Nha Trang là thành phố trung tâm tỉnh lỵ, có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, có vị trí chiến lược trong phát triển du lịch và kinh tế-xã hội của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Dự báo trong giai đoạn tới, tốc độ đô thị hoá của TP.Nha Trang sẽ tăng rất nhanh, trở thành một trung tâm kinh tế lớn của khu vực Nam Trung Bộ. Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020, thành phố Nha Trang sẽ được mở rộng và phát triển mạnh về phía Tây. Bên cạnh đó việc thực hiện các dự án chỉnh trị sông Tắc, sông Quán Trường, xây dựng bờ kè sông Cái, xây dựng đường cao tốc Nha Trang- Diên Khánh... sẽ mở ra tiềm năng phát triển đô thị rất lớn. [16].
Trong những năm qua song song với qua trình ĐTH thì việc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng được quan tâm phát triển. Cụ thể:
Phát triển giao thông tập trung vào một số trọng điểm mang ý nghĩa quan trọng đối với phát triển đô thị như: xây dựng tuyến đường cao tốc Nha Trang-Diên Khánh, tuyến đường vành đai thành phố, các tuyến đường mới trong các khu đô thị mới; đồng thời cải tạo các tuyến hiện có và xây dựng hệ thống các bến xe, bãi đậu xe …. Hoàn thành các tuyến đường giao thông huyết mạch qua đèo Rù Rì, đường vòng núi Chụt; đường Cao Bá Quát, cầu Lùng, đường Phong Châu, các tuyến đường ở phía Tây Lê
hệ thống giao thông liên hoàn trên địa bàn thành phố bao gồm đô thị hiện hữu và cả phần mở rộng đô thị về phía Tây. [16]
Về việc cung cấp điện thì bao gồm nguồn điện 500KV thuộc mạng lưới quốc gia và ngồn điện 220KV đảm bảo việc cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ dân và điện sản xuất cho các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về nước sạch chủ yếu là nguồn nước mặt lấy từ sông Cái Nha Trang mới đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước trước mắt cũng như lâu dài cho thành phố Nha Trang. Các nhà máy nước và các trạm bơm đã điề tiết đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt khoảng 133.000 m3/ngđ với định mức 120 lít/người/ngđ, đảm bảo cho 98% dân số được sử dụng nước sạch. [16].
Các vấn đề về an sinh xã hội như: y tế, giáo dục, văn hóa – xã hội cũng được đầu tư phát triển và ngày càng dần hoàn thiện hơn. Đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của các hộ dân trên địa bàn thành phố Nha trang.
Như vậy, quá trình đô thị hoá đã làm thay đổi hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố theo hướng tích cực, giúp người dân có điều kiện phát triển tốt hơn, làm cho bộ mặt thành phố ngày càng khang trang, xứng đáng là thành phố du lịch của tỉnh Khánh Hòa.
3.2.5. Những vấn đề nảy sinh trong quá trình Đô thị hóa
Quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Nha trang trong thời gian qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, trong quá trình ĐTH quy mô dân số của thành phố tăng, kinh tế phát triển, và thu nhập của dân cư tăng, các vấn đề về công bằng xã hội được đặt ra: có bao nhiêu việc làm mới do tăng trưởng kinh tế tạo ra dành cho người mới đến và bao nhiêu dành cho dân cư gốc của thành phố. Đặc biệt là giải quyết vấn đề lao động trước đó không có việc làm nay có việc làm. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của ĐTH đã tác động không nhỏ vào đời sống của người dân đặc biệt là người dân bị thu hồi đất. Chính điều đó đã tạo ra các vấn đề xã hội như chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ, dẫn đến phân hóa giàu nghèo, thiếu và không có việc làm trong nông thôn, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác.
