Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến đường kính gốc cây của giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng phát triển và chất lượng của giống dưa lê hồng kim (PN 888) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 47)

Động thái tăng trưởng đường kính gốc là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của dưa lê Hồng Kim. Với các công thức giá thể khác nhau, tỷ lệ giá thể nào đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm sẽ cho cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh và cho đường kính gốc lớn.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến đường kính gốc dưa lê Hồng Kim (PN 888)

Công thức Đường kính gốc… ngày sau trồng (cm)

7 14 21 28 CT 1 0,28 0,63 0,84a 1,03a CT 2 0,29 0,64 0,82b 1,01ab CT 3 0,34 0,64 0,74b 0,99ab CT 4 0,3 0,57 0,67c 0,92b P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) - - 4,53 5,50 LSD.05 - - 0,07 0,11

Biểu đồ 4.3. Biểu diễn biến động của đường kính gốc sau trồng

Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.3 cho thấy ở giai đoạn 7 ngày và 14 ngày sau trồng đường kính gốc ở các công thức không có sự sai khác. Sau trồng 14 ngày đường kính gốc dao động từ 0,57cm - 0,63cm.

Đường kính gốc cây dưa lê bắt đầu có sự biến động sau 21 ngày và 28 ngày trồng ở mức tin cây 95%. Cụ thể sau 21 ngày trồng, đường kính gốc ở công thức 1 là cao nhất đạt 0,84cm, công thức 2 và công thức 3 có đường kinh gốc tương đương nhau. Công thức 4 có đường kính gốc thấp nhất đạt 0,67cm.

Sau 28 ngày trồng, đường kính gốc cây dao động đạt từ 0,92cm đến 1,03cm. Trong đó công thức 1 đường kính gốc lớn hơn các công thức còn lại.

4.1.6. Đặc điểm ra hoa cái, tỷ lệ đậu quả của dưa lê Hồng Kim (PN 888) ở các giá thể trồng khác nhau

* Số hoa cái trên cây:

Số hoa trên cây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc cấu thành năng suất, số lượng hoa đực, hoa cái nhiều hay ít ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ đậu quả của dưa lê. Số lượng hoa đực, hoa cái, tỉ lệ đậu quả

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày

CT1 CT2 CT3 CT4

phụ thuộc nhiều vào đặc tính sinh lý của từng giống và điều kiện thời tiết. Dưa lê là cây đơn tính cùng gốc, có cả hoa đực và hoa cái trên cây. Có hoa giao phấn nên số lượng hoa đực trên cây lớn.

Bảng 4.6. Đặc điểm ra hoa cái, tỷ lệ đậu quả của dưa lê

Công thức Số hoa cái/cây Tỷ lệ đậu quả

(%) CT1 14,53a 37,14a CT2 13,86b 33,17b CT2 13,06c 30,60b CT4 12,46d 27,27c P <0,05 <0,05 CV(%) 2,6 4,3 LSD0.5 1,2 2,8

Qua bảng 4.6 cho thấy các công thức giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến số hoa cái ở mức tin cậy 95%. Số hoa cái ở công thức 1 đạt lớn nhất lả 14,53 hoa. Số hoa cái thấp nhất ở công thức 4 đạt 12,46. Số hoa cái ở công thức 2 và công thức 3 lần lượt là 13,86 và 13,06.

Ở các công thức khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 có tỷ lệ đậu quả cao nhất là 37,14%. Công thức 2 và công thức 3 có tỷ lệ đậu quả tương đương nhau. Công thức 4 có tỷ lệ đậu quả là 27,27%.

4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến năng suất của giống dưa lê Hông Kim (PN 888) Hông Kim (PN 888)

4.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài quả, chiều rộng quả và độ dày thịt quả của giống dưa lê Hồng Kim thịt quả của giống dưa lê Hồng Kim

Chiều dài quả, đường kính quả và độ dày thịt quả là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của dưa lê. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến các yếu tố trên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của giá thể đến chiều dài quả, đường kính quả và độ dày thịt quả của dưa lê Hông Kim

Công thức Chiều dài

quả (cm) Đường kính quả (cm) Độ dày thịt quả (cm) 1 11,3 8,7 2,06ª 2 11,6 8,7 1,90b 3 10,7 8,2 1,98c 4 11,1 8,4 1,94d P >0,05 >0,05 <0,05 CV(%) - - 0,63 LSD - - 0,02

Qua bảng 4.7 cho thấy

Các công thức giá thể khác nhau không ảnh hưởng đến chiều dài quả và đường kính quả. Chiều dài quả dao động từ 10,7cm - 11,3 cm.

