4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
- Về không gian
Hầu hết các xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn đều có diện tích trồng Bưởi Diễn. Chọn 3 xã làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng đều có diện tích trồng bưởi Diễn từ 5 năm trở lên và đại diện cho các tiểu vùng sinh thái của huyện; đó là xã Tân Lập, Tất Thắng và Thắng Sơn. Mỗi xã chọn 30 hộ, mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo tính đại diện cho toàn vùng, vừa phải đại diện suy rộng cho cả
huyện.
- Về thời gian
Nghiên cứu các dữ liệu, thông tin được sử dụng đểđánh giá thực trạng sản xuất bưởi ở địa phương, hộ trồng bưởi được thu thập trong 3 năm 2016 - 2018. Số liệu sơ cấp được khảo sát năm 2019. Các giải pháp, đề xuất tháo gỡ
khó khăn từ khâu sản xuất đến thu hoạch quảđể phát triển áp dụng đến năm 2025.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập các báo cáo, kế hoạch, tình hình thực hiện, kết quả thực hiện các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến cây bưởi, các văn bản chính sách của
địa phương, số liệu liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và liên quan
đến cây bưởi, sách báo tạp chí và mạng internet.
- Các kế hoạch, chương trình của UBND tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn về phát triển sản xuất, nâng cao giá trị bưởi Diễn huyện Thanh Sơn.
-Các thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, tình hình phát triển sản xuất và tiêu thụ bưởi quả ở huyện được thu thập trong thời gian 3 năm 2016 - 2018.
2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
21
Sử dụng câu hỏi mở, thông qua phương pháp này trực tiếp tiếp cận các chủ hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất bưởi Diễn, để hiểu biết được thực trạng, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình sản xuất. Từ đó có cái nhìn khách quan để có thể đưa ra những giải pháp, những định hướng phát triển sản xuất trong tương lai.
Phương pháp chuyên gia: Thu thập thông tin qua các cán bộ có kinh nghiệm tại địa phương, người lãnh đạo trong cộng đồng và những người dân có uy tín trong cộng đồng. Phương pháp này cho phép khai thác được những kiến thức bản địa của người dân địaphương.
Phương pháp điều tra hộ:
Chọn mẫu điều tra: Để xác định số lượng mẫu điều tra, tác giả sử dụng công thức Slovin để tính số lượng mẫu. Hiện nay, số hộ trồng bưởi trên địa bàn 3 xã Tân Lập, Tất Thắng và Thắng Sơn là 658 hộ.
n = N 1+N.e2 Trong đó:
n là lượng mẫu cần lấy N là số lượng tổng thể
e là sai số cho phép (e=5%)
Do số lượng mẫu khá lớn và sự giới hạn về thời gian nên tác giả lựa chọn mỗi xã chọn 30 hộ nông dân. Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 90 hộ gia đình tại 03 xã theo 3 nhóm: (i) Nhóm kinh tế khá; (ii) Nhóm kinh tế trung bình; (iii) Nhóm hộ nghèo. Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu. Chúng tôi cũng chọn phỏng vấn 20 cán bộ quản lý cấp huyện, xã về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn.
22
2.3.3.Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính toán, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
Phương pháp phân tổ thống kê: Mục tiêu của việc phân tổ trong nghiên cứu để thấy rõ sự đồng nhất trong cùng một nhóm ngành và sự khác biệt giữa các nhóm ngành trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng khác nhau của huyện, tác giả đã phân tổ nhóm ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi, ngành lâm nghiệp.
Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp dãy số thời gian và so sánh các chỉ tiêu tính toán giữa các ngành, giữa các vùng, giữa các nhóm sản phẩm theo từng ngành, từ đó có những giải pháp cụ thể.
