* Xơ dừa
Đối với người dân Việt Nam thì dừa và xơ dừa đã không còn xa lạ. Cây dừa gắn bó lâu đời với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Dừa là cây mang lại rất nhiều lợi ích, từ thân dừa cây dừa che bóng, đến là dừa, nước của quả dừa. Đặc biệt đến ngày nay xơ dừa đang được sử dụng nhiều nhất bởi xơ dừa ứng dụng và được dùng với nhiều mục đích khác nhau trong nông nghiệp cũng như trong sản xuất. Xơ dừa là vỏ dạng khô và thường có màu nâu vàng.
Xơ dừa có rất nhiều tác dụng đối với đời sống con người được ứng dụng nhiều trong sản xuất. Ngoài ra, xơ dừa khi trộn với các chất hữu cơ cũng như với đất cho độ ẩm rất tốt và hiệu quả. Hỗn hợp này có tác dụng giữ ẩm, làm cho đất thêm tơi xốp. Tuy nhiên xơ dừa có tác dụng tốt nhưng trong xơ dừa vẫn chứa nhiều chất chát chất này nếu chúng ta không ủ kỹ xơ dừa thì khi sử dụng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng, đặc biệt là đối với bộ rễ của cây.
* Vỏ trấu hun
Vỏ trấu hun được chế biến từ vỏ của hạt lúa sau khi bóc lúa thành gạo còn phần vỏ lúa bỏ đi gọi là vỏ trấu. Những thành phần này hoàn toàn tự
nhiên được dùng cho nhiều mục đích từ công nghiệp, nông nghiệp. Sản phẩm hữu cơ thân thiện môi trường
Vỏ trấu được hun sử dụng làm phân bón và để lót chuồng trại rất hiệu quả cho các nhà nông chăn nuôi trồng trọt, với độ hút nước cao 7 - 14 lít/kg mụn dừa luôn giữ cho chuồng trại sạch sẽ khô thoáng. Khi phối hợp với phân gia súc vỏ trấu hun tạo ra một loại phân bón rất tốt cho cây. Đặc biết là cây trồng rau, nó giúp cải tạo đất làm đất tơi xốp thông thoáng, tăng độ phì nhiêu cho đất, kích thích bộ rễ phát triển sâu rộng.
2.5. Một vài kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất dưa lê ở Việt Nam
Ở nước ta trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo giống dưa lê đang được quan tâm có những bước thành công đáng kể. Đặc biệt là nghiên cứu về chọn tạo ra giống dưa lê vụ xuân hè, đây là hướng đi đúng đắn cung cấp nhiều sản phẩm tốt cho nhân dân trong thời kỳ khan hiếm.
Chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng, nhà lưới là xây dựng mô hình trồng dưa lê có thể trồng quanh năm, trồng ở vùng đất khô hạn, nhiễm mặn,.. cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, nhà màng, nhà lưới được sử dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ cây trồng tránh được những bất lợi về thời tiết, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV và giảm công lao động. Trên cơ sở kết quả đánh giá mô hình, ông Hồ Huy Cường, viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ đã đề nghị nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao để sản xuất dưa trong nhà màng tại Bình Định và một số địa phương trong vùng duyên hải Nam Trung bộ có điều kiện tương tự. [29]
Theo Th.s Hoàng Đắc Hiệt, trung tâm đã chuyển giao cho nhân dân Đồng Nai, Bình Dương kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng. Quy trình kỹ
thuật này giúp nông dân không phụ thuộc thời vụ, có thể trồng quanh năm, phù hợp với cả những vùng bất lợi như khô hạn hay ngập mặn... tăng năng suất so với kỹ thuật cũ 1,5 lần. Đặc biệt, áp dụng kỹ thuật mới sẽ làm giảm công lao động, thuốc bảo vệ thực vật. Hiệu quả kinh tế đạt từ 20 - 30 triệu đồng/1m2/vụ, rất thích hợp với nông nghiệp đô thị. [30]
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Liên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc cho biết: Để đảm bảo năng suất, người nông dân phải sử dụng nhiều lọai hóa chất bảo vệ thực vật và đã xảy ra một số ca ngộ độc cấp cứu, liên quan đến những loại hóa chất tồn dư trong dưa lê. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc phối hợp với Công ty Trách nhiện hữu hạn tư vấn dịch vụ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội đã đưa ra hệ thống nhà lưới vafo trồng dưa lê siêu sạch và siêu ngọt, đem lại kết quả rất tích cực thực hiện từ năm 2012 đến nay. [31]
Mô hình trồng dưa trong nhà lưới cải tiến mang lại hiệu quả cao hơn cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy giúp người trồng giảm chi phi, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Mỗi ha có thể thu hoạch sấp sỉ 60 tấn dưa.