Các công thức giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến độ dày thịt quả ở mức tin cậy 95%. Qua xử lý số liệu cho thấy công thức 1 có độ dày thịt quả cao nhất đạt 2,06 cm. Công thức 4 có độ dày thịt quả thấp nhất đạt 1,9cm.

4.2.2. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống dưa lê Hồng Kim năng suất của giống dưa lê Hồng Kim

Năng suất là một chỉ tiêu được tổng hợp lại phản ánh các quá trình sinh trưởng, phát triển các hoạt động sống diễn ra trong cây và thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn vị cá thể.

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất. Các yếu tố cấu thành năng suất quan trọng đó là số quả/cây, khối lượng trung bình quả và mật độ cây/m2. Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất quả của giống dưa lê Hồng Kim khi trồng ở một số loại giá thể khác nhau kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của giống dưa lê thí nghiệm

Công thức Số quả trung bình/cây Khối lượng quả (g) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) CT 1 5,4a 550,0a 66,24a 41,25a CT 2 4,6b 500,0b 54,25ab 37,5b CT 3 4,0c 380,0c 41,63bc 28,5c CT 4 3,4d 390,0c 37,20c 29,25c P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 3,98 3,7 12,91 3,75 LSD 0,34 0,03 12,85 2,56

Số quả trung bình/ cây: Số quả trung bình/ cây có quan hệ trực tiếp với năng suất, để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm phải chăm sóc đúng kỹ thuật. Cây có số quả càng cao thì năng suất càng tăng. Số quả trên cây phụ thuộc vào khả năng tích lũy dinh dưỡng của cây, điều kiện ngoại cảnh. Do đó trông quá trình trồng và chăm sóc đã có sự chủ động điều chỉnh số quả để cây cho năng suất cao

Qua bảng 4.8 cho thấy Công thức 1 cho khối lượng trung bình quả lớn nhất là 550 gram, tiếp đến là công thức 2 là 500 gram. Công thức 3 và công thức 4 cho kết quả lần lượt là 380 gram và 390gram. Kết quả xử lý số liệu thống kê cho thấy giữa các công thức sai khác ở mức độ tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết ở các công thức dao động từ 37,2 - 66,24 tấn/ha. Công thức 1 đạt năng suất lý thuyết cao nhất (66,24 tấn/ha) ở mức tin cậy

95%, tiếp theo là công thức 2 đạt 54,25 tấm/ha. Năng suất lý thuyết ở công 3 và 4 tương đương lần lượt là 41,63 và 37,2 tấn/ha.

Năng suất thực thu ở các công thức dao động từ 29,25 đến 41,25 tấn/ha. Trong đó công thức 1 cho năng suất cao nhất đạt 41,25 tấn/ha ở mức tin cậy 95%. Tiếp theo là công thức 2 cho năng suất đạt 35,5 tấn/ha, công thức 3 và công thức 4 cho năng suất thấp nhất tương đương nhau lần lượt là 28,5 và 29,25 tấn/ha.

4.3. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tình hình sâu bệnh hại của giống dưa lê thí nghiệm dưa lê thí nghiệm

Khi chúng ta trồng 1 loại cây trồng nào đó ngoài các yếu tố đất đai, thời tiết, giống... thì vẫn đề sâu bệnh hại cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng đó. Sâu bệnh hại không chỉ gây thiệt hại nặng về năng suất mà còn có thể làm chết cây trồng và làm thất thu hoàn toàn. Sự phát sinh, phát triển và phá, hại của sâu bệnh là một trong những trở ngại lớn đối với người dân làm nông nghiệp nói chung và sản xuất dưa lê nói riêng.

