Quá trình ĐTH đã tác động không nhỏ đến đời sống, cơ cấu nhân khẩu và cơ cấu lao động của thành phố Nha Trang mà chủ yếu là sự giảm dần của số lao động nông nghiệp, tăng số lao động thương mại dịch vụ và xây dựng công nghiệp.
Bảng 3.4. Tình hình biến động dân số và lao động giai đoạn 2010-2015
Chỉ tiêu Đvt Năm So sánh 2015/2010 2010 2012 2015 Tăng (+) Giảm (-) % Tổng dân số Người 394.500 405.498 422.000 27.500 6,52 Số người trong độ tuổi,
lao động Người 167.400 174.680 185.600 18.200 9,8 Tỷ trọng lao động nông,
lâm, thuỷ sản % 19,6 17,52 14,4 - -5,2
Tỷ trọng lao động
công nghiệp- xây dựng % 27,4 27,96 28,8 - 1,4 Tỷ trọng lao động trong
ngành dịch vụ % 53 54,52 56,8 - 3,8
Theo số liệu thống kê trên bảng 3.4 cho thấy:
Có sự chuyển dịch về dân số và lao động của thành phố Nha Trang qua từng năm. Năm 2010 dân số 394.500 người đến năm 2015 dân số 422.000 người tăng 27.500 (tăng 6,52%) như vậy mức tăng bình quân là 1,3%/năm đây là mức tăng khá cao. Tuy nhiên số người trong độ tuổi lao động lại có mức tăng 9,8%, bình quân 1,96%/năm. Điều này có nghĩa là dân số thành phố Nha Trang đang bước vào thời điểm dân số vàng rất thuận lợi để phát triển kinh tế.
Tỷ lệ lao động theo ngành nghề có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ. Tỷ trọng lao động nông lâm, thủy sản giảm và tăng tỷ trọng lao động công nghiệp-xây dựng, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ. Cụ thể: Tỷ trọng lao động nông lâm, thủy sản năm 2010 là 19,6% đến năm 2015 chỉ còn 14,4% giảm 5,2% trong khi đó tỷ trọng lao động công nghiệp-xây dựng tăng 1,4% và tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng 3,8%. Như vậy có một sự chuyển dịch lao động giữa các ngành nghề, số lao động nông nghiệp đã giảm mạnh qua các năm, xu hướng này còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới vì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp, đô thị. Ngược lại, số lao động phi nông nghiệp (lao động trong ngành trương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng) lại có xu hướng tăng đều qua các năm, đặc biệt là số lao động trong lĩnh vực dịch vụ.