2.6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lê
A, Đặc tính giống
- Thời gian sinh tưởng: 58 - 50 ngày.
- Dạng quả hình oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, ruột màu trắng, thịt giòn.
B, Gieo hạt và ươm cây con
- Nên gieo ươm cây trong bầu đất. Vật liệu gồm: Phân chuồng, tro trấu hoai mục, đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30% + 10% + 60%.
- Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đỏ ủ 24 giờ, sau khi hạt nảy mầm gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu
- Sau gieo từ 8 - 10 ngày, đến khi cây có 1 - 2 lá thật có thể đem trồng.
C, Mật độ và khoảng cách
- Trồng giàn: Lượng giống từ 1 - 1,2 kg/ha. Cây cách cây 0,5m, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 2500 0- 26000 cây/ha.
- Trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 - 500 cây/ha. Cây các cây 0,5m, hàng các hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9000 - 10000 cây/ha.
D, Phân bón và cách bón phân cho 1 ha
- Bón lót: 15-20 tấn phân chuồng, 400 - 500 kg NPK 16-16-8 - Bón thúc:
Lần 1: 18 - 20 ngày sau khi gieo: 40 - 50 kg NPK 16-16-8 Lần 2: 7 - 10 ngày sau khi đậu quả: 200 - 250 kg NPK 16-16-8 Lần 3: 16 - 18 ngày sau khi đậu quả: 100kg KCl
Nếu sử dụng phân ure và DAP có thể sử dụng tưới dặm khi cây còn nhỏ
E, Chăm sóc cây sau trồng
- Tưới nước: lượng nước tưới phụ thuộc vào cơ cấu đất, thời tiết và thời ký phát triển của cây, nên tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát.
- Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái
+ Để một dây chính: cây không cần bấm ngọn, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống. Dưa lê có đặc tính quả nằm trên dây chèo (dây phụ), muốn quả to, mỗi dây để một quả, cần cắt bỏ dât chèo trên day
chính từ lá thứ 10 trở vào gốc trước khi để quả. Vị trí để quả tốt nhất là từ lá thứ 10 đến là thứ 15
+ Để 2 dây chèo: Cây được 4 - 5 là thật tiến hành bấm ngọn chính, sau khi bấm ngọn được 7 - 10 ngày, chọn 2 nhánh tốt nhất, định hướng dây bò theo hướng vuông góc với mặt luống. Mỗi gốc nên để 1 quả, cần cắt bỏ chèo trên cây nhánh từ lá thứ 7 trở vào gốc trước khi để quả. Vị trí để quả tốt nhất là lá thứ 7 đến là thứ 10
Khi trồng dưa lê trong nhà màng cần lưu ý, dù trong nhà màng nhưng phải có ong để giúp dưa thụ phấn, khi dưa đạt 25 lá thì bấm ngọn chính, mỗi dây treo để 1 - 4 quả, tỉa quả sẽ nâng cao chất lượng 1 quả. Lượng dinh dưỡng và nước tưới cho dưa lê tùy theo từng giai đoạn, từ trồng đến 14 ngày cần 880 ppm (N) + 44 ppm (P) + 150 ppm (K), lượng dung dịch cần tưới 0,5 - 0,8 lít/cây/ngày. Từ ngày 15 đến khi ra hoa là 230 ppm (N) + 50 ppm (P) + 300 ppm (K), lượng dung dịch cần tưới 1 - 1,8 lít/cây/ngày, khi đậu trái đến thu hoạch cần 200 ppm (N) + 55 ppm (P) + 330 ppm (K), lượng dung dịch cần tưới 2 - 2,5 lít/cây/ngày. Cần bổ sung vi lượng B (0,3 - 0,5 ppm), Mn (0,3 ppm), Fe (2 - 3 ppm), Mo (0,05 ppm), Cu ( 0,1 - 0,5 ppm), Zn (0,3 ppm). pH cho dung dịch tưới là 5,5 - 6,5, quá trình tưới nước cho cây nên tưới dư 10%.