3.2.5.1. Sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm hộ
Xã hội ngày càng phát triển, đất nước càng hội nhập, kinh tế phát triển thì chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa thành thị và thành thị, giữa nông thôn và nông thôn đã gây ra sự phân hóa giàu nghèo ngày một gia tăng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do đất nông nghiệp bị thu hẹp. Mặt khác quá trình đô thị hoá đã tạo nhiều cơ hội cho các hộ bị thu hồi một phần diện tích đất nông nghiệp có nhiều việc làm hơn trong thời gian nhàn rỗi nên thu nhập cao hơn và
ổn định hơn. Đối với các hộ không còn đất nông nghiệp thu nhập cũng tương đối cao nhưng không ổn định vì các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp nên một số lao động lớn tuổi và có trình độ thấp cho nên dẫn đến việc bị thiếu hoặc không có việc làm là đương nhiên, còn các hộ chỉ bị thu hồi một ít đất nông nghiệp nhưng vẫn có tổng thu nhập thấp nhất là vì các hộ vẫn còn nhiều đất nông nghiệp nên chỉ trọng tâm vào việc sản xuất nông nghiệp, đồng thời không có một nguồn vốn lớn để tập trung vào việc phát triển các ngành nghề khác như: xây dựng nhà trọ cho thuê, hàng quán hay các ngành phi nông nghiệp khác. Và như vậy vấn đề tạo ra nhiều việc làm hơn, đào tạo lao động có trình độ hơn sẽ là giải pháp nhằm ổn định và nâng cao thu nhập cho hộ.
3.2.5.2. Vấn đề thiếu việc làm
Vấn đề thiếu việc làm trong lao động là vấn đề nan giải của nhiều địa phương trong cả nước. ĐTH đã tạo ra cho người lao động nhiều cơ hội việc làm, lao động nông nghiệp đã chuyển dịch dần sang các nghề phi nông nghiệp song do lao động dư ra do mất đất khá nhiều, cộng với đó chất lượng lao động lại quá thấp nên tình trạng lao động mất việc vẫn diễn ra. Số lượng lao động thiếu và không có việc làm tăng đáng kể.
Một số lao động chuyển sang các lĩnh vực khác, thời gian nhàn rỗi của lao động giảm đi song thời gian làm việc vẫn không ổn định, dẫn đến thu nhập của nhóm lao động đó bấp bênh. Lao động làm công ăn lương là điển hình vì công việc này phụ thuộc vào thời tiết và thời vụ.
3.2.5.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Quá trình đô thị hoá càng phát triển thì ô nhiễm môi trường càng cao và ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn nạn của toàn cầu hiện nay chứ không riêng gì Việt Nam. Môi trường tự nhiên tại các đô thị đang ngày càng xấu đi do quy mô dân số, quy mô sản xuất và cung cấp các dịch vụ của đô thị. Đặc biệt đối với các nước có kỹ thuật lạc hậu của các nhà máy, xí nghiệp càng làm gia tăng lượng khí thải độc hại ra môi trường, làm ô nhiễm nguồn đất, nước và không khí. Bên cạnh đó sự phát triển của cơ sở hạ tầng không đồng bộ dẫn đến tình trạng ùn tác giao thông liên tục, bụi khói thải của xe cộ và ngạp úng ở những khu dân cư qua lại. Hiện nay tốc độ ĐTH nhanh và qua đó là hàng loạt các khu công nghiệp mọc lên càng làm cho môi trường không khí ô nhiễm nặng. Rác thải trong các nhà máy, các khu dân cư chưa được quy hoạch làm cho môi trường sinh thái nhiều nơi ô nhiễm nặng nề, đe dọa sức khỏe của con người.
Trong những năm vừa qua vấn đề môi trường của thành phố Nha trang ngày càng bị suy giảm. Việc hình thành các kh đô thị, khu dân cư mới làm cho môi trường không khí và môi trường nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm. Trong các khu chợ chưa được quy hoạch, rác thải vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nước và không khí. Hiện
nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
3.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
3.3.1. Tình hình chung của các nhóm hộ điều tra
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 60 hộ dân ở hai dự án là dự án Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung và Khu đô thị VCN Phước Hải. Đây là hai dự án điển hình của thành phố Nha trang về việc thu hồi đất để phát triển đô thị.