Phương pháp phân tích SWOT: Phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức: khuyến khích việc thu thập ý kiến, cân nhắc và đưa ra lựa chọn, được sử dụng trong các buổi thảo luận nhóm:
- Liệt kê các mặt mạnh (S) - Liệt kê các mặt yếu (W) - Liệt kê các cơ hội (O) - Liệt kê các nguy cơ (T)
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất
- Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn qua các năm; - Quy trình kỹ thuật, chi phí đầu tư cho sản xuất bưởi Diễn; - Kết quả phát triển diện tích, sản lượng qua các năm của xã.
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế
23
- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): Đánh giá toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.
GO = VA + IC - Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost):
Là toàn bộ chi phí vật chất, trong sản xuất bưởi Diễn nó là tổng đầu vào nguyên vật liệu như giống, lân, đạm, kali, phân chuồng, thuốc BVTV... không tính công lao động.
- Giá trị gia tăng (VA: Value Added): Là giá trị sản phẩm dịch vụ tạo ra trong một năm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian.
+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
- Giá trị sản xuất (GO)/Chi phí trung gian (IC): Cho biết hiệu quả của một đồng chi phí trung gian tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA)/Tổng giá trị sản xuất (GO): Cho biết cứ một đồng giá trị sản xuất thì có bao nhiêu đồng là công lao động.
2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo;
- Tăng việc làm cho người lao động; - Chăm sóc sức khoẻ người dân; - Văn hoá – giáo dục;
2.4.4. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
- Tỷ lệ che phủ đất: Đánh giá sự tăng giảm độ che phủ đất, những ảnh hưởng đối với việc tạo sinh khối trong sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
- Sử dụng thuốc BVTV, phân bón khoa học và hợp lý để bảo vệ lý tính và hóa tính của đất, nguồn nước, không khí, an toàn thực phẩm, sức khỏe con người.
24
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN
3.1.Thực trạng phát triển sản xuất bưởi Diễn tại Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng
Trong những năm qua, diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn không ngừng tăng.
Bảng 3.1. Diện tích bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn
ĐVT: ha STT Tên xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thị trấn Thanh Sơn 5,1 5,1 6,9 8,2 2 Sơn Hùng 11,43 11,43 11,5 13,5 3 Giáp Lai 2,55 2,55 2,55 3,4 4 Thạch Khoán 2 6 9 14,5 5 Thục Luyện 4,45 14,25 14,25 15,6 6 Địch Quả 1,68 1,68 5,1 6,2 7 Cự Thắng 21,25 29,25 30,25 32,9 8 Tất Thắng 34 44 46 50,1 9 CựĐồng 6,49 15,69 16,8 17,9 10 Thắng Sơn 2,6 26 26 27,6 11 Hương Cần 15,5 15,5 15,5 16,3 12 Tân Lập 79,5 85,6 85,6 86,3 13 Tân Minh 21,5 21,5 22,29 26,1 14 Võ Miếu 13 13 18 20,8 15 Văn Miếu 21,5 22,3 24 28,1 16 Lương Nha 9,4 20,9 21,7 25,9 17 Tinh Nhuệ 17,81 31,21 31,21 33,2 18 Đông Cửu 1,8 1,8 1,8 6 19 Khả Cửu 1 6 8,2 13,2 20 Thượng Cửu 1 1 1,4 11,4 21 Yên Lương 1,1 5,1 8 11,4 22 Yên Lãng 9,5 16,8 19 20,2 23 Yên Sơn 1,33 20,73 21,2 21,2 Tổng 285,49 417,39 446,25 510
25
Tổng diện tích vùng trồng tập trung bưởi Diễn đến năm 2019 của huyện Thanh Sơn là 510 ha (trồng tập trung quy mô từ 0,5 ha trở lên), trong đó diện tích cho thu hoạch 300 ha, diện tích được xác định cho sản lượng ổn định và có chất lượng vào khoảng 110 ha, có 87 ha bưởi ở độ tuổi từ 5 – 10 năm. Tổng diện tích các vùng năng suất bưởi Diễn đạt bình quân 111,9 tạ/ha, ở độ tuổi trung bình trên 5 năm là tuổi cây cho thu quả ổn định, đạt chất lượng ngon, ngọt và mọng nước. Từ năm 2016, khi huyện Thanh Sơn và tỉnh Phú Thọ triển khai chương trình phát triển cây bưởi Diễn cho đến nay diện tích cây bưởi Diễn không ngừng tăng lên, huyện có chủ trương cải tạo diện tích vườn tạp khoảng trên 2.500 ha nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp, bên cạnh các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên vườn đồi, cây bưởi Diễn được lựa chọn trồng từ năm 2016 đến 2019 là 349 ha, tốc độ tăng diện tích giai đoạn này bình quân tăng 16,45%. (UBND huyện Thanh Sơn, 2019).