Theo dõi tình hình sâu, bệnh hại trên các ô dưa lê thí nghiệm cho thấy có các thành phần sâu, bệnh hại như bảng 4.9 dưới đây:

Bảng 4.9. Thành phần sâu bệnh hại

CT

Sâu hại

Bọ trĩ Ruồi đục quả

1 + -

2 ++ -

3 ++ -

Qua bảng 4.9 cho thấy tình hình sâu bệnh chủ yếu gây hại cho cây gồm có:

Bọ trĩ có tên khoa học là Thrips palmi, loại côn trùng này thường xuất hiện ngay từ khi cây còn nhỏ, sau đó phát triển mạnh dần khi cây lớn lên và làm cho thân, cành, lá dần dần bị xoăn lại, cứng và giòn hơn. Bọ trĩ là có màu đen, dài từ 1 - 2 mm, còn trứng bọ trĩ lại có màu trắng sữa, đến khi nở trứng thì có màu vàng nhạt.

Khi quan sát sẽ thấy bọ trĩ nằm rải rác trong các mô lá, chúng hút dịch và làm cho lá cây xoăn lại. Bọ trĩ có khả năng lẩn tránh rất nhanh bằng cách giả chết rơi xuống đất hoặc trú trong chiếc lá khác. Loài sâu bệnh hại trên dưa lưới này hoạt động cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên chúng không ưa ánh sáng trực tiếp nên thường trốn trong búp lá và bò ra khi trời râm.

Bọ trĩ xuất hiện phổ biến ở công thức 2 và công thức 3, ít phổ biến ở công thức 1 và công thức 4.

Ruồi đục quả cũng là một trong những loại gây hại cho dưa lê. Ruồi đục lá (Liriomyza Sativaza Blanchard) là loài đa thực, phổ ký chủ rộng, gây hại nhiều loài cây trồng. Ruồi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây cằn vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm đẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra vết thương của lá giòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sâm nhập phát sinh và phát triển gây hại làm rụng lá, chết cây. Ở tất cả các công thức thí ngiệm, tần suất bắt gặp của loài này là rất ít.

4.4. Ảnh hưởng của một số giá thể đến chất lượng của giống dưa lê Hồng Kim (PN 888) Kim (PN 888)

Chất lượng quả là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng. Dưa lê Hồng Kim khi chín có vỏ màu vàng bóng có, là loại quả dùng để ăn tươi có hương thơm mùi mật, có vị ngọt thanh, quả giòn ngọt.

Kết quả đánh giá chất lượng quả được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của một số loại giá thể khác nhau đến chất lượng giống dưa lê thí nghiệm

Công thức Độ Brix (%) Độ giòn Hương vị

1 10,3a Giòn Ngọt thanh, thơm

2 10,1ab Giòn Ngọt thanh, thơm

3 9.8bc Giòn Ngọt thanh, thơm

4 9,6c Giòn Ngọt thanh, thơm

P <0,05

CV(%) 1,21

LSD.05 0,22

Qua bảng 4.10 cho thấy:

Các loại giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến độ brix của giống dưa thí nghiệm trong đó công thức 1 và công thức 2 có giá trị tương đương lần lượt là 10,3 và 10,1. Công thức 3 và 4 cho độ brix thấp hơn lần lượt là 9,8 và 9,6. Kết quả xử lý số liệu thống kê cho thấy giữa các công thức sai khác ở mức độ tin cậy 95%.

Từ kết quả bảng 4,9 cho thấy ở tất cả các công thức thí nghiệm dưa lê đều có độ giòn và hương vị ngọt thơm.

4.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế

Khi trồng bất cứ loại cây trồng nào điều mà nguời sản xuất quan tâm và luôn hướng đến vẫn là đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, vì giá thể trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và dưa lê nói riêng.

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của giá thể trồng đến hiệu quả kinh tế của dưa lê Hồng Kim (PN888)

Tính cho 1 vụ với diện tích 1 ha (25.000 cây/ha)