E, Cách phòng trừ sâu bệnh
- Bọ trĩ: Còn gọi là rầy lửa, sống tập trung trên đọt non hay dưới mặt lá non. Chích hút nhựa làm đọt non chùn lại, không phát triển. Bà con có thể sử dụng thuốc; Confidor 100SL, Adamire 50EC, Oncol 20ND, Regent để phun trừ.
- Rầy mềm hay còn gọi là rầy nhớt. Rầy chích hút nhựa làm cây con chùn đọt lại, không phát triển, là bị vàng. Ngoài ra còn là mô giới truyền bệnh khảm. Sử dụng thuốc: Topsin, Antracol 70WP, Aliette 80WP, Mancozeb, Fusin, phun Benlate, Copper B 23% phun vào gốc để trừ. Mặt khác, cần giảm nước tưới, giảm phân bón, nhất là ure.
F, Thu hoạch
Sau khi đậu quả khoảng 28 - 35 ngày, vỏ quả chuyển sang màu vàng đặc trưng của giống là thời kì thích hợp để thu hoạch.
2.7. Kết luận rút ra từ tổng quan
Dưa lê là một loại quả rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên việc nghiên cứu về giá thể hữu cơ trồng dưa lê chưa phổ biến, các tài liệu về nghiên cứu về giá thể trồng dưa lê chưa nhiều. Vì vậy thực hiện đề tài này góp phần bổ sung tư liệu cho sản xuất về các loại giá thể trồng dưa lê thích hợp.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Giống dưa lê Hồng Kim.
3.1.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 7/2019 đến 11/2019.
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Khu nhà lưới Trung tâm Đào tạo, Nghiên Cứu Giống Cây Trồng và Vật Nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê Hồng Kim.
- Ảnh hưởng của các loại giá thể đến các chỉ tiêu chất lượng quả của giống dưa lê Hồng Kim.
- Ảnh hưởng của giá thể đến tình hình sâu bệnh hại của dưa lê Hồng Kim.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh gồm 4 công thức và nhắc lại 3 lần.
- Diện tích ô thí nghiệm: 30m2 (6m x 5m) - Các công thức thí nghiệm
CT 1: 60% Phân hữu cơ HDT-01 + 20% xơ dừa + 20% trấu hun. CT2: 50% Phân hữu cơ HDT-01 + 25% xơ dừa + 25% trấu hun CT3: 40% Phân hữu cơ HDT-01 + 30% xơ dừa + 30% trấu hun. CT4: 30% Phân hữu cơ HDT-01 + 35% xơ dừa + 35% trấu hun.
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 CT4 Nhắc lại 2 CT2 CT4 CT1 CT3 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT4 CT1 Dải bảo vệ
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo dõi
*Chỉ tiêu Thời gian sinh trưởng và phát triển.
+ Hồi xanh: Thời gian từ khi đem ra trồng cho tới khi 100% cây bén rẽ hồi xanh (ngày)
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng thân chính (cm), theo dõi 7 ngày/1 lần. Bắt đầu đo từ sau trồng 7 ngày.
+ Số là (lá): Đếm toàn bộ số lá xuất hiện trên thân chính, theo dõi 7 ngày/1 lần.