Việc triển khai các dự án phát triển bưởi Diễn đã tạo một phong trào rất lớn mở rộng quy mô diện tích và hình thành những vùng chuyên canh bưởi Diễn trên địa bàn huyện.
Nếu như đến hết năm 2015 diện tích bưởi Diễn toàn huyện chỉ là 161 ha thì sang năm 2019 diện tích bưởi tăng lên rất nhanh 510 ha. Sở dĩ có sự gia tăng nhanh như vậy là do địa phương đã làm tốt công tác chỉ đạo và thông tin tuyên truyền, ở mỗi xã trên địa bàn đều có ban chỉ đạo dự án, người dân được hỗ trợ giống và phân bón, được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi...
Bưởi Diễn Thanh Sơn trồng chủ yếu trên các loại đất như: đất phù sa, đất xám và đất đỏ, có địa hình bằng hoặc có độ dốc dưới 150, có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, đất tơi xốp, thấm, thoát nước tốt. Tầng canh tác trên 70 cm, mực nước ngầm trên 1 m và độ pH thích hợp từ 5,5 - 6. Bưởi Diễn là loại cây dễ trồng bởi công chăm sóc nhẹ, dễ phòng bệnh, không cần nhiều máy móc,
26
quy trình lại đơn giản. Sau khi chọn giống, chiết cây, người trồng bưởi thường chọn thời điểm đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa. Diện tích sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng, các xã. Do vậy để phát triển sản xuất, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung kết hợp với việc bố trí khu vực trồng hợp lý, ứng dụng KHKT để tạo ra những diện tích trồng bưởi Diễn mang lại hiệu quả hơn, cũng như đảm bảo nhu cầu về sản phẩm cung ứng ra thị trường hàng năm.
Bảng 3.2. Năng suất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn
ĐVT: tạ/ha (tạ/ha) STT Tên xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thị trấn Thanh Sơn 104 106 106 111 2 Sơn Hùng 105 107 107 111 3 Giáp Lai - 108 108 108 4 Thạch Khoán - - 106 109 5 Thục Luyện 105 105 106 110 6 Địch Quả - - 108 112 7 Cự Thắng 108 108 108 112 8 Tất Thắng 109 109 109 114 9 CựĐồng - 106 108 113 10 Thắng Sơn 106 106 106 112 11 Hương Cần 108 108 109 113 12 Tân Lập 108 108 108 113 13 Tân Minh 108 108 108 114 14 Võ Miếu 108 108 108 113 15 Văn Miếu 107 107 107 110 16 Lương Nha 106 106 106 109 17 Tinh Nhuệ 106 106 106 108 18 Đông Cửu - - 106 107 19 Khả Cửu - - 106 107 20 Thượng Cửu - - 106 107 21 Yên Lương - - 109 111 22 Yên Lãng - - 109 112 23 Yên Sơn - - 108 111 Tổng 107,08 107,35 107,45 111,95
27
Năng suất bưởi Diễn của huyện Thanh Sơn từ năm 2016 đến năm có sự biến động nhưng không lớn. Năm 2016, năng suất chung toàn huyện đạt 107,08 ta/ha thì đến năm 2019, năng suất tăng lên 111,95 tạ/ha. Nguyên nhân năng suất bưởi Diễn trên địa bàn huyện có sự gia tăng do người dân ngày cành có kinh nghiệm, tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bảng 3.3. Sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn
