4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.3.2. Các giải pháp phát triển sản xuất bưởi Diễn theo hướng bền vữngtrên địa
địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.3.2.1. Giải pháp về thị trường và thương hiệu
Giải pháp thị trường: Điều phối tốt quá trình sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm chất lượng; đồng thời giữ ổn định thị trường, tránh tình trạnh ép giá, thu mua quả non. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ hình thành các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất bưởi và liên kết các cơ sở, tổ chức này với nhau, cũng như liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài huyện trong
50
các hoạt động cung ứng vật tư, sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm. Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thông qua các lễ hội nông sản, hội chợ,…
Tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Xây dựng và phát triển các địa điểm, kênh phân phối chính thức như các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các siêu thị, khách sạn lớn,… Dần hình thành kênh thông tin và dự báo thị trường nông sản của huyện, trong đó trước mắt ưu tiên về thị trường cây ăn quả có múi, để người dân tìm hiểu, tham khảo. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh, xử lý các trường hợp gian lận thương mại, bán hàng nhái, giả thương hiệu, hàng có chất lượng không đúng theo quảng cáo,…
Hỗ trợ nâng cao năng lực thị trường cho người sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị trường cho nông dân.
Giải pháp phát triển thương hiệu: Xây dựng nhãn hiệu cho bưởi Diễn Thanh Sơn. Hoàn thiện quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định bằng tem nhãn điện tử kết hợp với tem nhãn thông thường, tiến tới tạo dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, là những nhân tố để giữ vững và phát triển thương hiệu bưởi Thanh Sơn trên địa bàn. Tích cực giới thiệu sản phẩm không chỉ ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận và trong khu vực thành phố Hà Nội. Thực hiện các biện pháp xây dựng nhãn hiệu và phát triển thương hiệu giống bưởi Diễn trên địa bàn huyện.
3.3.2.2. Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ
Liên kết ngang (liên kết giữa những nông dân với nhau): Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng cường liên kết giữa người sản xuất bưởi Diễn với nhau. Cần nâng cao năng lực cho ban quản lý và thành viên trong
51
tổ hợp tác, hợp tác xã để có thể từng bước gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết được vấn đề manh mún về diện tích, vốn sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo vùng sản xuất tập trung với quy mô sản xuất hàng hóa lớn hơn.
Liên kết dọc (liên kết giữa người sản xuất với người tiêu thụ,...): Muốn nâng cao thu nhập ổn định cho người nông dân thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Tăng cường trao đổi thông tin giữa những công ty, cửa hàng buôn bán, giới thiệu sản phẩm và người sản xuất.
3.3.2.3. Quy hoạch vùng sản xuất bưởi Diễn
Huyện Thanh Sơn có nhiều tiềm năng về khí hậu và đất đai để phát triển bưởi Diễn nhưng hiện nay vẫn chưa được người dân khai thác hết, diện tích đất chưa sử dụng còn cao, vườn tạp và những cây hoa màu không đem lại hiệu quả còn được trồng nhiểu. Nên để mở rộng và phát triển sản xuất thì phải tiếp tục rà soát lại, xác định quỹ đất, các vùng phát triển tập trung bưởi Diễn. Xây dựng kế hoạch chi tiết về diện tích, địa điểm, tiến độ thực hiện ở từng địa phương; khai thác tối đa tiềm năng đất đai trên cơ sở quỹ đất nông lâm trường sau thu hồi, cải tạo đất trồng sắn, đất vườn tạp, đất cao hạn kém hiệu quả, đất lâm nghiệp chuyển ra ngoài 3 loại rừng…tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại có năng lực tham gia đầu tư phát triển các vùng bưởi sản xuất hàng hóa.
Khai thác và tận dụng hết diện tích đất phù hợp để trồng bưởi Diễn, tập trung cải tạo vườn tạp, chặt bỏ cây tạp, quy hoạch mở rộng diện tích trồng bưởi Diễn trong các vườn hộ. Chuyển đổi diện tích cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng bưởi và các cây ăn quả khác. C hính quyền địa phương cần có các chính sách giao lại đất chưa sử dụng cho người dân.
52
Bưởi là cây ăn quả dài ngày, vốn đầu tư ban đầu tương đối cao vì thời kỳ kiến thiết cơ bản là bốn năm. Thời gian thu hồi vốn chậm nên vốn đầu tư rất quan trọng trong việc đẩy mạnh mở rộng và phát triển sản xuất loại cây ăn quả này. Do đó vấn đề vốn đầu tư đối với các hộ trồng bưởi rất quan tâm. Mặt khác bưởi Diễn bị chi phối nhiều bởi yếu tố thời tiết nên rủi ro trong sản xuất cao, nhiều năm thất thu liên tục làm cho tâm lý người dân sợ rủi ro. Để đẩy mạnh mở rộng và phát triển bưởi Diễn thì trong thời gian tới, hộ nông dân và chính quyền địa phương cần: Lồng ghép các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh, huyện để đầu tư trồng bưởi. Sử dụng phân bón và nguồn lực sẵn có để tiết kiệm vốn đầu tư. Phối hợp với các ngân hàng, các quỹ tín dụng hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất với lãi suất thấp. Chính quyền cần ưu tiên bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm trên đối tượng cây ăn quả có múi, hoàn thiện các kỹ thuật canh tác, bảo quản, chế biến để có thể áp dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh, huyện. Ưu tiên kinh phí từ các chương trình hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu; các chương trình khuyến nông; các chương trình xúc tiến đầu tư,… để hỗ trợ phát triển cây bưởi. Tranh thủ bố trí hợp lý nguồn kinh phí từ các dự án trung ương hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đang thực hiện trên địa bàn huyện. Vận động người dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây bưởi.
