Đánh giá tác động đến xã hội của Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 67)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.3. Đánh giá tác động đến xã hội của Dự án

Bất cứ Dự án đầu tư phát triển kinh tế nào ngoài sự tính đến hiệu quả thì nó còn làm ảnh hưởng những vấn đề khác về mặt xã hội, đây cũng thể hiện vai trò và ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của Dự án.

3.4.3.1. Yếu tố, mức độ tham gia của người dân

Sự tham gia của người dân vào các hoạt động của Dự án là một chỉ tiêu phản ánh sự tác động đối với xã hội của nghề rừng, sự tham gia của người dân với số lượng nhiều hay ít, thể hiện tính hợp lý hay nói cách khác là mức độ phù hợp của Dự án đối với điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên của địa phương.

Sự tham gia của người dân trong việc thực hiện Dự án được thể hiện ở 2 nội dung gồm: Tác động của Dự án tới nhận thức người dân trong việc thực hiện Dự án và Phân công lao động trong gia đình tới bình đẳng giới.

Tác động của Dự án tới nhận thức của người dân trong việc thực hiện Dự án

Khi được hỏi các hộ dân cũng như cán bộ Dự án địa phương đều cho rằng hộ đăng ký tham gia trên tinh thần tự nguyện. Nhờ các quy định của Dự án về việc được nhận tiền từ tài khoản tiền gửi theo từng giai đoạn phát triển rừng Dự án nên người dân ý thức hơn vào việc tham gia Dự án. Tỷ lệ số hộ không chăm sóc hay trồng rừng không đạt theo quy định của Dự án rất thấp. Nhìn chung các hộ khi tham gia Dự án đều nghiêm túc thực hiện các yêu cầu Dự án đưa ra. Lâm phần trồng rừng Dự án được chăm sóc cẩn thận và đúng thời gian quy định.

Việc thực hiện Dự án cũng góp phần nâng cao tinh thần đoàn kết tại địa phương, nhất là giữa các hộ tham gia Dự án. Các hộ tham gia Dự án tiến hành trồng

rừng, chăm sóc rừng với diện tích lớn thường tiến hành đổi công với nhau. Chính vì thế, các hộ gia đình hiểu nhau hơn và giúp đỡ nhau nhiều hơn thông qua các buổi lao động đổi công trên đất rừng Dự án.

Thông qua các cuộc họp, các lớp tập huấn giúp kéo gần mối quan hệ giữa cán bộ và người dân. Các hộ dân nói rằng từ khi tham gia Dự án họ đã mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các ý kiến hay tham gia thảo luận tại cuộc họp.

Số hộ gia đình tham gia Dự án được thể hiện theo Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Thống kê số hộ tham gia trồng rừng Dự án

Số hộ Hoài Đức Hoài Sơn Hoài Mỹ Cộng

Tổng số hộ 3.827 2.837 3.513 10.177

Hộ tham gia 292 465 570 1.327

Tỷ lệ (%) 7,6 16 16 13

Bình quân số hộ gia đình tham gia trong các xã là 442 hộ/tổng số 10.177 hộ, đạt 13 %, 02 xã đạt tỷ lệ cao nhất 16 %, xã đạt thấp nhất là 7,6 %. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề khách quan về ý thức mà do điều kiện tự nhiên của vùng Dự án, quỹ đất lâm nghiệp hạn chế cho thực hiện Dự án. Về các hoạt động khác do Dự án tổ chức cũng được người dân tham gia một cách đầy đủ và nhiệt tình;

3.4.3.2. Tác động của Dự án đối với sự bình đẳng về giới, trong các hoạt động sản xuất và đời sống

Bình đẳng giới là vấn đề hiện đang được quan tâm tại các vùng miền núi trong các nghiên cứu xã hội. Bình Định nói chung và Hoài Nhơn nói riêng thuộc tỉnh miền trung còn có cuộc sống tương đối khó khăn vì thế vấn đề bình đẳng giới chưa thực sự được quan tâm và giải quyết triệt để tại địa phương. Dự án KFW6 không có hợp phần nghiên cứu hay hỗ trợ về vấn đề bình đẳng giới, tuy nhiên qua cách phân chia lao động trong quá trình thực hiện Dự án hay những thông qua những cuộc họp và đánh giá của người dân, vấn đề bình đẳng giới trong Dự án cũng được thể hiện. Đặc biệt là Dự án khuyến khích ưu tiên nữ giới đứng tên để mở sổ tài khoản tiền gửi. Trước tiên xét vấn đề phân công lao động trong gia đình các hộ tham gia Dự án.

