3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.9. Những thành công
Dự án KfW6 được triển khai chính thức trên địa bàn huyện Hoài Nhơn từ năm 2007 kết thúc năm 2013 nhìn chung Dự án đã thực hiện tốt các hoạt động, kế hoạch Dự án đề ra. Cho đến nay Dự án đã đạt được những thành công sau:
- Trồng mới và KNTS, làm giàu được 1.999,94 ha rừng đạt 111 % kế hoạch ban đầu. Qua các báo cáo của BQLDA huyện Hoài Nhơn thì chất lượng cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống cao (trung bình trên 98%) đảm bảo cho điều kiện phát triển rừng bền vững, lâu dài. Góp phần nâng cao độ che phủ rừng của vùng Dự án tăng lên từ 38% lên 45,02%, cải thiện môi trường sinh thái trong vùng.
- Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Dự án đến các hộ gia đình là 7.395,482 triệu đồng. Trong đó đầu tư bằng vật tư phân bón và cây giống là 2.453 triệu đồng và hỗ trợ công lao động cho các hộ là 7.393,029 triệu đồng. Đối với số vốn đầu tư bằng vật tư được đầu tư một lần cho việc trồng và chăm sóc rừng, kinh phí hỗ trợ công lao động thông qua sổ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội, các hộ rút hàng năm, kinh phí này được tăng lên do lãi suất. Tổng số tiền các hộ đã rút từ
cho các hoạt động khác trên địa bàn như chi phí cho quy hoạch sử dụng đất, chi phí cho các buổi họp Dự án, các lớp tập huấn. Tổng số tiền đầu tư trực tiếp từ Dự án tuy không lớn nhưng trong điều kiện nền kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn, khoản kinh phí này đã góp phần vào việc nâng cao thu nhập và thay đổi cơ cấu thu nhập và chi phí của các hộ gia đình.
- Giải quyết và tạo việc làm cho 1.327 hộ gia đình trực tiếp thực hiện Dự án và trên 10 gia đình tham gia sản xuất cây con, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, góp phần tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Các hoạt động của Dự án đã làm thay đổi rõ rệt nhận thức của người dân và cán bộ địa phương về vai trò và giá trị của rừng, người dân được tiếp cận với các kỹ thuật công nghệ mới, hiện đại. Qua thực tế sản xuất cây con người dân đã tự nắm bắt được một cách nhuần nhuyễn cách gieo tạo các loại cây con các loại và có thể tự mình tổ chức, xây dựng vườn ươm, sản xuất cây con đủ chất lượng phục vụ cho các chương trình Dự án trồng rừng phát triển lâm nghiệp tại địa phương.
- Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn cho gần 3.941 lượt cán bộ và Dự án các nông dân trực tiếp tham gia. Nhờ đó, nâng cao hiểu biết cho mọi người dân về lâm nghiệp xã hội, giúp họ nắm bắt được các biện pháp kỹ thuật về sản xuất cây con, trồng rừng, KNTS rừng, quản lý bảo vệ và phát triển kinh doanh rừng bền vững,... Đào tạo được đội ngũ cán bộ các cấp, phương thức tổ chức thực hiện Dự án để từ đó có thể tham gia tốt các Dự án tương tự ở địa phương.
Mô hình hỗ trợ nông dân trồng rừng thông qua sổ Tài khoản tiền gửi cá nhân tỏ ra là phương thức tiếp cận Dự án phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nguyện vọng của người dân vùng nông thôn miền núi nước ta. Quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ gắn với Dự án. Dự án tính toán số tiền được hỗ trợ cho hộ nông dân trên cơ sở diện tích từng loại cây trồng nhân với đơn giá đầu tư và chuyển tiền tới Ngân hàng sở tại, mở cho hộ gia đình một tài khoản cá nhân.Thông qua tài khoản TGCN, tiền hỗ trợ Dự án đã trực tiếp đến tay người nông dân với một điều kiện hợp lý và bắt buộc họ phải hoàn thành trách nhiệm đã cam kết với Dự án là đảm bảo về mặt số và chất lượng các công việc được giao trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng, sau khi đã được kiểm tra nghiệm thu mà không thông qua khâu trung gian khiến họ phấn khởi và tin vào Dự án.
- Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động của Dự án cũng như các hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội khác được nâng cao, góp phần vào vấn đề bình đẳng giới trên địa bàn huyện Hoài Nhơn.
- Hộ gia đình tham gia Dự án được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo ra động lực góp phần thực hiện tốt các chế độ, chính sách giao đất, giao rừng
của Nhà nước. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường và sinh thái ổn định.
- Sau khi triển khai Dự án KfW6 Ban quản lý Dự án các cấp đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực thi Dự án. Các cán bộ Dự án đều đã tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình thực hiện Dự án để triển khai các pha tiếp theo của Dự án và các Dự án lâm nghiệp khác. Về phía người dân, do thấy được những thành quả từ Dự án mang lại nên đều hưởng ứng và nhiệt tình tham gia.
Dự án đạt được những thành công trên là do những nguyên nhân sau:
- Quyền lợi và nghĩa vụ của người dân tham gia Dự án được xác định rõ quyền lợi của người dân và công khai ngay từ đầu. Các hoạt động của Dự án đều dựa trên cơ sở lấy ý kiến có sự chia sẻ, học hỏi giữa cán bộ với người dân, tạo được động lực, khuyến khích người dân tham gia nhiệt tình.
- Dự án được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BQLDA Trung ương, BQLDA tỉnh Bình Định, Huyện uỷ, UBND huyện Hoài Nhơn, sự năng động của các cán bộ hiện trường BQLDA huyện Hoài Nhơn. Sự nhiệt tình phối kết hợp trong chỉ đạo cả điều hành trực tiếp của các cấp. Đặc biệt được sự ủng hộ, hưởng ứng tham gia của người dân trong quá trình triển khai thực hiện.
- Các cán bộ Dự án đều là những người có kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình thực hiện, về phía người dân đều hưởng ứng và nhiệt tình tham gia.
- Các hoạt động của Dự án được thực hiện khoa học và phù hợp với địa phương, khuyến khích và phát huy được vai trò sự tham gia của người dân. Ngay từ công tác QHSD đất, việc phân định ranh giới, xác định phương án quy hoạch, quy ước thôn bản về bảo vệ và phát triển rừng được chính người dân thực hiện, đến việc giao, nhận đất tổ chức sản xuất vườn ươm, giao nhận cây con, trồng và chăm sóc rừng đều được phổ cập cho dân hiểu rõ nội dung công việc cần làm.
- Công tác QHSD đất vi mô cấp thôn bản đã đề cập và chú trọng đến nhu cầu sử dụng các loại hình sử dụng đất khác nhau của người dân địa phương, nên đã đảm bảo tính an toàn cho rừng trồng Dự án. Các công cụ PRA được sử dụng khá hiệu quả trong hoạt động QHSD đất cấp thôn, việc đắp sa bàn, đi lát cắt, xác định nhu cầu của thôn, lựa chọn cây trồng, xây dựng Quy ước thôn bản do người dân thảo luận tương đối kỹ nên kết quả quy hoạch khá chính xác. Trong quá trình QHSD đất, nhận được sự tham gia nhiệt tình và nghiêm túc của người dân.
- Công tác điều tra lập địa được thực hiện tỉ mỉ, song lại đơn giản, áp dụng chính xác vào thực hiện lựa chọn cây trồng phù hợp.
- Hoạt động đo đạc, giao đất cho người dân, cấp quyền sử dụng đất lâu dài đã tạo cho người dân thấy mình là chủ thực sự của mảnh đất được giao, từ đó yên tâm và có trách nhiệm hơn với rừng trồng của mình.
- Công tác đào tạo, tập huấn được tổ chức từ trên xuống nên các thành phần tham gia đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Do địa điểm vườn ươm được bố trí gần hiện trường trồng rừng nên việc cung cấp cây con cho trồng rừng khá nhanh chóng và thuận lợi. Người dân được tập huấn về chọn giống, phân bón và kỹ thuật trồng, chăm sóc nên rừng trồng có tỷ lệ sống cao, tập trung, liền vùng, liền khoảnh.