Trong quá trình điều tra, thống kê số liệu chúng tôi đã chia các hộ điều tra thành ba nhóm cơ bản biểu hiện đặc trựng riêng của các dạng thu hồi đất của quận. Nhóm 1 là số hộ bị thu hồi đất toàn bộ, nhóm 2 là những hộ bị thu hồi đất trên 50% diện tích đất, nhóm 3 là những hộ bị thu hồi đất dưới 50% diện tích đất.
Trên cơ sở chia nhóm và tổng kết số liệu thu thập, chúng tôi đã thể hiện tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra theo bảng 3.5
Bảng 3.5. Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất
Stt Chỉ tiêu Đvt Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung 3 nhóm 1 Số hộ điều tra Hộ 20 20 20 60 2 Tuổi BQ hộ Tuổi 42,65 40,95 38,80 40,80 3 Trình độ văn hoá + Cấp II % 45,00 35,00 40,00 40,00 + Cấp III % 15,00 20,00 20,00 18,33 + Trên cấp III % 40,00 45,00 40,00 41,67 4 Giới tính (Nam) Người 11 09 09 9,67
5
Giới tính (Nữ) Người 09 11 11 10,33
+ Bình quân số nhân khẩu LĐ 4,75 5,1 4,55 4,8
Kết quả bảng 3.5 cho thấy:
- Về độ tuổi: Đa số người được phỏng vấn nằm trong độ tuổi từ 38 - 60 . Người được phỏng vấn trẻ nhất là 25 tuổi, lớn nhất là 61 tuổi đảm bảo tính đại diện cho các thế hệ chịu ảnh hưởng của việc thu hồi đất.
Về giới tính: người được phỏng vấn thì đồng đều giữa nam (19) và nữ (21). Về số khẩu: trung bình từ 4,55 – 5,1 khẩu/hộ.
3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến diện tích sản xuất đất nông nghiệp
Thực tế điều tra ở các nhóm hộ cho thấy, sau khi thu hồi đất thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân đã giảm đi đáng kể.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy:
Đối với nhóm 1 giải tỏa trắng nên người dân sẽ bị thu hồi hết toàn bộ diện tích đất. Nhóm 2 bình quân mỗi hộ giảm 193,58m2 tương đương với giảm 60,66%, còn nhóm 3 bình quân mỗi hộ giảm 169,98m2 tương đương với giảm 44,36%. Từ kết quả thống kê ta thấy được diện tích đất nông nghiệp của người dân bị giảm đi đáng kể.
Bảng 3.6. Diện tích đất trung bình của hộ dân truớc và sau thu hồi (Đvt: m2)
Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Trước THĐ Sau THĐ So sánh (+/-) Trước THĐ Sau THĐ So sánh (+/-) Trước THĐ Sau THĐ So sánh (+/-) Diện tích đất trung bình (m2/hộ) 309,17 0 -309,17 319,12 125,46 -193,58 383,15 213,18 - 169,98
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Bình quân diện tích đất nông nghiệp sau thu hồi đất của các nhóm hộ giảm, dẫn đến bình quân diện tích đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp giảm đáng kể trong các nhóm. Trong đó đặc biệt là nhóm 1 sau khi thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thì phương tiện sinh kế cho các lao động nông nghiệp là rất khó khăn, bắt buộc họ phải tìm cách để chuyển đổi nghề nghiệp nhằm đảm bảo sinh kế của mình.
Hình 3.2. Sự thay đổi diện tích đất của các hộ dân trước và sau khi thu hồi đất
Trong những năm đến, tốc độ ĐTH sẽ được đẩy mạnh, không gian đô thị sẽ được mở rộng. Ngoài các dự án đã và đang triển khai thì trong thời gian tới, một số công trình trọng điểm sẽ được triển khai, đất đai sẽ ngày càng thu hẹp, hàng ngàn hộ dân sẽ bị ảnh hưởng về việc làm và đời sống. Mặc dù trong những năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của thành phố khá cao, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, dịch vụ và thương mại không ngừng được mở rộng và phát triển, song sức ép về việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất vẫn luôn là khó khăn, thách thức cho sự phát triển bền vững.
