4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
1.2.2. Tình hình phát triển sản xuất bưởi Diễn ở Phú Thọ
Mặc dù cây bưởi Diễn (Hà Nội) mới được trồng thử nghiệm tại Phú Thọ những đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng bưởi. Tỉnh đã xác định cây bưởi Diễn là một trong số cây ăn quả để tăng gia kinh tế nông thôn, đã đưa nội dung hỗ trợ trồng bưởi Diễn, hỗ trợ thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đối với các diện tích bưởi Diễn đã cho kinh doanh vào Nghị quyết hỗ trợ nông nghiệp của HĐND tỉnh. hàng nghìn hộ gia đình ở các huyện như Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn,… đã mở rộng diện tích trồng cây bưởi Diễn tại địa phương. Chỉ sau 3 - 4 năm bưởi Diễn đã cho thu hoạch với năng suất và chất lượng rất cao hơn hẳn so với giống bưởi truyền thống địa phương và một số cây ăn quả khác (Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Thọ, 2019).
Tổng diện tích bưởi của tỉnh 4.333 ha, trong đó: Diện tích bưởi Diễn 2.741 ha, diện tích bưởi Đoan Hùng là 1.430 ha, ngoài ra tại nhiều địa phương,
6
người dân đã chủ động trồng thử nghiệm các giống bưởi khác như bưởi Xuân Vân, bưởi Da Xanh, bưởi Đỏ,... được đánh giá thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên của tỉnh, cho chất lượng ban đầu khá tốt. Tổng sản lượng bưởi ước đạt 31.740 tấn, trong đó bưởi Diễn đạt 16.800 tấn (với 1.500 ha cho sản phẩm và năng suất 112 tạ/ha), bưởi đặc sản Đoan Hùng đạt 13.530 tấn (với 1.100 ha cho sản phẩm và năng suất 123 tạ/ha),
Trong các năm qua, thị trường tiêu thụ bưởi quả có nhu cầu ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào trồng, chăm sóc cây bưởi; chất lượng các loại bưởi nâng cao được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ đó, thu nhập trung bình của người trồng bưởi được cải thiện, đạt trung bình 150 - 200 triệu/năm, cá biệt có những hộ đạt trên 500 triệu đồng/năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 151 vùng sản xuất bưởi tập trung, trong đó: 23 vùng trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng tập trung tại 18 xã vùng thượng huyện Đoan Hùng và 128 vùng trồng bưởi Diễn tại 13 huyện, thành, thị. Tổng diện tích vùng trồng bưởi tập trung đạt 793 ha.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 33 trang trại, 05 hợp tác xã, 01 tổ hợp tác, với diện tích sản xuất sản xuất cây ăn quả có múi đạt 222,12 ha, trong đó cây bưởi đạt 207,3 ha.
Về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,đã được tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu tư cải tạo, thiết kế vườn đồi, lắp đặt hệ thống tưới, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; áp dụng quy trình sản xuất an toàn. Bên cạnh việc áp dụng các TBKT không ngừng nâng cao chất lượng, khuyến cáo các các địa phương căn cứ từng loại đất, tiểu vùng khí hậu mở rộng diện tích các giống bưởi mới tiềm năng như bưởi Diễn, bưởi Xuân Vân, bưởi Da Xanh, bưởi Đỏ.
Một số mô hình ứng dụng TBKT, công nghệ cao đã được triển khai cho hiệu quả kinh tế cao, là cơ sở nhân rộng cho các địa phương như: Mô hình liên
7
kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng, quảng bá thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng. Mô hình trồng bưởi Diễn, bưởi Da xanh của Công ty TNHH Hưởng Lợi tại xã Trung Thịnh - Thanh Thủy, quy mô 1,5 ha ký hợp đồng tiêu thụ hàng năm với VinEco, kết hợp nhân giống cây giống CAQ cung cấp cho thị trường; mô hình sản xuất bưởi Diễn, Da Xanh của trang trại hộ gia đình anh Đặng Trung Kiên tại Trung Nghĩa - Thanh Thủy, quy mô trên 01 ha có thị trường tiêu thụ ổn định tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, cho thu nhập trên 100 triệu/năm. Mô hình Công ty CP Khoa học và Công nghệ nông nghiệp H2 sản xuất cây ăn quả có múi ứng dụng công nghệ cao (tưới nhỏ giọt, lắp đặt hệ thống thông minh điều khiển bón phân, tưới nước) với tổng diện tích 86 ha hiện cây trồng đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Sản xuất bưởi được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) quy mô 3ha tại Khu 15, xã Bằng Luân, Đoan Hùng, mô hình bưởi, cam 8 ha tại xã Cấp Dẫn - Cẩm Khê.
Công tác quản lý sản xuất, kinh doanh giống, trên địa bàn tỉnh hiện có Trung tâm nghiên cứu Rau hoa quả thuộc Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Trạm khuyến nông huyện Đoan Hùng, HTX sản xuất bưởi Bằng Luân, một số cơ sở nhân giống quy mô nhỏ tập trung xung quanh địa bàn của Viện Khoa học NLN miền núi phía Bắc và tại các huyện Tam Nông, Thanh Thủy; hàng năm các cơ sở sản xuất khoảng 1,3 - 1,5 triệu cây giống cây ăn quả có múi. Trong thời gian qua, để thúc đẩy sản xuất, chủ động về nguồn giống bưởi, tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ bình tuyển một số cây bưởi đầu dòng. Đến nay đã thực hiện công nhận 249 cây bưởi đầu dòng, trong đó: bưởi Diễn 209 cây (10 cây tại Tam Nông; 100 cây tại Đoan Hùng; 99 cây tại Thanh Thuỷ); bưởi đặc sản Đoan Hùng 40 cây (20 cây bưởi Chí Đám; 20 cây bưởi Bằng Luân). Bên cạnh đó một số hộ dân, các cơ sở kinh doanh cây giống đã mua giống ở một số cơ sở ngoài tỉnh về cung cấp, phục vụ trồng mới trên địa bàn tỉnh như Học viện
8
Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi Xuân Mai, Viện Di truyền Nông nghiệp đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu giống bưởi của tỉnh (khoảng 600 nghìn cây giống/năm),
Về công tác quản lý, UBND đã ban hành Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 28/5/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật lĩnh vực giống cây trồng được thực hiện thường xuyên và triển khai sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng biết và thực hiện.