Kết luận rút ra từ tổng quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng phát triển và chất lượng của giống dưa lê hồng kim (PN 888) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

Dưa lê là một loại quả rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên việc nghiên cứu về giá thể hữu cơ trồng dưa lê chưa phổ biến, các tài liệu về nghiên cứu về giá thể trồng dưa lê chưa nhiều. Vì vậy thực hiện đề tài này góp phần bổ sung tư liệu cho sản xuất về các loại giá thể trồng dưa lê thích hợp.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Giống dưa lê Hồng Kim.

3.1.2. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 7/2019 đến 11/2019.

3.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Khu nhà lưới Trung tâm Đào tạo, Nghiên Cứu Giống Cây Trồng và Vật Nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê Hồng Kim.

- Ảnh hưởng của các loại giá thể đến các chỉ tiêu chất lượng quả của giống dưa lê Hồng Kim.

- Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại của dưa lê Hồng Kim.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 công thức và nhắc lại 3 lần.

- Diện tích ô thí nghiệm: 30m2 (6m x 5m) - Các công thức thí nghiệm

CT 1: 60% Phân hữu cơ HDT-01 + 20% xơ dừa + 20% trấu hun. CT2: 50% Phân hữu cơ HDT-01 + 25% xơ dừa + 25% trấu hun CT3: 40% Phân hữu cơ HDT-01 + 30% xơ dừa + 30% trấu hun. CT4: 30% Phân hữu cơ HDT-01 + 35% xơ dừa + 35% trấu hun.

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 CT4 Nhắc lại 2 CT2 CT4 CT1 CT3 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT4 CT1 Dải bảo vệ

3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo dõi

*Chỉ tiêu Thời gian sinh trưởng và phát triển.

+ Hồi xanh: Thời gian từ khi đem ra trồng cho tới khi 100% cây bén rẽ hồi xanh (ngày)

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng thân chính (cm), theo dõi 7 ngày/1 lần. Bắt đầu đo từ sau trồng 7 ngày.

+ Số là (lá): Đếm toàn bộ số lá xuất hiện trên thân chính, theo dõi 7 ngày/1 lần.

+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian từ trồng đến ra hoa, đậu quả, thu hoạch.

+ Đường kính gốc (cm): 7 theo dõi 7 ngày/lần.

+ Số hoa cái/cây (hoa): Đếm tổng số hoa cái/cây, theo dõi từ khi hoa cái nở.

+ Số quả đậu/cây (quả): Đếm tổng số quả đậu/cây. + Tỷ lệ đậu quả (%)

* Chỉ tiêu về Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.

+ Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả của 5 cây theo dõi khi thu hoạch rồi quy ra quả/cây (số quả thương phẩm thu được/cây).

+ Khối lượng trung bình quả (gram): Tổng trọng lượng quả thu được/số quả thu được.

+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Số quả/cây x KLTB quả x Mật độ/ha. + Năng suất thực thu (tấn/ha): Thu cả ô tính năng suất thực thu quy từ kg/ô ra tấn/ha.

* Chỉ tiêu về chất lượng

+ Chiều dài quả: Đo bằng thước cm.

+ Đường kính quả: Đo bằng thước kẹp panme + Độ Brix (%): Đo bằng máy Brix kế

+ Độ giòn: 5: rất giòn; 4: giòn; 3: giòn vừa; 2: hơi giòn; 3: không giòn + Hương vị: 5: rất thơm; 4: thơm; 3: thơm vừa; 2: hơi thơm; 3: không thơm * Chỉ tiêu về sâu bệnh hại

- Đối với sâu

+ Phương pháp điều tra: Theo dõi cả ô thí nghiệm. Đếm tất cả số cây bị sâu sau đó tính tỷ lệ hại.

+ Tỷ lệ sâu hại(%): Số cây bị sâu hại/ tổng số cây theo dõi x 100 - Đối với bệnh

+Phương pháp điều tra: Theo dõi cả ô thí nghiệm. Đếm tất cả số cây bị bệnh sau đó tính tỷ lệ hại

Tỷ lệ bệnh hại(%): Tổng số cây bị bệnh/tổng số cây theo dõi. Ký hiệu:

Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến

Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến.

Chỉ tiêu theo dõi: (Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN-01- 87:2012/BNNPTNT).

3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý theo chương trình phần mềm Microsoft Excel. - Xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình sinh trưởng, phát triển của giống dưa lê Hông Kim (PN 888) triển của giống dưa lê Hông Kim (PN 888)

Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của giống, và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng. Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và lượng diễn ra liên tục đồng thời có quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng. Quan sát các đặc điểm qua các giai đoạn phát triển của cây giúp ta chủ động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp, qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được một cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao được hệ số sử dụng đất.