Biểu đồ 3.3. Phân công lao động trong gia đình khi tham gia thực hiện Dự án (%)

(Nguồn: Điều tra kinh tế xã hội lần 2 – 2013)

Kết quả trên thể hiện sự phân công lao động khi thực hiện các công việc trên đất rừng Dự án. Ta thấy số người trả lời cả nam và nữ cùng tham gia thực hiện các công việc trên đất rừng Dự án đạt 71.7%, một tỉ lệ khá cao. Điều này cho thấy trong các công việc trên đất rừng Dự án chủ yếu do cả nam và nữ cùng thực hiện. Các hộ dân khi được hỏi nói rằng vì rừng ở xa, nên cả 2 vợ chồng đi làm từ sáng tới tối. Thường thì nam giới sẽ chịu trách nhiệm làm những công việc nặng như gánh cây và đào hố còn nữ giới sẽ trồng cây. Số người trả lời chỉ có sự tham gia của nữ chiếm một phần rất nhỏ là 5.5%. Từ đó thấy được vai trò của nữ giới tại vùng điều tra hay tại các hộ tham gia Dự án đã được đề cao hơn, vấn đề bình đẳng giới cũng đã bước đầu được hộ dân quan tâm.

Theo quan sát của tác giả cũng như số liệu khảo sát hộ gia đình trong cuộc điều tra lần 2 này, tỷ lệ tham gia phỏng vấn giữa nam và nữ vẫn còn có sự chênh lệch rất lớn. Tỷ lệ nam đi họp đạt 72.2% trong khi nữ chỉ đạt 28.2%. Tỷ lệ này tuy có sự chênh lệch lớn nhưng trước đây tại các cuộc họp thôn để triển khai các hoạt động khác ngoài Dự án thông thường nam giới tham gia. Tuy nhiên khi họp triển khai các bước công việc Dự án tỷ lệ phụ nữ tham gia được tăng lên và có nhiều ý kiến thảo luận. Điều này được lý giải rằng người phụ nữ trong gia đình thường có các công việc khác và họ phải làm nhiều hơn người đàn ông như chăm sóc con cái, chăn nuôi và thu dọn nhà cửa nên họ thường không có thời gian tham gia các cuộc họp tại thôn.

Khi được hỏi đánh giá của người dân về vấn đề bình đẳng giới từ khi có Dự án, tỷ lệ số người cho rằng có thay đổi tốt hơn và tốt hơn nhiều là khá cao, đạt 75.1%, không có câu trả lời nào kém hơn. Điều này có thể thấy Dự án góp phần

nâng cao ý thức của người dân trong vấn đề bình đẳng giới tại hộ gia đình cũng như trong vùng Dự án.

Biểu đồ 3.4. Đánh giá về vấn đề bình đẳng giới của các hộ dân khi tham gia Dự án (%)

(Nguồn: Điều tra kinh tế xã hội lần 2 – 2013)

Có thể thấy Dự án có tác động tích cực tới vấn đề bình đẳng giới trong các hộ gia đình tham gia Dự án nói riêng và tại vùng Dự án nói chung.

Qua kết quả làm việc với BQL Dự án huyện Hoài Nhơn cho biết sự tham gia làm việc của phụ nữ trong các công việc đều tích cực hơn và chất lượng có phần cao hơn. Đây là hoạt động sản xuất thiết thực và có quy mô lớn, người phụ nữ đã có dịp nâng cao vai trò của mình trong hoạt động sản xuất và đời sống. Sự khẳng định này được chính phụ nữ và cộng đồng địa phương công nhận.

3.4.3.3. Tác động tới nhận thức của cộng đồng về kinh doanh rừng bền vững

Sau khi được thực hiện Dự án, ý thức của cộng đồng tại địa phương về phát triển rừng bền vững được nâng cao. Người dân bước đầu đã hiểu rõ bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mình và cả cộng đồng, vì vậy cần phải theo các kỹ thuật đã được hướng dẫn của Dự án nhằm kinh doanh rừng hiệu quả và bền vững bao gồm cả rừng trồng và rừng tự nhiên trong khu vực. Một điều dễ nhận thấy là từ khi có Dự án, các vụ vi phạm chặt phá rừng đã giảm hẳn và các vụ cháy rừng hầu như không xảy ra đối với rừng của Dự án. DA đã coi những người dân trong cộng đồng chính là đối tượng hưởng lợi từ Dự án, đồng thời họ cũng là những thành viên tham gia tích cực vào các hoạt động của Dự án. Từ các hoạt động của Dự án mà các hộ dân có cơ hội tham gia từ đó họ được tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong xây dựng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Họ cũng là người tham gia chủ động, nhiệt tình

đóng góp các mục tiêu, nội dung, phương pháp triển khai Dự án. Họ được tuyên truyền, vận động, được khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng. Do đó ý thức của người nông dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tăng lên rõ rệt.