3.3.2.5. Giải pháp về kỹ thuật
Để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế thì cần thực hiện theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn: Bón phân đúng liều lượng đúng thời điểm, phòng trừ sâu bệnh hợp lý, cung cấp nước thường xuyên cho cây. Đến mùa ra hoa, tích cực thực hiện biện pháp thụ phấn cho bưởi để nâng cao tỷ lệ quả đậu. Thực hiện bao quả để tránh sâu hại và ánh nắng mặt trời làm hỏng quả. Tích cực tham
53
gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật do trung tâm khuyến nông, phòng nông nghiệp, hội nông dân tổ chức. Huyện cần cử cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân. Chuyển giao kỹ thuật theo định kỳ từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Đến mùa ra hoa và đậu quả thường xuyên cử cán bộ đi thực tế để hướng dẫn và giúp đỡ nông dân.
Ngành nông nghiệp huyện tổng hợp kết quả các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, đề xuất ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho một số loại bưởi trên địa bàn huyện, làm căn cứ để tuyên truyền, tập huấn cho người dân thực hiện, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm.
Chú trọng hỗ trợ người dân sản xuất theo hướng an toàn, bền vững với môi trường sinh thái. Mở rộng diện tích áp dụng IPM, GAP,…. Tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện các kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất.
Nhân rộng các mô hình khuyến nông quy mô hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã,… sản xuất cây bưởi tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm,… thử nghiệm những cách làm mới hiệu quả.
3.3.2.6. Quản lý kinh doanh giống cây ăn quả
Thường xuyên tiến hành rà soát, thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại theo quy định phân công, phân cấp quản lý đối với giống cây trồng nói chung, trong đó quan tâm tới các loại giống cây ăn quả. Kịp thời cập nhật công bố các cơ sở đảm bảo đủ điều kiện, các cơ sở vi phạm để người dân biết, lựa chọn.
Hướng dẫn các chủ nguồn giống cây đầu dòng bưởi làm tốt công tác chăm sóc, khai thác theo đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả cao. Phát huy hiệu quả các vườn ươm có quy mô và uy tín, hỗ trợ hình thành các địa điểm cung cấp giống cho tỉnh và các địa phương lân cận. Quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn giống,
54
nhân giống, kinh doanh giống, đảm bảo cây giống bưởi cung cấp trên địa bàn có hồ sơ truy xuất nguồn gốc theo quy định.
3.3.2.7. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
Là huyện miền núi nên cơ sở hạ tầng của huyện đang gặp nhiều khó khăn, vì thế cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển sản xuất bưởi còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều tuyến đường hư hỏng, hệ thống điện, thủy lợi kém phát triển. Trong thời gian tới cần có đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, kênh mương thủy lợi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.
55
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất bưởi Diễn của các hộ gia đình ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, tôi có một số kết luận sau :
Quá trình sản xuất kinh doanh bưởi Diễn chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố như yếu tố tự nhiên (đất đai, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…), yếu tố nông hộ (kỹ thuật trồng, chăm sóc) và các yếu tố xã hội (vốn, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ).
Huyện Thanh Sơn có điều kiện đất đai khí hậu tương đối thuận lợi, có hệ thống các sông kênh mương chảy qua huyện, địa hình chủ yếu là đối núi thấp thuận lợi để phát triển cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi như bưởi Diễn. Là loại cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao nên trong những năm gần đây chính quyền địa phương cấp tỉnh cũng như cấp huyện đang tích cực giúp đỡ người dân mở rộng diện tích nhằm đem lại thu nhập cho người dân, ổn định cuộc sống.
Tình hình sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn những năm qua đã đạt được bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2016, diện tích, sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện là 285,49 ha và 642,50 tấn. Năm 2019, diện tích và sản lượng đạt 510 ha và 3.024,03 tấn. Chỉ tiêu giá trị gia tăng đạt 6,27 lần.
Các hộ gia đình ở huyện Thanh Sơn có rất nhiều cơ hội và thuận lợi về đất đai, khí hậu, kinh nghiệm, thị trường… để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất bưởi. Tuy nhiên bên cạnh đó thì cũng có những điểm yếu và khó khăn. Vì vậy để phát triển bưởi Diễn theo hướng bền vững chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ dân: (i) Giải pháp
56
quy hoạch; (ii) Giải pháp về vốn và tín dụng; (iii) Giải pháp về kỹ thuật; (iv) Giải pháp về thị trường và thương hiệu; (v) Giải pháp về đẩy mạnh liên kế sản xuất tiêu thụ; (vi) Giải pháp quản lý dinh doanh giống cây ăn quả; (vii) Giải pháp về cơ sở hạ tầng.