dưa lê thí nghiệm
Khi chúng ta trồng 1 loại cây trồng nào đó ngoài các yếu tố đất đai, thời tiết, giống... thì vẫn đề sâu bệnh hại cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng đó. Sâu bệnh hại không chỉ gây thiệt hại nặng về năng suất mà còn có thể làm chết cây trồng và làm thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá, hại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với người dân làm nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa lê nói riêng.
Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại trên các ô dưa lê thí nghiệm cho thấy có các thành phần sâu, bệnh hại như bảng 4.9 dưới đây:
Bảng 4.9. Thành phần sâu bệnh hại
CT
Sâu hại
Bọ trĩ Ruồi đục quả
1 + -
2 ++ -
3 ++ -
Qua bảng 4.9 cho thấy tình hình sâu bệnh chủ yếu gây hại cho cây gồm có:
Bọ trĩ có tên khoa học là Thrips palmi, loại côn trùng này thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ, sau đó phát triển mạnh dần khi cây lớn lên và làm cho thân, cành, lá dần dần bị xoăn lại, cứng và giòn hơn. Bọ trĩ là có màu đen, dài từ 1 - 2 mm, còn trứng bọ trĩ lại có màu trắng sữa, đến khi nở trứng thì có màu vàng nhạt.
Khi quan sát sẽ thấy bọ trĩ nằm rải rác trong các mô lá, chúng hút dịch và làm cho lá cây xoăn lại. Bọ trĩ có khả năng lẩn tránh rất nhanh bằng cách giả chết rơi xuống đất hoặc trú trong chiếc lá khác. Loài sâu bệnh hại trên dưa lưới này hoạt động cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên chúng không ưa ánh sáng trực tiếp nên thường trốn trong búp lá và bò ra khi trời râm.
Bọ trĩ xuất hiện phổ biến ở công thức 2 và công thức 3, ít phổ biến ở công thức 1 và công thức 4.
Ruồi đục quả cũng là một trong những loại gây hại cho dưa lê. Ruồi đục lá (Liriomyza Sativaza Blanchard) là loài đa thực, phổ ký chủ rộng, gây hại nhiều loài cây trồng. Ruồi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây cằn vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm đẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra vết thương của lá giòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sâm nhập phát sinh và phát triển gây hại làm rụng lá, chết cây. Ở tất cả các công thức thí ngiệm, tần suất bắt gặp của loài này là rất ít.
4.4. Ảnh hưởng của một số giá thể đến chất lượng của giống dưa lê Hồng Kim (PN 888)