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Thời gian từ trồng đến ra hoa, đậu quả, thu hoạch.
+ Đường kính gốc (cm): 7 theo dõi 7 ngày/lần.
+ Số hoa cái/cây (hoa): Đếm tổng số hoa cái/cây, theo dõi từ khi hoa cái nở.
+ Số quả đậu/cây (quả): Đếm tổng số quả đậu/cây. + Tỷ lệ đậu quả (%)
* Chỉ tiêu về Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
+ Số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả của 5 cây theo dõi khi thu hoạch rồi quy ra quả/cây (số quả thương phẩm thu được/cây).
+ Khối lượng trung bình quả (gram): Tổng trọng lượng quả thu được/số quả thu được.
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Số quả/cây x KLTB quả x Mật độ/ha. + Năng suất thực thu (tấn/ha): Thu cả ô tính năng suất thực thu quy từ kg/ô ra tấn/ha.
* Chỉ tiêu về chất lượng
+ Chiều dài quả: Đo bằng thước cm.
+ Đường kính quả: Đo bằng thước kẹp panme + Độ Brix (%): Đo bằng máy Brix kế
+ Độ giòn: 5: rất giòn; 4: giòn; 3: giòn vừa; 2: hơi giòn; 3: không giòn + Hương vị: 5: rất thơm; 4: thơm; 3: thơm vừa; 2: hơi thơm; 3: không thơm * Chỉ tiêu về sâu bệnh hại
- Đối với sâu
+ Phương pháp điều tra: Theo dõi cả ô thí nghiệm. Đếm tất cả số cây bị sâu sau đó tính tỷ lệ hại.
+ Tỷ lệ sâu hại(%): Số cây bị sâu hại/ tổng số cây theo dõi x 100 - Đối với bệnh
+Phương pháp điều tra: Theo dõi cả ô thí nghiệm. Đếm tất cả số cây bị bệnh sau đó tính tỷ lệ hại
Tỷ lệ bệnh hại(%): Tổng số cây bị bệnh/tổng số cây theo dõi. Ký hiệu:
Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến
Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến.
Chỉ tiêu theo dõi: (Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN-01- 87:2012/BNNPTNT).
3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý theo chương trình phần mềm Microsoft Excel. - Xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến tình hình sinh trưởng, phát triển của giống dưa lê Hông Kim (PN 888) triển của giống dưa lê Hông Kim (PN 888)
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây dưa ngoài sản xuất dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính sinh vật học của giống, và điều kiện ngoại cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng. Sinh trưởng và phát triển là hai mặt của quá trình biến đổi chất và lượng diễn ra liên tục đồng thời có quan hệ khăng khít với nhau trong suốt đời sống của cây. Sinh trưởng là tiền đề cho quá trình phát triển của cây sau này và ngược lại phát triển tạo ra các chất mới thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây trồng. Quan sát các đặc điểm qua các giai đoạn phát triển của cây giúp ta chủ động các biện pháp kỹ thuật, điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng có lợi đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng của điều kiện bất thuận. Ngoài ra nắm được thời gian sinh trưởng và phát triển của giống nhằm giúp ta xác định được thời điểm thu hái thích hợp, qua đó giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Qua đó cũng xây dựng được một cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao được hệ số sử dụng đất.
4.1.1. Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng hồi xanh của dưa lê Hồng Kim (PN 888) (PN 888)
Thời kỳ đầu khi đem trồng cây ra bầu cần thao tác cẩn thận tránh làm tổn thương đến rễ, để cây có thể bén rễ hồi xanh tốt nhất. Để cây có tỷ lệ sống cao nhất. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ hồi xanh của dưa lê Hồng Kim (PN 888)
Chỉ tiêu
CT Số cây trồng Số cây hồi xanh Tỷ lệ hồi xanh
CT1 25 24 96
CT2 25 25 100
CT3 25 24 96
CT4 25 23 92
Qua bảng 4.1 ta có thể thấy tỷ lệ hồi xanh dao động từ 92 - 100%. Tỷ lệ