Nội dung/Công thức CT1 CT2 CT3 CT4

I Tổng chi phí (cho 1 ha) 332.500.000 327.000.000 320.500.000 314.000.000

1 Công lao động 50.000.000 50.000.000 50.000.000 50.000.000

2 Túi bầu 37.500.000 37.500.000 37.500.000 37.500.000

3 Xơ dừa 25.000.000 27.500.000 29.000.000 30.500.000

4 Trấu 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000

5 Phân hữu cơ HDT-01 160.000.000 150.000.000 140.000.000 130.000.000 6 Khấu hao (thiết bị tưới,

nhà lưới, …) 50.000.000 50.000.000 50.000.000 50.000.000

II Tổng thu (cho 1 ha) 825.000.000 750.000.000 570.000.000 585.000.000

1 Năng suất (tấn/ha) 41,25 37,50 28,50 29,25

2 Giá bán (cho 1 tấn) 20.000.000 20.000.000 20.000.000 20.000.000

III Lãi ròng 492.500.000 423.000.000 249.500.000 271.000.000

Qua bảng 4.10 cho thấy hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở công thức 1 thu được 492 triệu đồng/ha/vụ tuy nhiên chi phí đầu tư cũng lớn nhất. Công thức 2 thu được hiệu quả khá cao là 423 triệu đồng/ha/vụ. Các công thức 3 và 4 có hiệu quả kinh tế thấp hơn lần lượt là 249 triệu đồng/ha/vụ và 271 triệu đồng/ha/vụ. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức 1 mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu nội dung của đề tài tôi sơ bộ kết luận như sau: Giống dưa lê Hồng Kim trồng trong các loại giá thể khác nhau cho tỷ lệ hồi xanh cao.

Các công thức giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng,phát triển của cây dưa lê Hồng Kim, trong đó công thức 1 (60% phân hữu cơ HDT-01 + 20% xơ dừa + 20% trấu hun) cho chiều cao cây, số lá và đường kính

Sâu bệnh hại chủ yếu đối với dưa lê là bọ trĩ. Bọ trĩ xuất hiện phổ biến ở công thức 2 và công thức 3, ít phổ biến ở công thức 1 và công thức 4. Trong các công thức giá thể phối trộn, Công thức 1 (60% phân hữu cơ HDT-01+ 20% xơ dừa + 20% trấu hun) có hiệu quả tốt nhất đối với snh trưởng, phát triển chất lượng của dưa lê Hồng Kim (PN 888).

5.2. Đề nghị

Áp dụng nghiên cứu giá thể với công thức 60% phân hữu cơ HDT-01 + 20% xơ dừa + 20% trấu hun trên quy mô rộng để đánh giá được chính xác ổn định hơn về năng suất chất lượng của dưa lê Hồng Kim.

Cần phải tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng dưa lê giống Hồng Kim ở các địa điểm khác để tìm ra được giá thể thích hợp cho loại dưa lê này và có được kết luận chính xác hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu Tiếng Việt

1. Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996, “Rau và trồng rau (Giáo trình Cao học Nông nghiệp)”, Viện KHKTNN Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc, 1999, “Giáo trình trồng rau”, Khoa học Nồng nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ. 3. Phạm Hồng Cúc, 2001, “Kỹ thuật trồng dưa hấu mùa mưa”, Hội thảo huấn

luyện và trao đổi kinh nghiệm sản xuất rau trái vụ ở các tỉnh phía Nam

Tập 1, TP. Hồ Chí Minh.

4.Tạ Thị Thu Cúc, 2005, Giáo trình kỹ thuật trồng rau, NXB Hà Nội.

5. Vũ Văn Liết, Hoàng Đăng Dũng (2012), Đánh giá sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống dưa lê nhập nội từ Trung Quốc tại Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí khoa học và phát triển 2012, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, tập 10, số 2:238 - 243 trang 238 - 239.

6. Đường Hồng Dật, 2000, “Nghề làm vườn, phát triển cây ăn quả ở nước ta, nhóm cây ăn quả nhiệt đới có khả năng thích nghi hẹp”, NXB Văn hóa dân tộc.

7. Nguyễn Thị Thu Hà, (2010). Luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng dưa chuột trồng trong khay xốp vụ thu đông.

8. Phùng Hồng Nguyệt (2007), Dự án: “Kết hợp cải cách giáo dục và phát triển cộng đồng”. Đại học Cần Thơ.

9. Lê Thị Khánh. Tài liệu chuyên đề rau - hoa - quả, Trường Đại học Nông lâm Huế, (2002).

10. Phùng Hồng Nguyệt (2007), Dự án: “Kết hợp cải cách giáo dục và phát triển cộng đồng”. Đại học Cần Thơ.

11. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu (QCVN 01-91:2012/BNNPTNT).

B. Tài liệu Tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng phát triển và chất lượng của giống dưa lê hồng kim (PN 888) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)