- Lập ô tiêu chuẩn để đánh giá lượng vật rơi rụng:
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Miền duyên hải đất mặn tuy không nhiều, nhưng cũng chiếm trên 14.000 ha và ven các vùng cửa biển (Phú Vang, Lăng Cô). Trên các giải đất mặn, cần nghiên cứu các mô hình sử dụng đất khác nhau: có nơi ngư lâm kết hợp, có nơi chỉ nuôi tôm sú, có
tôm chuyên canh trên đất trũng bùn mềm. Đất cát trên cồn cát duyên hải thì vừa khô hạn, vừa nghèo nàn. Nhóm đất này có diện tích 43.962 ha, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Gồm 2 loại là: Cồn cát trắng vàng và đất cát biển.
Cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols): Có diện tích 24.358 ha, chiếm 4,82% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các huyện ven biển như Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc.
Đất được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Cát màu vàng có nguồn gốc biển - gió, phân bố thành dãy cồn-đụn cát ven biển và các bãi biển kéo dài từ Điền Hương qua Hải Dương, Phú Diên đến Vinh Hiền, Lộc Hải. Cát xám trắng chủ yếu có nguồn gốc biển và phân bố trên các dải gò cao từ Phò Trạch đến Phong Điền, từ Phú Đa đến Vinh Thái. Cát xám trắng cũng được phát hiện ở Vinh Thanh-Vinh Hiền và rải rác ở ven rìa đồng bằng. Cát vàng nghệ phần lớn bị cát vàng nhạt và cát xám trắng che phủ. Loại cát vàng nghệ xuất hiệntrên diện rộng ở Phú Bài, Lăng Cô, Bồ Điền và chỏm nhỏ ở Vinh Thanh.
Loại đất này có hình thái phẫu diện ít phân hóa, đồng nhất cả về màu sắc và thành phần cơ giới, từ trên xuống dưới đều là cát tơi hoặc cát dính. Thành phần cơ giới rất nhẹ, rời rạc. Tỷ lệ sét rất thấp hoặc không đáng kể, chủ yếu là cấp hạt cát, tỷ lệ cát khô khá cao. Các đồn cát, đụn cát phần lớn chưa ổn định, hiện tượng di dộng của cát thường xuyên xảy ra. Những nơi có địa hình thấp thì đã có sự phân hóa về màu sắc; nơi nào trũng đọng nước thì tầng mặt xám hơi đen, tầng dưới có màu xám vàng xen vệt trắng. Đây là loại đất rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng; cation trao đổi rất thấp; dung tích hấp thu rất thấp, nên khả năng giữ nước, giữ phân kém. Phần lớn diện tích loại đất này đang bị bỏ hoang.
Đây là loại đất có diện tích rất lớn, vì vậy cần có biện pháp tổ chức sản xuất trên loại đất này, tùy theo từng nơi để bổ trí các loại cây nông, lâm nghiệp thích hợp. Trên cồn đụn cát cần trồng cây để chống cát bay lấn chiếm ruộng đồng, làng mạc. Đối với các dải cát bằng, mịn, mực nước ngầm cao thì có thể khai thác sử dụng trồng các loại cây nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.
Đất cát biển (Dystric Arenosols): Có diện tích 19.604 ha, chiếm 3,9% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố không thành dải dài tiên tục, có ở tất cả các huyện ven biển của tỉnh gồm: Quảng Điền, Hương Thủy (nay là Thị xã Hương Thủy), Hương Trà, Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc.
Đất cũng được hình thành do quá trình bồi tích của biển nhưng đã được khai thác sử dụng từ lâu đời, vì vậy tính chất lý hóa học của đất đã thay đổi theo chiều hướng có lợi cho sản xuất nông nghiệp. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa khá rõ, lớp đất mặt thường trắng hơi xám hoặc xám sáng, có nơi hơi vàng; các tầng dưới thường chặt,
cơ giới cát đến cát rời - cát pha, nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, nhưng so với loại cồn cát trắng vàng thì tỷ lệ cấp hạt sét cao hơn, kết cấu đất tốt hơn, hàm lượng mùn cao hơn, nên khả năng giữ nước, giữ phân tốt hơn nhiều.
Đây là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, nhưng có lợi thế về thành phần cơ giới nhẹ, mực nước ngầm nông, lại thích hợp với nhiều loại cây trồng như: cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, rau màu, dưa, cà, cây gia vị... Nếu chọn được cơ cấu cây trồng thích hợp, chú ý vấn đề thủy lợi, đầu tư thêm phân hữu cơ và các loại phân bón khác, thì có thể thu được hiệu quả kinh tế cao khi sản xuất trên loại đất này.
