Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 46)

- Lập ô tiêu chuẩn để đánh giá lượng vật rơi rụng:

3.1.3.Điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.3.1. Dân số, dân tộc và lao động

- Dân số và dân tộc: Theo Niên giám thống kê năm 2011 của các huyện, trong vùng có tổng dân số là 379.309 người, với 91.890 hộ và 100% là dân tộc Kinh.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm 1,18%. Cao nhất huyện Phú Vang với 1,26%, thấp nhất huyện Quảng Điền 1,10%.

Mật độ dân số bình quân trong khu vực là 489 người/km2.

Đặc điểm phân bố dân cư trong địa bàn rất phức tạp, bố trí nhiều điểm, có những nơi ở phân tán nhỏ lẻ, nhất là vùng ven biển có nhiều hộ sống trong vùng nguy hiểm của triều cường và hiện tượng sạt lở bờ biển.

- Lao động: Tổng số lao động trên địa bàn: 186.466 người. Trong đó:

Lao động phân theo giới tính Nam: 87.639 người, chiếm 47%; Nữ: 98.827 người, chiếm 53%, trong đó phân theo

Lao động phân theo ngành nghề

+ Lao động nông lâm ngư nghiệp: 144.008 người, chiếm 77,2% số lao động toàn vùng.

+ Lao động ngành nghề khác: 42.458 người, chiếm 22,8% số lao động toàn vùng.

3.1.3.2. Thực trạng kinh tế

Theo Niên giám thống kê các huyện năm 2011, tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) các huyện trong vùng là 2.314.119 triệu đồng. Trong đó:

Lâm nghiệp: 61.207 triệu đồng, chiếm 2,6%. Thuỷ sản: 584.596 triệu đồng, chiếm 25,3%. Công nghiệp: 441.047 triệu đồng, chiếm 19,1%.

Dịch vụ và các ngành khác: 515.307 triệu đồng, chiếm 22,3%.

Kết quả trên cho thấy cơ cấu về giá trị tổng sản phẩm giữa các ngành có sự chênh lệch, trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế với 30,8%, sản xuất thuỷ sản, dịch vụ và các ngành khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Sản xuất công nghiệp chiếm vị trí trung bình nhưng cũng đem lại nguồn thu đáng kể.

- Trồng trọt: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong vùng là 38.085ha (tính cho diện tích gieo trồng cả năm). Loài cây trồng chủ yếu là cây lượng thực (lúa, ngô), cây màu (khoai, sắn), rau đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, ớt, thuốc lá, mè) và các loài cây hàng năm khác. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tự cung tự cấp tại chỗ trên địa bàn và cung cấp cho thành phố Huế.

Tổng diện tích trồng cây lương thực cả năm là 34.294 ha với tổng sản lượng lương thực (kể cả màu quy thóc) đạt 117.802 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt 310 kg/năm và 26 kg/người/tháng.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn tương đối phát triển, đàn gia súc trong vùng gồm có: đàn trâu 15.614 con, đàn bò 6.496 con, đàn lợn 98.539 con, gia cầm các loại 922.299kg. Sản phẩm chăn nuôi đã trở thành hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và tiêu thụ nơi khác, nhất là thành phố Huế.

- Sản xuất Ngư nghiệp: Với lợi thế có diện tích đầm phá lớn, môi trường thích nghi cho phát triển các loài tôm cá nước lợ, vì vậy diện tích nuôi thuỷ sản trong vùng ngày càng được mở rộng. Tổng diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản 4.699 ha, sản lượng cá 183.710 tấn, tôm 200.835 tấn, thuỷ sản khác 331 tấn.

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản biển trên địa bàn cũng đem lại nguồn thu lớn cho người dân ở trên địa bàn, tổng sản lượng đánh bắt thuỷ hải sản các loại là 503.632 tấn.

Tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp là 584.596 triệu đồng.