3.4.3.4. Khả năng lan rộng của Dự án

Thành công của Dự án KfW6 tại Hoài Nhơn là không thể phủ nhận được. Các hoạt động và kết quả của Dự án không chỉ được cộng đồng địa phương quan tâm mà còn thu hút nhiều Đoàn Dự án khác và các Tỉnh, Huyện, Xã ở những nơi có điều kiện tương tự đến tham quan học tập kinh nghiệm.

Theo báo cáo của BQL Dự án huyện Hoài Nhơn, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, từ năm 2007- 2013 đã có rất nhiều Đoàn tham quan đến địa phương để tham quan, học tập kinh nghiệp. Trong đó, nhiều Đoàn chú trọng đến hình thức tổ chức triển khai Dự án, phương pháp tuyên truyền vận động nông dân tham gia Dự án, công tác quản lý tài khoản tiền gửi, các phương pháp triển khai thành lập Ban quản lý thôn...Kết quả thể hiện tại Bảng 3.10

Bảng 3.10: Tổng hợp số lần các đoàn tham quan tới vùng Dự án Hoài nhơn

TT Cấp thăm quan Thời điểm Số lần

1 Các Dự án khác 6 KfW4 2009 2 KfW7 2012 2 WB3 2013 2 2 Cấp tỉnh 8 Quảng Trị 2013 2 Phú Yên 2009 2 Hà Tĩnh 2012 2

Dự án huyện Tây Sơn, Hoài Ân 2010 2

Tổng cộng 14

Nguồn: Ban quản lý Dự án KFW6 - huyện Hoài Nhơn

3.4.4. Tác động của Dự án đến môi trường

3.4.4.1. Tác động của Dự án đến độ che phủ của rừng.

Độ che phủ của rừng tăng từ 38% lên 41,7% là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số lượng về diện tích rừng mà nó cho phép thuyết minh khả năng đáp ứng lâm sản, việc làm, nơi nghỉ ngơi sinh thái, giáo dục môi trường cho dân cư. Về môi trường thì độ che phủ đồng hành cùng các nội dung về tác dụng bảo vệ đất, điều tiết nước, giảm nhẹ thiên tai như hạn hán, lũ lụt, chống ô nhiễm không khí... Tổng diện tích đất có rừng tại khu vực điều tra Dự án đã tăng lên từ 7.874 ha lên 14.223 ha sau Dự án. Trong đó, diện tích rừng do Dự án đầu tư trồng là 1.151,02 ha đã góp phần nâng cao độ che phủ của khu vực từ bình quân từ 38% trước Dự án lên 41,7% sau Dự án.

Thông qua kết quả trên cho thấy việc rừng do DA đầu tư đã mang lại hiệu quả một cách tổng hợp ngoài nâng cao độ che phủ rừng, chất lượng rừng, bước đầu đã phản ảnh được hiệu quả kinh tế sau hơn 7 năm thực hiện. Điều đó lại một lần nữa khẳng định mô hình DA là mô hình tốt đáp ứng được mục tiêu môi trường, kinh tế, xã hội cần nhân rộng để phát huy tính hiệu quả của DA

Trước khi tham gia Dự án (năm 2009) Sau khi tham gia Dự án (năm 2014)

Hình 3.12. Ảnh vệ tinh chụp hiện trường trước và sau khi tham gia Dự án xã

3.4.4.2. Tác động của Dự án đến môi trường đất

Biểu đồ 3.5. Đánh giá tác động của Dự án tới vấn đề chống xói mòn - sa mạc hóa và bảo vệ đất (%)

(Nguồn: Điều tra kinh tế xã hội lần 2 – 2013)

