Nghiên cứu về kỹ thuật trồng rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)

Một số nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy với rừng trồng Acacia crassicarpa

xuất xứ Papua New Guinea sau 3 năm đạt 207 tấn sinh khối khô/ha (Visaranata 1989). Ở vùng khô hơn là Ratchaburi–Thái Lan nó có năng suất ngang bằng Keo lá tràm 40 tấn sinh khối/ha (3 tuổi). Ở Sarah– Malaysia nó được trồng trên đất đá có tầng mặt mỏng và đất cát cho kết quả H = 15–23 m, D1,3 = 10–16 cm sau 4 năm tuổi, tốt hơn cả A. auriculiformis và A. mangium

Các nghiên cứu về đánh giá biến dị di truyền cho các vườn giống Keo lá liềm cũng đã được tiến hành ở nhiều nước như Indonesia (Arif, N., 1997), Phillipine (Arnold và Cuevas, 2003) và Australia (Harwood và cộng sự, 1993). Các tác giả ghi nhận rằng có sự sai khác rõ rệt giữa các xuất xứ và giữa các gia đình trong xuất xứ. Tuy nhiên, biến dị di truyền và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp về các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình (0.25). Theo Arif (1997) hệ số di truyền theo nghĩa rộng về các tính trạng sinh trưởng của Keo lá liềm ở Indonexia cũng chỉ ở mức độ trung bình và có biến động lớn theo các lập địa H2 = 0.44 -0.62 cho chiều cao và H2 = 0.27-0.58 cho đường kính.

Điển hình là các công trình nghiên cứu của Julian Evans (1992) khi nghiên cứu mật độ trồng rừng cho Bạch đàn E. Deglupta ở Papua New Guinea đã bố trí 4 công thức có mật độ trồng khác nhau (2.985 cây/ha; 1.680 cây/ha; 1.075 cây/ha; 750 cây/ha), số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại

lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng ở mật độ cao.

Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng: Về vấn đề này đã có nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đi sâu nghiên cứu, điển hình là công trình nghiên cứu của Mello (1976) ở Brazin, tác giả cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nhưng nếu bón phân NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%.

Một nghiên cứu khác của Schonau (1985) ở South Africa về vấn đề bón phân cho Bạch đàn Eucalyptus grandis đã kết luận công thức bón 150g NPK/gốc với tỷ lệ N:P:K = 3:2:1 có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất.

Tại Colombia, Bolstand và cộng sự (1988) cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực đối với rừng trồng Thông P. caribeae, đó là Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, một lần nữa đã khẳng định bón phân cho rừng trồng mang lại những hiệu quả rõ rệt: nâng cao tỷ lệ sống, tăng sức đề kháng của cây đối với các điều kiện bất lợi của môi trường, tăng sinh trưởng, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm rừng trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 26 - 28)