ĐVT: tấn STT Tên xã, thị trấn Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thị trấn Thanh Sơn 20,8 53 53 56,61 2 Sơn Hùng 105 107 107 126,54 3 Giáp Lai - 6,48 54 6,48 4 Thạch Khoán - - 53 21,8 5 Thục Luyện 21 31,5 53 48,95 6 Địch Quả - - 10,8 18,816 7 Cự Thắng 43,2 54 54 240,8 8 Tất Thắng 87,2 87,2 163,5 342 9 CựĐồng 21,2 43,2 73,337 10 Thắng Sơn 21,2 21,2 63,6 85,12 11 Hương Cần 21,6 21,6 21,8 175,15 12 Tân Lập 97,2 97,2 97,2 565 13 Tân Minh 54 54 64,8 245,1 14 Võ Miếu 64,8 64,8 108 146,9 15 Văn Miếu 53,5 53,5 64,2 236,5 16 Lương Nha 42,4 42,4 84,8 102,46 17 Tinh Nhuệ 10,6 10,6 53 172,8 18 Đông Cửu - - 19,08 19,26 19 Khả Cửu - - 86,92 10,7 20 Thượng Cửu - - 14,84 10,7 21 Yên Lương - - 43,6 12,21 22 Yên Lãng - - 119,9 173,6 23 Yên Sơn - - 32,4 133,2 Tổng 642,50 725,68 1.465,64 3.024,03
28
Bảng 3.3 cho thấy, sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có sự biến động lớn trong những năm gần đấy. Năm 2016, sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện là 642,50 tấn, năm 2018 là 1465,64 tấn và năm 2019 là 3024,03 tấn. Nguyên nhân việc gia tăng sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua là do việc gia tăng diện tích và năng suất bưởi Diễn trên địa bàn huyện.
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn Thanh Sơn
3.1.2.1. Lao động
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 cho thấy lực lượng lao động của huyện dồi dào, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ở mức cao (39% – 40%) tuy nhiên đang có xu hướng giảm nhẹ theo chiều hướng tích cực (giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng); lao động trồng bưởi Diễn của huyện đã tăng qua các năm. Năm 2017 có lao động trồng bưởi Diễn là 1.287 lao động bằng 126,9% so với năm 2016; Năm 2018 có lao động trồng bưởi Diễn là 1.425 lao động bằng 110,7% so với năm 2017; Năm 2019 có lao động trồng bưởi Diễn là 1.730 lao động bằng 121,4% so với năm 2018. Điều đó cho thấy chủ trương mở rộng diện tích và thâm canh bưởi Diễn theo hướng hàng hóa của huyện đã được người dân ủng hộ tham gia và triển khai tích cực.
Bảng 3.4. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn
ĐVT: Người Chỉ tiêu N2016ăm N2017ăm N2018ăm N2019ăm Tổng LĐ (người) 74.200 74.200 74.450 74.480 LĐ NN (người) 29.828 29.799 29.556 29.047 Tỷ lệ LĐNN (%) 40,2 40,16 39,7 39 LĐ trồng bưởi Diễn 1.014 1.287 1.425 1.730 Tỷ lệ LĐ trồng bưởi Diễn/Tổng LĐNN (%) 3,4 4,3 5,3 5,9
29
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn, 2020
Biểu đồ 3.1. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn
3.1.2.2. Vốn đầu tư sản xuất bưởi Diễn
Bảng 3.5. Tình hình đầu tư sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng vốn 6.224,5 6.595 1.443 3.187,5 Vốn tự có 4.730,62 5.012,2 1.096,68 2.422,5 Vốn vay, NN hỗ trợ cây giống 1.493,9 1.582,8 346,32 765 Qua bảng 3.5 ta thấy: Tình hình đầu tư sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện luôn có sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước với người nông dân. Nhà nước hỗ trợ giống cây bưởi Diễn với tỷ lệ hỗ trợ 24% (người dân bỏ ra 76% kinh phí còn lại) đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giống được lựa chọn sẽ