3.3.3. Sự thay đổi về nguồn vốn tài chính của người dân trong quá trình Đô thị hóa
Quá trình ĐTH đã làm thay đổi nguồn vốn tài chính của các hộ gia đình cá nhân. Theo số liệu điều tra thì sự tăng giảm về nguồn vốn tài chính có sự khác biệt theo từng nhóm hộ. Nhóm 1 có đặc trưng là thu hồi đất toàn bộ và người dân thu hồi đất trong nhóm này chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp (60%). Sau khi thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp hầu hết người dân ở nhóm 1 đều chuyển sang các ngành nghề khác thuộc các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ.... Vì vậy thu nhập của người dân đều tăng lên đáng kể, số người có thu nhập tăng sau khi thu hồi đất chiếm đa số (75%). Đối với người thu hồi đất ở nhóm 2 thì hầu hết là thu hồi đất nông nghiệp. Thu nhập của người nông dân từ nông nghiệp trước đây vốn đã thấp nên sau khi hồi đất phần lớn đất nông nghiệp nông dân đã có thu nhập từ hướng ngành nghề khác nên thu nhập cũng cải thiện hơn trước. Có đến 65% hộ dân có mức thu nhập tăng sau khi nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên các hộ tiếp tục sản xuất nông nghiệp thì bị giảm thu nhập vì diện tích canh tác bị thu hẹp lại. Ở nhóm 3 diện tích thu hồi đất nông nghiệp nhỏ nên không ảnh hưởng lắm đến thu nhập của người dân. Có đến 30% hộ dân có mức thu nhập không thay đổi, các hộ dân chuyển sang các lĩnh vực khác thì có thu nhập cao hơn, còn những hộ dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì có thu nhập thấp hơn.
Hình 3.3. Sự thay đổi thu nhập của người dân bị thu hồi đất
Việc thu nhập tăng lên của người nông dân thu hồi đất là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên duy trì mức tăng ổn định là một vấn đề khá nan giản. Vì người dân chủ yếu chuyển sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nên thu nhập phụ thuộc rất nhiều vào các công ty, các doanh nghiệp nên tính ổn định không cao.
Bên cạnh đó tỉ trọng nguồn thu nhập từ các ngành nghề khác nhau cũng có nhiều chuyển biến. Trước khi thu hồi đất, tỉ trọng nguồn thu nhập chủ yếu là từ lĩnh vực nông nghiệp, chỉ có một số bộ phận nhỏ tham gia các hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Sau khi thu hồi đất thì nguồn thu nhập biến đổi theo hướng tăng nguồn thu từ phi nông nghiệp, do nguồn đất nông nghiệp quý giá của nông dân bị thu hồi.
Bảng 3.7. Tỷ trọng nguồn thu tại các nhóm hộ
(ĐVT: %) Nguồn thu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Tổng 3 nhóm Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Trước THĐ Sau THĐ Nông nghiệp 60 0 65 25 65 40 63,33 21,67 Phi nông nghiệp 35 95 30 70 30 55 31,67 73,33 Khác 5 5 5 5 5 5 5 5
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016)
Có sự thay đổi về nguồn thu nhập trước và sau thu hồi đất, trước thu hồi đất người dân có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp (63,33%), nhưng sau thu hồi đất thi tỷ lệ này giảm xuống còn 30%. Bên cạnh đó nguồn thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng lên, trước khi thu hồi đất người dân có nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động phi nông nghiệp là 31,67%, sau khi thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên 73,33%. Như vậy đã có sự chuyển dịch về nguồn thu nhập giữa các ngành nghề, cụ thể là sự chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sự chuyển dịch này diễn ra khá mạnh mẽ ở các nhóm. Điều này đã làm cho nguồn thu nhập chủ yếu của người dân sau khi thu hồi đất có được là từ hoạt động phi nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Hoạnh