4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện
tỉnh Phú Thọ có sự biến động lớn trong những năm gần đấy. Năm 2016, sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện là 642,50 tấn, năm 2018 là 1465,64 tấn và năm 2019 là 3024,03 tấn. Nguyên nhân việc gia tăng sản lượng bưởi Diễn trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua là do việc gia tăng diện tích và năng suất bưởi Diễn trên địa bàn huyện.
3.1.2. Các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện Thanh Sơn Thanh Sơn
3.1.2.1. Lao động
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 cho thấy lực lượng lao động của huyện dồi dào, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ở mức cao (39% – 40%) tuy nhiên đang có xu hướng giảm nhẹ theo chiều hướng tích cực (giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng); lao động trồng bưởi Diễn của huyện đã tăng qua các năm. Năm 2017 có lao động trồng bưởi Diễn là 1.287 lao động bằng 126,9% so với năm 2016; Năm 2018 có lao động trồng bưởi Diễn là 1.425 lao động bằng 110,7% so với năm 2017; Năm 2019 có lao động trồng bưởi Diễn là 1.730 lao động bằng 121,4% so với năm 2018. Điều đó cho thấy chủ trương mở rộng diện tích và thâm canh bưởi Diễn theo hướng hàng hóa của huyện đã được người dân ủng hộ tham gia và triển khai tích cực.
Bảng 3.4. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn
ĐVT: Người Chỉ tiêu N2016ăm N2017ăm N2018ăm N2019ăm Tổng LĐ (người) 74.200 74.200 74.450 74.480 LĐ NN (người) 29.828 29.799 29.556 29.047 Tỷ lệ LĐNN (%) 40,2 40,16 39,7 39 LĐ trồng bưởi Diễn 1.014 1.287 1.425 1.730 Tỷ lệ LĐ trồng bưởi Diễn/Tổng LĐNN (%) 3,4 4,3 5,3 5,9
29
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Sơn, 2020
Biểu đồ 3.1. Tình hình lao động trong sản xuất nông nghiệp tại Thanh Sơn
3.1.2.2. Vốn đầu tư sản xuất bưởi Diễn
Bảng 3.5. Tình hình đầu tư sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng vốn 6.224,5 6.595 1.443 3.187,5 Vốn tự có 4.730,62 5.012,2 1.096,68 2.422,5 Vốn vay, NN hỗ trợ cây giống 1.493,9 1.582,8 346,32 765 Qua bảng 3.5 ta thấy: Tình hình đầu tư sản xuất bưởi Diễn trên địa bàn huyện luôn có sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước với người nông dân. Nhà nước hỗ trợ giống cây bưởi Diễn với tỷ lệ hỗ trợ 24% (người dân bỏ ra 76% kinh phí còn lại) đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giống được lựa chọn sẽ cho quả có mẫu mã đẹp, năng suất, chất lượng tốt, sạch sâu bệnh. Người dân tham gia trồng bưởi Diễn phải có diện tích đất của gia đình, tự bỏ ra công lao
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng LĐ LĐ NN
30
động đào hố, chăm sóc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngoài được hỗ trợ giống còn được tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc.
3.1.2.3. Trang thiết bị sản xuất
Đối với sản xuất bưởi Diễn ở huyện Thanh Sơn, việc ứng dụng cơ giới hóa được thực hiện chủ yếu ở giai đoạn đào hố, làm đất và phun thuốc bảo vệ thực vật, các quy trình còn lại chủ yếu thủ công bằng sức lao động của con người. Trong giai đoạn chuẩn bị đất có trên 60% diện tích các hộ điều tra sử dụng máy múc mini để tạo băng đồng mức (đối với đất đồi dốc), làm rãnh thoát nước và đào hố (kích thước 80cm x 80cm x 80cm) với khoảng cách (5m x 5m), mật độ (400 cây/ha) theo hướng dẫn của chuyên môn khuyến nông. Trong giai đoạn chăm sóc, bón phân, tạo tán chủ yếu sử dụng dao kéo do các hộ nông dân cắt tỉa nhằm tạo tán, giúp cây sử dụng hiểu quả nguồn dinh dưỡng để phát triển tốt nhất và cho năng suất cao. Khi cây bưởi Diễn bị nhiễm sâu, bệnh, theo hướng dẫn của chuyên môn khuyến nông, người dân sẽ tiến hành phun thuốc khi cần thiết, có 100% diện tích các hộ điều tra sử dụng máy phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bưởi Diễn.