- Hình thức TKTGCN hỗ trợ công lao động cho các hộ nông dân trồng rừng và KNXTTS là một phương pháp khoa học, được thực hiện và quản lý thành công trên địa bàn huyện Hoài Nhơn, giúp người dân tin tưởng vào số tiền được nhận và có trách nhiệm với rừng được giao.
3.3.10. Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công trên, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án KfW6 huyện Hoài Nhơn vẫn còn một số tồn tại cần xem xét nguyên nhân để khắc phục:
- Một số hộ gia đình chưa thực hiện tốt đúng quy định của Dự án đề ra cũng như thực hiện đúng quy ước thôn bản nên trong quá trình chăm sóc và bảo vệ còn xảy ra tình trạng thả rông trâu bò, cháy rừng. Do người dân phát dọn vệ sinh rừng chưa thường xuyên, đúng quy định. Việc ngăn chặn khai thác trái phép trên địa bàn chưa triệt để nên vẫn còn tình trạng chuyển nhượng trái phép diện tích đất rừng.
- Trong quá trình đo đạc diện tích và giao đất cho địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Dự án và cơ quan cùng cấp, việc giao đất (cấp sổ đỏ cho các hộ) còn tiền hành chậm, chưa đồng bộ, phần nào gây cảm giác thiếu tin tưởng nơi người dân.
- Trong quá trình QHSD đất, do trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu các khái niệm, kiến thức mang tính chất chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn. Cán bộ hiện trường còn can thiệp quá sâu vào các hoạt động quy hoạch của người dân, nên nhiều nơi người dân không có điều kiện bày tỏ quan điểm của mình. Công tác QHSD đất hầu hết mới chỉ tập trung vào khu đất trống đồi núi trọc. Việc lập kế hoạch cho phát triển rừng thôn bản mới chỉ thực hiện đến giai đoạn kết thúc Dự án, chưa quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững rừng và chu kỳ kinh doanh của các loài cây.
- Việc ghép nhóm dạng lập địa chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cán bộ điều tra, ít có sự tham gia của người dân mà chủ yếu là do cơ quan chuyên môn và cán bộ Dự án.
- Hoạt động tập huấn, phổ cập mới chỉ tập trung vào người dân tham gia Dự án, chưa quan tâm đến những người dân khác sống trong vùng Dự án nhưng không trực tiếp tham gia Dự án. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là khuyến lâm với mục đích thực hiện công tác trồng rừng mà chưa chú trọng đến các kiến thức nhằm duy trì và phát triển bền vững rừng của vùng. Chưa có sự phối hợp với các cơ quan khuyến nông của Nhà nước đang hoạt động trong cùng địa bàn. Các dịch vụ chưa phát huy được tính cộng đồng và kiến thức bản địa của người dân.
- Trong hoạt động nhận cây con và phân bón có chất lượng đủ tiêu chuẩn của người dân do trình độ dân trí thấp nên vẫn thụ động, còn phụ thuộc nhiều vào người giao cây và cán bộ vườn ươm mặc dù đã được tham gia tập huấn.
- Trình độ tổ chức sản xuất của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế dẫn đến quá trình sản xuất, chăm sóc cây con của một số vườn ươm chưa đảm bảo, lúng túng trong việc xử lý các vấn đề về sâu bệnh, các tác động xấu của thời tiết, khí hậu, số lượng cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn một số năm chưa đảm bảo so với yêu cầu Dự án.
- Do trình độ dân trí còn thấp nên công tác tuyên truyền, vận động tổ chức nhân dân tham gia trồng rừng gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu cây trồng chưa phát huy được ưu thế của các loài cây bản địa.
