4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Giá trị tăng thêm theo giá so sánh năm 2010, tăng trưởng bình quân 7,72%, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 5,04%; công nghiệp - xây dựng tăng 11,07%; các ngành dịch vụ: tăng 8,81%. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (theo giá thực tế): dự kiến hết năm 2020 đạt 29 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế) chuyển dịch theo hướng hợp lý: Nông, lâm nghiệp 37,3%; Dịch vụ 40,7%; Công nghiệp, xây dựng 22%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện giai đoạn 2016-2020 đạt: 4.433,4 tỷ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn bình quân tăng 17%. Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản (tính theo doanh thu giá hiện hành) đạt 100 triệu đồng.Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa đạt 70%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,06%. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2019 còn 8,39%, bình quân hàng năm giảm 2,48%,. Tỷ lệ hộ cận nghèo còn 13,14%, bình quân hàng năm giảm 0,24%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 94%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được truyền nghề 55%, trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25,5%. Cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 64,5%; công nghiệp - xây dựng 15,1%; dịch vụ 20,4%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13,9%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 92,5%. Tỷ lệ trường Mầm non, Tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia 85,7%.
Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch 95,8%, Tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt 34,2%. Tỷ lệ khu dân cư ở trung tâm xã được
14
thu gom xử lý rác thải 73,9%. Tỷ lệ độ che phủ rừng duy trì 50%. Xã đạt chuẩn nông thôn mới: Có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể trên các lĩnh vực:
a) Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và xây dựng nông thôn mới
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 12.000 ha (diện tích lúa, ngô là 8.610 ha). Tổng diện tích chè đạt 2.500 ha, vùng chè xanh chất lượng cao được hình thành và phát triển. Diện tích cây sơn 481,5 ha, diện tích trồng cây bưởi diễn 510 ha, diện tích cây chuối phấn vàng 387 ha,...
- Về Chăn nuôi, thủy sản: Tổng đàn trâu, bò 30.060 con (Trâu 12.860 con, bò 17.200 con) trong đó tỷ lệ bò lai đạt 96%. Tổng đàn lợn 62.000 con. Tổng đàn gia cầm đạt 1,6 triệu con. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 450 ha.
- Về Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng tập trung hàng năm 2.500 ha; năng suất rừng ước đạt 70m3/ha. Hình thành và phát triển mô hình trồng mới và trồng chuyển hóa cây gỗ lớn để tăng năng suất, chất lượng và giá trị trên 1 đơn vị diện tích rừng trồng.
- Công tác xây dựng nông thôn mới, toàn huyện có 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Lương Nha, Sơn Hùng, Địch Quả, Thục Luyện; 07 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí (Cự Thắng, Võ Miếu, Hương Cần, Tất Thắng, Thạch Khoán, Tinh Nhuệ, Văn Miếu); các xã còn lại đạt từ 10-14 tiêu chí. Bình quân toàn huyện đạt 14,5 tiêu chí/xã. Có 52 khu đạt tiêu chí khu dân cư nông thôn mới.
b) Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2016-2019 đạt 11,07%. Một số ngành chế biến đã được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, cải tiến công nghệ, sản xuất phục vụ xuất khẩu như chế biến gỗ, chế biến cao lanh, chế biến chè, gia công tôn thép, nhôm, kính xây dựng, dân dụng. Toàn huyện hiện có trên 1.249 cơ sở sản xuất CN-TTCN (trong đó 74 doanh nghiệp, 1.175 hộ cá thể), thu hút và tạo việc làm cho gần 5.700 lao động,
15
đặc biệt có 03 cơ sở may mặc đã đi vào hoạt động, 01 doanh nghiệp may mặc đang triển khai xây dựng, thu hút 1.600 lao động.
c) Thương mại - dịch vụ:
Phát triển của các ngành dịch vụ như Ngân hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải dịch vụ y tế đều tăng trên 10%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 11%/năm. Dịch vụ vận tải được duy trì và phát triển ổn định với 427 doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận tải. Dịch vụ bưu chính, viễn thông phát triển ổn định về số lượng và chất lượng phục vụ, 100% xã, thị trấn được phủ sóng điện thoại di động. Công tác phát hành báo chí và cấp phát các ấn phẩm phục vụ miền núi đảm bảo thông suốt từ huyện đến cơ sở.
Dịch vụ thương mại tăng nhanh, toàn huyện có 264 doanh nghiệp, trên 4.000 hộ kinh, vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 350 tỷ đồng; nhiều hộ kinh doanh có thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Công tác xúc tiến thương mại được quan tâm chỉ đạo thông qua việc tổ chức hội chợ hàng năm. Thường xuyên chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống kinh doanh trái pháp luật, gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.1.2.2. Giáo dục và đào tạo,
Quy mô, mạng lưới trường, lớp hợp lý, phù hợp với thực tế từng địa phương; cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản ổn định về số lượng, từng bước được chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được duy trì và nâng lên, chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp, chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, các trường nghề.