- Các ngành sản xuất khác: Các hoạt động sản xuất khác như dịch vụ - du lịch, xây dựng, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cũng đóng góp một phần thu nhập trong nhân dân. Trong đó hoạt động về dịch vụ và du lịch có chiều hướng phát triển nhất là ở Phú Vang, Phú Lộc có lợi thế về bờ biển và các thắng cảnh đã thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.

3.1.3.3. Thực trạng về cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Ngoài tuyến đường Quốc lộ IA, tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến Quốc lộ 49 và một số tuyến đường liên tỉnh, liên huyện cùng với hệ thống sông, đầm phá, biển và các cảng biển như cảng Thuận An, cảng nước sâu Chân Mây đã tạo nên hệ thống giao thông khá thuận lợi trong vùng. Đặc biệt trong những năm qua Nhà nước đã đầu tư xây dựng hai cây cầu lớn: cầu Trường Hà và cầu Tư Hiền tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của các xã ven biển hai huyện Phú Vang và Phú Lộc.

- Thuỷ lợi: Hệ thống hồ đập trong vùng chủ yếu là các hồ đập có dung tích và công suất tưới tiêu nhỏ, các hồ đập trong vùng chỉ đủ cung cấp nước tưới cho các chân ruộng thấp trong vùng, nhiều nơi xa nguồn nước do hệ thống kênh mương không đảm bảo nên không có nước cung cấp cho cây trồng.

Hệ thống kênh mương các cấp trong vùng có tổng chiều dài 317 km, trong đó kênh mương có chất lượng tốt là 204 km, kênh mương đã xuống cấp là 113 km. Trong các trận mưa bão, lũ lụt của các năm vừa qua đã tàn phá làm hư hỏng nhiều đoạn kênh mương gây ảnh hưỏng đến năng suất và sản lượng cây trồng trên địa bàn.

- Điện, nước sinh hoạt: Hệ thống điện sinh hoạt trên địa bàn đã được phủ kín đến tận các thôn xóm, tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn vùng chiếm 97,7% số hộ. Mạng lưới điện cung cấp cho sản xuất và công nghiệp cũng đã đáp ứng đảm bảo yêu cầu sản xuất kinh doanh của các cơ sở chế biến, các nhà máy trên địa bàn.

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch trên vùng chiếm 77,3%. Một số địa bàn vùng trũng thấp của các xã Quảng Điền, Phú Vang thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt rất cao vào mùa mưa lũ.

- Y tế, giáo dục: Mạng lưới y tế trên địa bàn đã khép kín từ cấp xã đến huyện, đảm bảo chức năng khám, điều trị bệnh thông thường và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Toàn vùng có 50/50 xã có trạm y tế, với 556 giường bệnh và 519 cán bộ y tế.

Công tác giáo dục trong vùng đã được quan tâm, các cháu trong độ tuổi đều được đến trường, chất lượng dạy và học đã từng bước được nâng lên, cơ sở vật chất trang, thiết bị học tập không ngừng được đầu tư, trường học đa số đã được kiên cố hoá. Hệ thống nhà trẻ có 53 nhà trẻ với 1.288 cháu, 126 cô giáo; Mẫu giáo có 616 lớp với 14.738 cháu và 872 giáo viên. Tổng số trường học các cấp (cấp 1, 2,3): 150 trường, 2.978 lớp học, với 104.115 em học sinh và 4.531 giáo viên.

- Văn hóa thông tin: Hệ thống thông tin văn hoá trong vùng đã được quan tâm đầu tư, tất cả các xã đều có điểm bưu điện văn hoá, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc thường xuyên. Tất cả các xã trong địa bàn đều được phủ sóng truyền thanh và truyền hình đáp ứng được nhu cầu nghe nhìn của người dân. Toàn vùng có 50 điểm bưu điện

3.1.3.4. Khái quát hệ thống đê điều, kênh mương, hồ đập vùng ven biển a. Hệ thống đê điều

Hệ thống đê ven sông và đầm phá trong vùng có tổng chiều là 169,5 km. Bao gồm các tuyến đê:

- Tuyến đê Đông Tây Ô Lâu ở Phong Điền có chiều dài 24 km;

- Tuyến đê Tây phá Tam Giang ở Quảng Điền và Hương Trà có chiều dài 32,5 km; - Tuyến đê Tây phá Tam Giang ở Phú Vang có chiều dài 40 km;

- Tuyến đê Tây phá Cầu Hai ở Phú Vang và Phú Lộc có chiều dài 17 km;

- Tuyến đê Đông phá Tam Giang ở Quảng Điền và Hương Trà có chiều dài 30 km; - Tuyến đê Đông phá Tam Giang ở Phú Vang có chiều dài 26 km.