Đánh giá tác động của Dự án tới môi trường đất vùng Dự án được thể hiện ở vấn đề chống xói mòn và bảo vệ đất. Tác động của các diện tích trồng rừng mới cũng như khoanh nuôi tái sinh của Dự án KFW6 đóng vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc từ đó giảm thiểu mức độ xói mòn và bảo vệ đất vùng Dự án tốt hơn. Theo đánh giá chung của người dân (biểu đồ 3.5) về tác động này của Dự án KFW6, kết quả cho thấy tỷ lệ người đánh giá tốt hơn nhiều đạt 49.2%, tỷ lệ người trả lời có thay đổi tốt hơn đạt 38.5%. Tuy nhiên vẫn có 0.9% cho rằng kém hơn, lý do có thể là những hộ ở xa khu vực rừng Dự án nên tác động về chống xói mòn và bảo vệ đất không rõ nét. Chủ yếu các hộ có câu trả lời kém hơn là những hộ ngoài Dự án. Nhìn chung tác động của Dự án đối với chống xói mòn đất và xa mạc hoá đã mang hướng tích cực.

Vấn đề xói mòn đất được thể hiện qua hiện tượng bồi lấp đất trên diện tích đất canh tác của các hộ dân địa phương. Khi lượng đất đá bồi lấp giảm qua các trận mưa lớn điều đó chứng tỏ hiện tượng xói mòn đất giảm và đất được bảo vệ tốt hơn.

Biểu đồ 3.6. Mức độ bồi lấp đất đá trên diện tích sản xuất của hộ dân (%)

(Nguồn: Điều tra kinh tế xã hội lần 2 – 2013)

Mức độ bồi lấp đất đá sau mỗi trận mưa lớn tại địa phương theo đánh giá của người dân đang giảm dần nhờ tác động tích cực của Dự án. Chẳng hạn có 48% nói rằng đất đá bồi lấp ít hơn trong vòng 3 năm qua trên diện tích đất sản xuất của họ. Đối với địa hình vùng đồi núi là chủ yếu thì hiện tượng bồi lấp đất đá hay nói chung là xói mòn đất trong sản xuất nông nghiệp là không thể không có. Từ khi có Dự án KFW6 tại địa phương, hiện tượng đó giảm một cách đáng kể. 13,7% cho rằng đất đá bồi lấp nhiều hơn. Điều này là do các hộ ở xa khu vực rừng trồng và khoanh nuôi tái sinh của Dự án. Với diện tích trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh đáng kể của Dự án đã giúp người dân yên tâm hơn trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp khi mùa mưa về. Khi được hỏi, các cán bộ Dự án đều cho rằng dù diện tích rừng Dự án thiết lập chưa nhiều so với tổng diện tích đất lâm nghiệp của địa phương, tuy nhiên nó đóng góp một phần không nhỏ vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc từ đó giúp cải tạo và bảo vệ đất. Họ cho rằng, từ khi có sự tham gia của Dự án, hiện tượng đất sản xuất của người dân bị sụt lún, bồi lấp bề mặt canh tác giảm một cách đáng kể.

Khẳng định hơn nữa tác động của Dự án tới vấn đề chống xói mòn đất là số lần người dân phải đi san lấp bề mặt đất sản xuất của họ trong vòng 12 tháng qua. Qua kết quả điều tra có 64,9% số hộ nói rằng họ không phải tiến hành san lấp bề mặt đất sản xuất, 32,2% nói họ phải san lấp 1-2 lần trong năm ngoái và chỉ có 0,2% trả lời rằng họ phải san lấp 4 lần bề mặt diện tích đất sản xuất của họ (kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.7).

Biểu đồ 3.7. Mức độ số lần san lấp bề mặt diện tích sản xuât của các hộ dân (%)

(Nguồn: Điều tra kinh tế xã hội lần 2 – 2013)

Một số hộ dân khẳng định từ khi tham gia Dự án vùng đất sản xuất nông nghiệp của họ không có hiện tượng đất đá bồi lấp sau mỗi trận mưa lớn, hoặc có nhưng lớp đất bồi lấp rất mỏng chỉ cần san lấp qua là có thể canh tác được. Các hộ dân không phải tiến hành san lấp nhiều giúp giảm bớt công lao động trong quá trình canh tác nông nghiệp. So với thời gian 3 năm trở về trước thì hiện tượng xói mòn đất canh tác giảm một cách đáng kể. Chứng tỏ, tác động Dự án đối với vấn đề bảo vệ môi trường đất đạt kết quả cao và đáng ghi nhận tại vùng điều tra.

3.4.5. Tác động của Dự án đến môi trường nước

Tác động của Dự án đối với môi trường nước được xét ở 2 lĩnh vực gồm số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khôi phục rừng và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh quảng nam, quảng ngãi, bình định và phú yên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)