16
2.1.2.3. Văn hoá, thông tin, thể thao
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” đã tạo thành phong trào thi đua rộng khắp. Tỷ lệ dân số tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 42% . Tiếp tục bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc gắn với triển khai Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Hệ thống thông tin, tuyên truyền tiếp tục được củng cố, chỉ đạo duy trì hoạt động của Trang thông tin điện tử huyện. Hệ thống Đài truyền thanh cơ sở được tăng cường, đến nay 100% các xã, thị trấn có Đài truyền thanh hoạt động, 96,8% khu dân cư có loa truyền thanh, tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình tỉnh đạt 100%, tỷ lệ phủ sóng phát thanh của huyện đạt trên 82% dân số và 82% diện tích.
2.1.2.4.Y tế và dân số
Tăng cường xã hội hoá về y tế, dịch vụ y tế; số lượt khám, chữa bệnh tăng 20,7% so với năm 2016, đầu tư và đưa vào sử dụng nhà chức năng 07 tầng, quy mô trên 200 giường bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; Các chế độ, chính sách về bảo hiểm y tế được thực hiện kịp thời, có hiệu quả. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 92,5% . Cán bộ y tế được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, số giường bệnh/vạn dân là 39 giường, có 23/23 xã, thị trấn được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, đạt 100%. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, toàn huyện có 23 cơ sở được cấp phép hoạt động theo quy định, số lượt người khám chữa bệnh chiếm 23,3.
Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm; Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ hàng năm đạt 99,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ước thực hiện đến hết năm 2020
17
còn 13,9%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm 0,14% so với năm 2016; tỷ số giới tính khi sinh 112 trẻ trai/100 trẻ gái.
2.1.2.5. Giải quyết việc làm
Theo số liệu của Chi cục Thống kê huyện năm 2019 số nhân khẩu toàn huyện là 136.000 nhân khâu lĩnh vực lao động việc làm và xuất khẩu lao động đã được quan tâm chỉ đạo; số lao động có việc làm trên địa bàn huyện đạt 75.000 người; trong đó: Số lao động có việc làm mới tăng thêm: 1.100 người, số lao động đã qua đào tạo: 700 người. Xuất khẩu lao động đạt 205 lao động, đạt 102,5% kế hoạch năm và bằng 93,2% so cùng kỳ.
2.1.2.6. Cơ sở vật chất hạ tầng
- Giao thông: Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh 313; 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với sự kết hợp này đã tạo nên hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện tốt cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế xã hội của huyện. Ngoài hệ thống đường bộ, huyện còn có hệ thống đường thủy trên sông Đà đi qua khá thuận lợi.
- Thuỷ lợi: Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Trên địa bàn huyện còn các hồ, đầm lớn như Đầm Gai xã Lương Nha, hồ suối Đúng xã Yên Sơn, hồ Đá Mài, hồ Khoang Tải xã Cự Đồng, hồ Tải Giang xã Cự Thắng, hồ Củ xã Võ Miếu, hồ suối Cái xã Giáp Lai cùng với hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu và chống hạn đảm bảo sản xuất nông nghiệp (Phòng tài nguyên và Môi trường, 2016). Cho đến nay Thanh Sơn có 241 công trình thủy lợi lớn nhỏ, ngoài nguồn nước sông Bứa, sông Dân, sông Đà, suối Cái cung cấp nước tưới cho các vùng của huyện. Song hệ thống kênh mương nội đồng từ trước không được chú trọng, đặc biệt từ khi giao ruộng cho nông dân, chủ yếu là mương đất, khi
18
sử dụng hệ thống tưới tiêu bơm nước thì lượng nước tiêu hao lớn, giá thành điện lại cao nên dễ xảy ra hiện tượng để ruộng trắng. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống, năng suất, chất lượng cây trồng của nông dân.
- Điện, nước: Nguồn cung cấp điện cho huyện Thanh Sơn hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thôngqua đường hạ thế xuống 35kV-12kV-6kV/380V/220V; 95% các đường Trung tâm huyện đó có đèn chiếu sáng ban đêm. Nguồn nước cấp cho Thanh Sơn là nước ngầm và nước hồ đáp ứng đủ nhu cầu của dân cư trong khu vực. Tại khu vực nông thôn của mọt số xã, hai hình thức cấp nước phổ biến là cung cấp nước theo hệ tập trung tự chảy và nguồn nước ngầm,chất lượng nước chưa đạt nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia. Thanh Sơn hiện có một nhà máy nước là nhà máy nước thị trấn Thanh Sơn với tổng công suất là 20.000m3/ngày đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 150- 200lít/người/ngày. Đến nay, 96% số hộ khu vực thị trấn được cấp nước sinh hoạt.