Trong đó:

+ Phân theo theo độ rộng mặt đê: từ 3 – 4 m: dài 76,5 km, độ rộng <3 m: dài 93 km. + Phân theo cao trình: cao trình dưới 3 m: dài 169,5 km.

+ Phân theo độ kiên cố: Có kè bảo vệ mái (kè 3 mặt và kè 1 mặt): dài 76,5 km, chưa có kè bảo vệ mái: dài 93,0 km.

b. Hệ thống kênh mương, hồ đập vùng ven biển

- Hệ thống hồ đập: Tổng số hồ đập trong vùng 15 hồ, tổng dung tích 55.200 ngàn m3, tổng diện tích tưới tiêu 1.377 ha.

- Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài kênh mương 317 km, Trong đó: Chất lượng tốt 201 km, đã xuống cấp 113 km.

c. Đánh giá chung về hệ thống đê, kênh mương hồ đập vùng ven biển

- Nhìn chung hệ thống đê biển chậm được đầu tư cải tạo, cao trình và mặt cắt thiết kế chưa đảm bảo, hoặc đã đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đủ kiên cố.

- Chiều rộng mặt đê đa số còn nhỏ (bề rộng dưới 3 mét, chiếm trên 55% tổng chiều dài tuyến đê), mặt đê chưa được gia cố nên bị bào mòn, cuốn trôi.

- Thân đê chủ yếu đắp bằng đất bên ngoài đắp bằng cỏ, chưa được bê tông hoá hoàn toàn nên dễ bị sức công phá của sóng nước khi triều cường, lũ cuốn.

- Phần lớn phía biển chưa được bảo vệ bằng các tuyến đê, kè, nên vẫn thường xuyên bị sạt bờ biển gây mất đất.

- Các tuyến đê chưa có dải cây phòng hộ để chắn sóng hộ đê, vì điều kiện lập địa không thể trồng được cây chắn sóng hoặc khi thiết kế không tính đến quỹ đất để trồng đai rừng phòng hộ đê.

- Chất lượng các kênh mương, hồ đập đã xuống cấp do bị ảnh hưởng của các trận bão, lũ lụt nên bị bồi lấp, vỡ thân...

3.1.3.5. Khái quát những thiệt hại gần đây do thiên tai

Theo số liệu thống kê của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 1980 trở lại đây trên địa bàn đã chịu ảnh hưởng tác động nặng nề của các cơn bão, lũ gây tổn thất, thiệt hại lớn về cơ sở vật chất, kinh tế và tính mạng người dân trong vùng.

Từ năm 1980 đến năm 2007 có đến 21 cơn bão đổ bộ vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đã ảnh hưởng trực tiếp đến các huyện trong vùng và thiệt hại được thống kê như sau:

- Về đê điều: tổng chiều dài tuyến đê bị hư hỏng do bão 323 km.

- Về kênh mương: Tổng chiều dài kênh bị hư hỏng do bão là 608 km, do cát vùi 110 km.

- Về hệ thống giao thông: Tổng chiều dài tuyến đường bị hư hỏng do bão 269 km và do cát vùi là 50 km.

- Về ao hồ nuôi trồng thuỷ sản: 2.925 ha bị phá vỡ.

- Về đồng ruộng: do bão phá huỷ 437 ha và 813 ha do cát vùi lấp. - Về khu vực dân cư: có 229 ha đất dân cư bị ngập, phá huỷ. - Về con người: có 849 người bị thương và 407 người bị chết Tổng thiệt hại về vật chất toàn vùng ước tính 376.115 triệu đồng.

3.1.3.6. Thực trạng hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn a. Tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp trên địa bàn:

* Tổ chức quản lý ngành:

Về tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp trên địa bàn gồm có 3 cấp:

- Cấp tỉnh gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở.

- Cấp huyện gồm: Phòng Nông nghiệp & PTNT và Hạt Kiểm lâm.

* Tổ chức rừng

Sau rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp vùng cát ven biển, cửa sông và đầm phá của tỉnh là 12.311,5 ha, trong đó: rừng phòng hộ 4.932,2 ha chiếm 40,1%, rừng sản xuất 7.379,3 ha chiếm 59,9% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích rừng phòng hộ trong vùng là rừng phòng hộ chắn cát chắn gió.

Vấn đề tồn tại hiện nay là ranh giới các loại rừng mới chỉ được xác định trên bản đồ mà chưa tổ chức đóng mốc giới ngoài thực địa. Vì vậy gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ và tổ chức sản xuất theo quy chế quản lý rừng của Chính phủ ban hành.

* Về quản lý rừng

Sau khi có chủ trương chuyển hướng từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã hội thì rừng và đất rừng vùng cát ven biểnđã giao cho nhiều th ành phần kinh tế, tổ chức xã hội quản lý, sử dụng, bao gồm Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty Lâm nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Những nơi chưa giao đất thì do chính quyền địa phương cấp xã quản lý. Vì vậy, thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội khác nhằm phát huy vai trò của các chủ thể, tăng hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên rừng.

b. Tổ chức quản lý, xây dựng rừng phòng hộ ven biển

- Hệ thống rừng phòng hộ được phân chia quản lý đến cấp khoảnh, tiểu khu, trách nhiệm quản lý sử dụng được phân cấp đến các đơn vị, chủ thể sử dụng rừng và đất rừng như Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, hộ gia đình, chính quyền cấp xã quản lý và được thực hiện theo quy chế quản lý 3 loại rừng.

- Việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ ven biển dựa vào các nguồn vốn nguồn vốn PAM (trước đây), vốn ngân sách 327, 661.

c. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp

Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn bao gồm thực hiện các hạng mục lâm sinh hàng năm như trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, khai thác và chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất sản phẩm từ gỗ...

Kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn như sau: - Trồng rừng: 10.223,9 ha (kết quả tính đến năm 2007).

- Trồng cây phân tán: 1,5 triệu cây/năm (tương đương 1.030 ha) - Quản lý bảo vệ rừng: 777,4 lượt/ha

- Xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh: 2 vườn ươm (công suất 1 triệu cây con/năm) 3

- Khai thác củi: 148.946 Ster

- Khai thác tre, nứa: 13.892 ngàn cây.

Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã đầu tư xây dựng và phát triển vốn rừng trên địa bàn bằng các nguồn vốn như vốn Ngân sách, vốn Chương trình Phát triển Nông thôn, vốn Dự án 661 để trồng rừng và thực hiện các hoạt động lâm sinh khác như khoanh nuôi tái sinh, quản lý bảo vệ, xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh.

* Đánh giá về công tác trồng rừng thuộc nguồn vốn dự án 661

Dự án 661 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2000, trong đó đã đầu tư cho trồng rừng phòng hộ trên địa bàn vùng cát thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang từ năm 2000 đến 2007 là 3.198,3 ha (Trồng rừng sản xuất kết hợp với mục tiêu phòng hộ cục bộ, cải tạo môi trường sinh thái là 2.240,4 ha và trồng rừng phòng hộ 957,9 ha). Loài cây trồng chủ yếu là Phi Lao, Keo lưỡi liềm, Keo chịu hạn, Keo tai tượng và Keo lá tràm, Dứa dại. Một số loài cây đưa vào trồng rừng có khả năng thích nghi với môi trường lập địa vùng cát như Keo chịu hạn, Keo lưỡi liềm, khả năng sinh trưởng tốt, điển hình ở một số nơi chất lượng rừng trồng khá tốt như ở Phong Điền, Phú Vang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 40 - 46)