn

(số phiếu) Tổng

(%) Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

với hiện nay Tốt hơn 3 0 0 5

Đánh giá chất lượng nhà ở trước đây so với hiện nay

Xấu hơn 1 2 1 6,66

Bình thường 7 13 17 61,67

Tốt hơn 12 5 2 31,67

Đánh giá chất lượng chợ trước đây so với hiện nay

Xấu hơn 0 0 0 0

Bình thường 0 5 8 21,67

Tốt hơn 20 15 12 78,33

Đánh giá chất lượng trường học trước đây so với hiện nay

Xấu hơn 0 0 0 0

Bình thường 13 15 12 66,67

Tốt hơn 7 5 8 33,33

Đánh giá mạng lưới văn hóa trước đây so với hiện nay

Xấu hơn 2 3 5 16,67

Bình thường 2 3 2 11,67

Tốt hơn 16 14 13 71,66

Đánh giá về vấn đề môi trường sau khi thu hồi đất

Xấu hơn 6 9 11 43,33

Bình thường 11 10 7 46,67

Tốt hơn 3 1 2 10

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)

Theo nguồn số liệu điều tra trên thì ta nhận thấy hầu hết cơ sở hạ tầng xã hội thay đổi theo hướng tích cực. Các dịch vụ công cộng, phúc lợi xã hội được nâng cấp và hoàn thiện đáp ứng cao nhu cầu của người dân. Tuy nhiên chất lượng môi trường sống bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng khu đô thị nên làm cho môi trường bị xấu đi. Riêng chất lượng nhà ở chỉ có các hộ dân ở nhóm 1 được nâng cao hơn vì hầu hết các

hộ dân đều được tái định cư và phải xây dựng lại nhà mới. Tuy nhiên có một số hộ sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào các mục đích khác ngoài việc xây dựng nhà nên chất lượng nhà ở không đổi. Còn ở nhóm 2 và nhóm 3 những hộ gia đình sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích xây dựng nhà cửa thì chất lượng nhà ở được nâng lên. Đa phần người dân sử dụng tiền nhận được vào các mục đích khác nên chất lượng nhà ở không thay đổi.

Hộp 3.1. Trích một số ý kiến nhận xét của người dân bị thu hồi đất

Hộ Ông T, chủ hộ 49 tuổi, Vĩnh Điềm Trung, thành phố Nha Trang

- Nhân khẩu 4 người, lao động 4 người. Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất. - Diện tích thu hồi 623,3 m2, thuộc dự án Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung.

- Nhận xét sau khi bị thu hồi đất so với trước kia: Hệ thống cấp thoát nước, trường học, chợ thì tốt hơn trước, nhưng về chất lượng môi trường sau thu hồi đất thì không đảm bảo, việc san lấp mặt bằng thường xuyên gây ra nhiều bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Hộ Ông P, chủ hộ 54 tuổi, Phước Hải, thành phố Nha Trang

- Nhân khẩu: 5 người, lao động: 5 người

- Diện tích đất thu hồi: 315,8m2, thuộc dự án Khu đô thị mới VCN Phước Hải. Bị thu hồi trên 50% diện tích đất.

- Nhận xét sau khi thu hồi đất so với trước kia: Hệ thống giao thông, cấp thoát nước, trường học, chợ tốt hơn trước. Chất lượng nhà ở cũng được nâng cao nhưng bất tiện hơn trước. Vì sau khi thu hồi diện tích đất để xây dựng khu đô thị, thì độ cao nền nhà thấp hơn cos nền khu đô thị bất tiện trong việc sinh hoạt và buôn bán

Tuy quá trình ĐTH mở ra nhiều cơ hội cho người dân bị thu hồi đất có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện, nâng cao điều kiện kinh tế cho gia đình. Mặt khác nó lại làm môi trường sống của người dân bị đe dọa bởi nguy cơ bị ô nhiễm. Vì vậy, cần phải có chính sách, cơ chế phù hợp để quá trình ĐTH thực sự nâng cao chất lượng đời sống người dân về mặt kinh tế lẫn môi trường sống.

3.3.5. Sự thay đổi về nguồn vốn vật chất của người dân trong quá trình Đô thị hóa

Quá trình ĐTH đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân làm biến đổi đời sống của các hộ gia đình. Kiên cố hóa nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia đình là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng.

Như đã nêu trên quá trình ĐTH đã làm thay đổi nguồn vốn tài chính của người dân. Trước đây sinh kế của người dân phụ thuộc vào đất đai (vốn tự nhiên), bây giờ chuyển thành một khoản tiền (vốn tài chính). Nguồn vốn tài chính này tuy là nguồn vốn lớn đối với người dân ở thời điểm hiện tại nhưng rồi cũng sẽ dần cạn kiệt. Do đó nguồn vốn này cần phải được người dân sử dụng vào mục đích sản xuất nhằm tạo sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến sinh kế người dân bị thu hồi đất tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 77)