3.1.2.2. Tài nguyên rừng
Hệ thực vật rừng: Thực vật rừng tự nhiên trong khu vực thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Tổ thành loài tương đối phong phú và đa dạng, là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật di cư đến. Đối với rừng tự nhiên trên cạn tiêu biểu là các loài trong họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceac), họ Ngọc Lan (Magnoliaceac), họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê (Rubiaceac)...
Đối với thực vật rừng ngập mặn, mặc dầu mới được khảo sát bổ sung để xây dựng dự án, diện tích rất ít, và chỉ có ở 3 địa điểm: Rú Chá (Hương Phong), Tân Mỹ (Thuận An) và cửa sông Bù Lu (Lộc Vĩnh), các loài cây của kiểu rừng này là Đước
(Rhyzophora sp), Vẹt (Bruguriera sp), Mắm (Avicennia marina), Sú (Acgyceras corniculatum), Chá (sp)...
Kiểu thảm thực vật rừng: Vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế có các kiểu thảm thực vật sau:
Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng đồi núi: Tập trung chủ yếu ở địa bàn vùng đồi, núi của huyện Phú Lộc, tài nguyên rừng bị suy giảm, các loài thực vật quý hiếm dần dần bị biến mất. Thay vào đó là một số loài cây gỗ nhỏ, cây bụi có giá trị kinh tế thấp thuộc họ Ban, họ Hồ đào, họ Long não, họ Sim, họ Cà phê, họ Dung, họ Đay...
Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng cát: Với trạng thái rừng phục hồi dạng rú cát còn sót lại, chỉ phân bố trên phạm vi hẹp ở các huyện Phong Điền và Phú Vang. Thực vật ở đây đơn giản về tổ thành loài, chủ yếu là Trâm sừng, Trâm bầu, Giẻ, Bời lời...Mật độ cây phân bố theo đám hoặc theo cụm và độ che phủ tương đối cao nên khả năng phòng hộ cho vùng cát rất quan trọng.
Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng đất ngập mặn: So với thực vật rừng trên cạn, rừng ngập mặn không chỉ hạn chế về diện tích mà còn hạn chế cả về thành phần loài cây với các loài: Đước (Rhyzophora sp), Vẹt (Bruguriera sp), Mắm
Kiểu phụ rừng trồng vùng đồi, núi: Thường trồng thuần loài hoặc hỗn giao, tiêu biểu có các loài thông nhựa, keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn.
Kiểu phụ rừng trồng trên vùng cát: Các loài cây trồng chủ yếu là phi lao, keo lá tràm, keo lá liềm, các loài keo chịu hạn.
Tài nguyên động vật rừng: Là vùng tiếp giáp đồng bằng với vùng đồi và gần khu dân cư nên động vật rừng trong vùng không mang tính đại diện cho động vật rừng trong tỉnh, trong địa bàn chỉ xuất hiện các loài chồn, sóc, rắn, kỳ nhông, ếch, nhái... và các loài chim: cu gáy, bìm bịp, chèo bẻo, chích choè...
Nhằm tăng tỷ lệ che phủ và phát triển rừng bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định rõ các mục tiêu:
Tăng tỷ lệ che phủ rừng đạt 55% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020. Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng nhập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá. Các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề phải xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường. Phòng chống, hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt.
3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp. Trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng.
Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền. Trữ lượng các mỏ than bùn tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối. Chất lượng than bùn Thừa Thiên Huế thuộc loại tốt, có những mỏ có độ mùn đạt trên 50% và hàm lượng axit humic đạt 30-40%. Hiện tại than bùn ở đây đang được khai thác để chế biến phân hữu cơ vi sinh.
Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, titan, chì, kẽm, vàng, thiếc... với trữ lượng không lớn, trừ sa khoáng titan. Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm: pyrit, phosphorit, kaolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng. Đặc biệt là do cấu tạo địa chất, như thân quặng đá vôi chạy từ Bắc vào Nam, đến khu vực Thừa Thiên Huế là kết thúc, tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất xi măng, mà đá vôi là nguyên liệu chính. Đa số các khoáng sản phi kim loại này đang được khai thác,
ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng đang trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh.
Tài nguyên nước dưới đất khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, khu vực thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thủy (nay là thị xã Hương Thủy) là những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200 m3/ngày. Chính lượng nước này cùng hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú đã đảm bảo cho Thừa Thiên Huế tránh được những đợt hạn hán khốc liệt và kéo dài.