4.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng hồi xanh của dưa lê Hồng Kim (PN 888) (PN 888)

Thời kỳ đầu khi đem trồng cây ra bầu cần thao tác cẩn thận tránh làm tổn thương đến rễ, để cây có thể bén rễ hồi xanh tốt nhất. Để cây có tỷ lệ sống cao nhất. Kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ hồi xanh của dưa lê Hồng Kim (PN 888)

Chỉ tiêu

CT Số cây trồng Số cây hồi xanh Tỷ lệ hồi xanh

CT1 25 24 96

CT2 25 25 100

CT3 25 24 96

CT4 25 23 92

Qua bảng 4.1 ta có thể thấy tỷ lệ hồi xanh dao động từ 92 - 100%. Tỷ lệ hồi xanh cao nhất ở công thức 2 đạt 100%, công thức 4 có tỷ lệ hồi xanh thấp nhất là 92%. Chênh lệch giữa công thức có tỷ lệ hồi xanh cao nhất (công thức 2) và công thức có tỷ lệ hồi xanh thấp nhất (công thức 4) là 8%.

4.1.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian sinh trưởng của dưa lê Hồng Kim (PN 888) lê Hồng Kim (PN 888)

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp nhằm hạn chế tối thiểu tác động của điều kiện ngoại cảnh tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến thời gian sinh trưởng của dưa lê Hồng kim (PN 888)

Chỉ tiêu

Công thức

Thời gian từ trồng đến…..(ngày)

Tổng thời gian sinh trưởng (ngày) Thời gian hồi xanh Thời gian ra hoa Thời gian quả chín có thể thu hoạch CT1 3 20 50 59 CT2 4 20 52 60 CT3 5 23 55 60 CT4 4 22 53 62

* Thời gian hồi xanh

Qua bảng trên ta thấy các công thức giá thể khác nhau không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lê Hồng Kim. Thời gian hồi xanh ở tất cả các thức dao động từ 3 - 5 ngày.

* Thời gian từ trồng đến ra hoa

Sự ra hoa là điều kiện tiền quyết hình thành quả. Nếu ra hoa chậm sẽ dẫn đến ra quả chậm. Để cây ra hoa sớm phải giảm thời gian sinh trưởng sinh dưỡng. Nếu kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng sẽ tạo điều kiện ra số lượng lá lớm và diện tích lá lớn để hỗ trợ cho hoa quả phát triển tốt. Qua bảng 4.2 ta thấy thời gian ra hoa cái giữa các công thức dao động từ 20 đến 23 ngày.

* Thời gian từ trồng đến thời gian quả chín có thể thu hoạch

Qua bảng 4.2 cho thấy thời gian từ trồng đến thời gian quả chín có thể thu hoạch lần 1 ở các công thức dao động từ 50 - 55 ngày. Công thức 1 có thời gian thu quả lần 1 ngắn nhất là 50 ngày, tiếp đến là công thức 2 và 4 lần lượt là 52 ngày và 53 ngày. Cuối cùng là công thức 3 có thời gian từ trồng đến thu quả lần 1 dài nhất là 55 ngày.

* Tổng thời gian sinh trưởng

Cũng như các loại cây trồng khác dưa lê trải qua chu kỳ sống từ lúc mọc mầm cho đến khi thu hoạch đợt quả cuối cùng trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó tùy thuộc vào giống ngắn ngày, dài ngày hay trung bình. Tổng thời gian sinh trưởng là cơ sở giúp người sản xuất bố trí thời vụ hợp lý cũng như các biện pháp canh tác khác. Qua bảng 4.2 ta thấy thời gian sinh trưởng của dưa lê Hồng Kim ở các công thức giá thể khác nhau dao động từ 59 - 62 ngày.

4.1.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tăng trưởng chiều cao cây của giống dưa lê Hông Kim (PN 888)

Khả năng sinh trưởng của các giống dưa được đánh giá trên nhiều phương diện khác nhau, trước hết là sự tăng trưởng về chiều cao cây. Quá trình vươn cao của cây là nhờ sự phân chia và giãn theo chiều dọc của lớp tế bào ở mô phân sinh đỉnh ngọn.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, yếu tố ngoại cảnh và biện pháp chăm sóc. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng, phát triển của cây.

Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng về đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển nói chung và sự tăng trưởng về chiều cao nói riêng đối với mọi cây trồng cũng như dưa lê.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến tốc độ tăng trưởng của cây dưa lê qua từng thời kỳ thí nghiệm có bảng như sau:

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến chiều cao cây dưa lê Hông Kim (PN 888)

Công thức Chiều cao cây… ngày sau trồng (cm)

7 14 21 28 CT 1 8,9 22,1 49,1a 128,7a CT 2 9,0 23,3 39,5ab 113,5ab CT 3 9,8 25,4 39,8ab 107,0ab CT 4 9,3 19,1 29,5b 93,1b P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) - - 13,2 10,8 LSD.05 - - 9,8 22,4

Biểu đồ 4.1. Biểu diễn biến động chiều cao cây sau trồng

0 20 40 60 80 100 120 140

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày

CT1 CT2 CT3 CT4

Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.1 cho thấy các loại giá thể phối trộn ở các công thức ảnh hưởng không có ý nghĩa ở giai đoạn sau trồng 7 ngày và 14 ngày, sau trồng 14 ngày chiều cao cây dao động chậm từ 19,1 - 23,3cm.