- Trong hoạt động cung cấp TKTGCN cho các hộ trồng rừng ở thời điểm ban đầu còn gặp một số trở ngại do người dân chưa hiểu được cơ chế quản lý của Dự án, công tác quản lý tài khoản và lãi suất định kỳ khá phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa BQLDA các cấp và Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương. Việc mở tài khoản cho dân chưa kịp thời, nhiều tài khoản mở chậm sau khi trồng rừng so với quy định là 1 tháng, do vậy làm ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. Công tác báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hoài Nhơn cho BQLDA không thường xuyên, chưa chủ động tính lãi suất huy động cao nhất của Ngân hàng, do đó ảnh hưởng đến lợi ích của người trồng rừng.
3.4. Đánh giá một số tác động của Dự án đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn huyện Hoài Nhơn môi trường trên địa bàn huyện Hoài Nhơn
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
3.4.1.1. Hiệu quả kinh tế rừng trồng của các hộ tham gia Dự án
tích rừng trồng cây nguyên liệu - Keo các loại và rừng trồng cây bản địa) và rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên (có và không trồng bổ sung). Qua điều tra thực tế các mô hình trên tại địa bàn nghiên cứu kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình được thể hiện như sau:
Hiệu quả kinh tế trồng rừng nguyên liệu được tạm tính cho loài keo với tuổi khai thác là 07 tuổi. Từ kết quả điều tra sinh trưởng của cây rừng ở độ tuổi khai thác từ 07 năm tuổi, tính được trữ lượng rừng trồng trên 01 ha cho từng mô hình ở độ tuổi mà người dân thường khai thác. Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế rừng trồng được tổng hợp qua các báo cáo phân tích hiệu quả từ các mô hình Keo tai tượng như sau (Keo tai tượng và cây keo lai tỷ lệ lợi dụng gỗ là tương đồng):
Keo tai tượng hạt: NPV là 56,2 triệu đồng; IRR đạt 44,4% ; BCR bằng 5,4 và r bằng 7,8% (nguồn tham khảo báo cáo điều tra tác động ngành lâm nghiệp năm 2013).
- Đối với chỉ tiêu NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng
Giá trị NPV của tất cả các mô hình trồng rừng đều >0 cho thấy tất cả các mô hình trồng rừng đều mang lại hiệu quả kinh tế, phương án kinh doanh đảm bảo có lãi.
Đối với chỉ tiêu BCR: Tỷ lệ thu nhập/chi phí
Giá trị BCR của tất cả các mô hình trồng rừng đều >1 cho thấy tất cả các mô hình trồng rừng đều mang lại hiệu quả kinh tế.
Đối với chỉ tiêu IRR: Tỷ lệ thu hồi nội bộ
Giá trị IRR của tất cả các mô hình trồng rừng của Dự án đều > r (lãi suất tiền vay) cho thấy tất cả các mô hình trồng rừng đều mang lại hiệu quả kinh tế, phương án kinh doanh đảm bảo có lãi.
Hiệu quả kinh tế tạm tính đối với các loài keo sau chu kỳ 07 năm 01 ha cho sản lượng khoảng từ 80 tấn đến 100 tấn tùy theo dạng lập địa với giá gỗ keo nguyên liệu như hiện tại khoảng 1 triệu đồng/ tấn thì sau 7 năm 1 ha keo sẽ bán được từ 80 triệu đến 100 triệu đồng; trung bình 01 năm người dân được 15 triệu đồng;
Đối với rừng trồng cây bản địa, xét chủ yếu loài Sao đen: Theo các nhà khoa học thì trung bình mỗi cây Sao đen thuộc nhóm III sau 30 năm trồng sẽ thu về 1,32 m3 gỗ, với giá thị trường cho gỗ thương phẩm Sao đen hiện nay là 18 triệu/1m3 gỗ (nguồn báo điện tử http://Thanhnien.vn/kinh-doanh/cho-dai-ngan-mai-xanh-475135.html). Như thế sau 30 năm 1 cây Sao đen cho giá trị kinh tế khoảng 23.760.000 đồng. Ngoài ra các loài cây bản địa khác như Lim xanh, Dầu rái cũng cho hiệu quả kinh tế lớn.
- Đánh giá chung
Với điều kiện tự nhiên, lập địa, trình độ sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị