Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)

Phương pháp kế thừa số liệu: Kế thừa số liệu thứ cấp ở địa phương và các tài liệu khoa học có liên quan, đồng thời thu thập một số dữ liệu bổ sung cần thiết.

- Các số liệu liên quan về quy hoạch, kế hoạch, các dự án trồng rừng trên vùng cát. - Các số liệu xã hội-kinh tế trên địa bàn.

- Các yếu tố tự nhiên trên địa bàn.

- Các loại bản đồ liên quan: Hành chính, địa hình, quy hoạch và hiện trạng rừng,…

Bố trí thí nghiệm: Các dòng cây trội được trồng trong các mô hình là các dòng ưu tú về sinh trưởng, sinh khối, chịu nóng, chịu hạn và bằng chỉ thị phân tử đã lựa chọn được gồm 9 dòng: A.Cr.N.34, A.Cr.N.81, A.Cr.N.84, A.Cr.N.86, A.Cr.N.87, A.Cr.N.147, A.Cr.S.6, A.Cr.S.38, A.Cr.S.51, và ĐC là giống đại trà mà địa phương sử dụng trong sản xuất.

Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp 49 cây (7 hàng, 7 cây/hàng). Bố trí thí nghiệm tại khu vực đất cát nội đồng và đất cát ven biển.

Cây con đem trồng 4 tháng tuổi, nuôi trong bầu dinh dưỡng kích thước 7 x 12 cm, ruột bầu là giá thể 100% đất tầng B dưới tán rừng, kỹ thuật trồng và chăm sóc đều như nhau: Cây được trồng với mật độ 1650 cây/ha, trên đất đã được cày và lên luống, trồng vào hố có bón lót 2 kg phân chuồng + 0,2 kg phân vi sinh, chỉ khác nhau về dòng cây. Theo sơ đồ bố trí thí nghiệm ở phụ lục...

Thu thập số liệu:

Thu thập số liệu tỷ lệ sống của các dòng khi cây được 22 tháng tuổi. Tỷ lệ sống (%) = (Số cây hiện tại/số cây trồng ban đầu)*100

Đo sinh trưởng chiều cao, đường kính gốc, đường kín tán của các dòng khi cây 22 tháng tuổi. Cân sinh khối tươi, khô của gốc rễ, thân, cành, lá và tính sinh khối toàn thân của các dòng.

Tiến hành cân sinh khối tươi của cây. Cân đo từng bộ phận sinh khối: - Thân tươi

- Cành lá tươi

Sau đó cộng dồn những bộ phận sinh khối tươi để xác định tổng sinh khối tươi các bộ phận của các dòng Keo.

+ Đối với lá: dùng cân chính xác và xác định khối lượng tươi của lá, ghi mã số của dòng.

+ Đối với thân: dùng thước mét để đo chiều dài và dùng thước kẹp kính Palme đo đường kính gốc, dùng cân đồng hồ và xác định khối lượng của thân tươi, ghi mã dòng.

+ Đối với rễ: (bao gồm cả nốt sần) dùng kéo tách rễ ra khỏi đất, xác định khối lượng của rễ tươi, ghi mã dòng.

Đánh giá khả năng cải tạo đất bằng lượng nốt sần tạo ra của từng dòng, phân tích lý, hoá tính của đất (hàm lượng mùn, độ pH trong đất, nhiệt độ, ẩm độ đất) lượng vật rơi rụng trên đất ở các dòng.

Bố trí phẩu diện đất để lấy mẫu đất: Bố trí phẩu diện đất ở giữa các ô thí nghiệm (7 cây x 7 hàng) của các dòng. Đào phẫu diện ngoài đất trống ở vị trí cách rừng khoảng cách lớn hơn chiều cao của cây rừng, nơi mà không bị tác động của rừng keo và ít bị tác động của con người. Như vậy mỗi dòng đào 3 phẩu diện ở 3 lần lặp và 1 phẩu diện đất ở ngoài đất trống.

- Đào phẩu diện lấy mẫu đất: Phẫu diện, kích thước rộng 0,7–0,8 m, dài 1 - 1,2 m, sâu 90cm hướng về phía mặt trời. Tiến hành mô tả phẫu diện. Lấy mẫu đất ở độ sâu thống nhất 0 – 50 cm (tầng mặt đã có ảnh hưởng của hệ rễ), mỗi mẫu lấy khoảng 0,5kg, lấy 3 mẫu ở 3 lần lặp/1 dòng trộn đều, mang đi phân tích. Phân tích hàm lượng và thành phần lý hoá tính của đất, so sánh giá trị của các chỉ tiêu lý hoá tính của đất giữa các dòng và với đất ngoài rừng.

- Xác định ẩm độ đất:

Mẫu đất cho vào hộp nhôm đã đánh số thứ tự rồi cân tại chỗ sau đó mang đi sấy khô để tính độ ẩm đất

Xác định độ ẩm tuyệt đối của đất bằng công thức: Độ ẩm tuyệt đối = 100 x V V V V 1 3 3 2  

Với: V1: Khối lượng hộp nhôm

V2: Khối lượng hộp nhôm và đất trước khi sấy V3:Khối lượng hộp nhôm và đất sau khi sấy

- Phân tích mẫu đất

Mẫu đất được phân tích tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Nông Lâm Huế. Các chỉ tiêu lý, hóa tính đất theo phương pháp thông dụng.

+ pH: Đo trên máy pH mét. + Mùn %: Phương pháp Tiurin.

Phân cấp chia hàm lượng mùn trong đất: Cấp I: < 2% đất nghèo mùn

Cấp II: 2-3% đất mùn trung bình Cấp III: 3-5% đất giàu mùn Cấp IV: ≥ 5% đất rất giàu mùn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)