Ở thời điểm sau trồng 21 ngày cây bắt đầu phát triển mạnh, lúc này các công thức giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây ở mức độ tin cậy 95%. Công thức 1 có chiều cao cây cao hơn các công thức còn lại đạt 49,1cm. Các công thức 2 và công thức 3 có chiều cao cây tương đương nhau là 39,5cm và 39,8cm.

Ở thời điểm sau 28 ngày các công thức giá thể khác nhau có ảnh đến chiều cao cây ở mức tin cậy 95%. Công thức 1 vẫn là công thức có chiều cao cây cao hơn so với các công thức còn lại đạt 128,7cm. Tiếp theo đến công thức 2 và công thức 3 cho giá trị gần tương đương nhau lần lượt là 113,5 cm và 113,07cm.

4.1.4. Ảnh hưởng của một số lọai giá thể đến số ra lá của giống dưa lê thí nghiệm

Lá là cơ quan quan trọng nơi xảy ra quá trình quang hợp, số lá và diện tích bề mặt lá tốt hay không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bởi vì lá là nơi cư trú của sâu bệnh hại, ít nhiều làm giảm khả năng quang hợp dẫn đến cây trồng bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc, quả sẽ ít và nhỏ, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Cũng như mọi loại cây trồng khác, số lá trên cây của các giống phản ảnh đặc tính di truyền của giống trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra chúng còn chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa và sâu bệnh hại,.. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến động thái ra lá của giống dưa lê được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của giá thể đến số ra lá của giống dưa lê Hồng Kim (PN 888)

ĐVT: lá

Công thức Số lá theo dõi… ngày sau trồng

7 14 21 28 CT 1 3,80 7,86 14,80a 20,00a CT 2 3,53 8,33 14,60a 19,40b CT 3 3,46 8,06 14,00b 18,80b CT 4 3,46 8,13 13,80b 18,46c P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) - - 1,97 1,50 LSD.05 - - 0,56 0,57

Biểu đồ 4.2. Biểu diễn số lá của dưa lê

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.2 cho thấy cho thấy các loại giá thể phối trộn ở các công thức ảnh hưởng không có ý nghĩa ở giai đoạn sau trồng 14 ngày, sau trồng 14 ngày số là dao động từ 7,86 - 8,33 lá.

0 5 10 15 20 25

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày

CT1 CT2 CT3 CT4

Ở thời điểm sau trồng 21 ngày số là bắt đầu phát triển mạnh, lúc này các công thức giá thể khác nhau có ảnh hưởng đến động thái ra lá ở mức tin cậy 95%. Số là ở công thức 1 và công thức 2 tương đương nhau đạt 18,8 là và 14,6 lá. Số là ở công thức 3 và công thức 4 là tương đương nhau.

Ở thời điểm sau trồng 28 ngày, công thức 1 có số lá cao nhất các công đạt 20,00 lá. Công thức 2, 3 có giá trị tương đương nhau. Công thức 4 có số là thấp nhất là 18,46 lá.

4.1.5. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến đường kính gốc cây của giống dưa lê Hồng Kim (PN 888) dưa lê Hồng Kim (PN 888)

Động thái tăng trưởng đường kính gốc là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của dưa lê Hồng Kim. Với các công thức giá thể khác nhau, tỷ lệ giá thể nào đảm bảo độ tơi xốp, giữ ẩm sẽ cho cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh và cho đường kính gốc lớn.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của giá thể khác nhau đến đường kính gốc dưa lê Hồng Kim (PN 888)

Công thức Đường kính gốc… ngày sau trồng (cm)

7 14 21 28 CT 1 0,28 0,63 0,84a 1,03a CT 2 0,29 0,64 0,82b 1,01ab CT 3 0,34 0,64 0,74b 0,99ab CT 4 0,3 0,57 0,67c 0,92b P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV(%) - - 4,53 5,50 LSD.05 - - 0,07 0,11

Biểu đồ 4.3. Biểu diễn biến động của đường kính gốc sau trồng

Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.3 cho thấy ở giai đoạn 7 ngày và 14 ngày sau trồng đường kính gốc ở các công thức không có sự sai khác. Sau trồng 14 ngày đường kính gốc dao động từ 0,57cm - 0,63cm.

Đường kính gốc cây dưa lê bắt đầu có sự biến động sau 21 ngày và 28 ngày trồng ở mức tin cây 95%. Cụ thể sau 21 ngày trồng, đường kính gốc ở công thức 1 là cao nhất đạt 0,84cm, công thức 2 và công thức 3 có đường kinh gốc tương đương nhau. Công thức 4 có đường kính gốc thấp nhất đạt 0,67cm.

Sau 28 ngày trồng, đường kính gốc cây dao động đạt từ 0,92cm đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến sinh trưởng phát triển và chất lượng của giống dưa lê hồng kim (PN 888) tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)