Đánh giá đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng vùng phân bố cây keo lá liềm tại Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

- Lập ô tiêu chuẩn để đánh giá lượng vật rơi rụng:

3.1.4.Đánh giá đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng vùng phân bố cây keo lá liềm tại Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế

- Đất cát nội đồng ở Thừa Thiên – Huế

Có độ phì tự nhiên rất thấp, lượng sét nhỏ hơn 15%, chủ yếu là cát trắng. Do đó khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng kém. Vào mùa mưa nước dễ ngấm sâu vào lòng đất, nhiều nơi ngập úng liên tục, vào mùa khô đất khô hạn, nóng, lớp đất mặt khô rất nhanh, hấp nhiệt mạnh khiến cho nhiệt độ bề mặt rất cao.Với những điểm đặc thù đó, đất cát nội đồng rất dễ bị rửa trôi, xói mòn.

Vùng đất này có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phòng hộ ven biển, mặt khác đây cũng là vùng sinh thái thường chịu nhiều tác động của con người và tự nhiên nên điều kiện sinh hoạt phát triển của các người dân sống trong vùng đất cát này cũng gặp không những khó khăn.

- Đặc điểm lý, hoá tính của đất cát ven biển Thừa Thiên Huế

Đất cát ven biển nghèo mùn và dinh dưỡng, chua. Hàm lượng hữu cơ tổng số chỉ dao động trong phạm vi 0,6- 1%, đạm tổng số 0,03-0,09%, Kali dễ tiêu nghèo, lân dễ tiêu thấp (6-7 mg K2O/100 g đất và 3-5 mg P205/100 g đất. Đất nằm trong vùng khí hậu khô hạn, cộng với điều kiện cát thô, thoát và mất nước nhanh nên hạn, khô, nóng là những hạn chế lớn có tác động tiêu cực đến sản xuất nông, lâm nghiệp.

Nhìn chung đất cát ven biển miền Thừa Thiên Huế rất nghèo mùn, đạm, ka li và các chất dinh dưỡng khác, đất từ hơi chua đến chua, mực nước ngầm biến đổi phức

bình khoảng 5-8%, hàm lượng sét trung bình khoảng 2-5%. Khí hậu, thời tiết Thừa Thiên Huế lại khắc nghiệt, chế độ gió, nước, nhiệt khác biệt rõ rệt giữa các mùa nên ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì đất cát nghèo dinh dưỡng nên để sử dụng và cải tạo đất cát ven biển, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi trên đất cát thì vấn đề đầu tư phân bón hữu cơ và giải quuyết vấn đề thủy lợi là hết sức cần thiết.

- Đặc điểm khí hậu vùng đất cát ven biển Thừa Thiên Huế

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 24-250C, tổng nhiệt độ toàn năm khoảng 9000-92000C. Có 3 tháng (XII, I, II) nhiệt độ giảm xuống dưới 220C ở đồng bằng và dưới 200C từ 400 m trở lên. Mùa lạnh bắt đầu từ cuối tháng XI năm trước đến đầu tháng III năm sau, tháng lạnh nhất vào tháng I có nhiệt độ trung bình <200C ở đồng bằng và dưới 100C ở 400 m trở lên. Giới hạn nhiệt độ tối thấp giảm xuống 8 - 90C, hoặc 5-70C ở vùng rẻo cao.

Mùa nóng: từ giữa tháng IV đến tháng X. Tháng nóng nhất là tháng VI và tháng VII. Nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C. Tháng nóng nhất có nhiệt độ tối cao trung bình trên dưới 340C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt mức trên dưới 400C (Đồng Hới 42,20

C). Biên độ giao động nhiệt độ ngày đêm vào khoảng 7-80C. Biên độ cao nhất vào mùa hạ đạt 9-100

C và thấp nhất vào mùa đông khoảng 5-60C.

Chế độ ẩm: Độ ẩm rất cao, trung bình năm đạt 85-88%. Mùa ẩm kéo dài từ tháng IX đến tháng IV năm sau, độ ẩm bình quân trên dưới 90%. Tháng ẩm nhất vào chính giữa mùa đông, có độ ẩm trung bình 90-93%. Độ ẩm có thể giảm xuống dưới 40-45% đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm rất lớn đạt 2500-3000 mm. Vùng phía

Tây và trước dãy Bạch Mã lượng mưa vượt quá 3500 mm/năm. Số ngày mưa nhiều, trung bình năm vào khoảng 140-150 ngày. Mùa mưa bắt đầu vào tháng VIII và kết thúc vào tháng I năm sau.

Lượng mưa lớn nhất vào tháng X và XI. Lượng mưa ngày cực đại tuyệt đối có thể vượt quá 300-400 mm, thậm chí 400-500 mm. Lượng mưa trung bình năm lớn nhất vào năm 1999 lên tới 5640 mm/năm. Lượng mưa ít nhất thường vào tháng IV, có nơi là tháng III hoặc tháng II. Lượng mưa trung bình tháng khoảng 50-60 mm.

Chế độ gió: Thừa Thiên Huế là 1 trong những khu vực có nhiều gió Tây khô nóng, mạnh nhất vào các tháng VI-VII, với gió nóng khô, tốc độ gió 4-5 m/s, mỗi đợt kéo dài 3-5 ngày. Đây là loại gió gây hiện tượng cát bay vào mùa khô. Trong những đợt gió Tây khô nóng nhất, nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 38-390C, độ ẩm tối thấp giảm xuống dưới 20-30%.

Hàng năm gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng IX đến tháng III-IV năm sau, tốc độ gió từ 4-6 m/s, thường kèm theo mưa làm cho khí lạnh ẩm. Đây là loại gió chính gây bồi tích tạo nên các cồn cát ven biển do 3 nhân tố tương tác là gió, nước và cát.

Là một trong những vùng chịu tác động rất mạnh của gió bão. Thời gian bão thường xảy ra là vào tháng IX và X. Tháng XI tuy bão ít đổ bộ song vẫn chịu ảnh hưởng của bão đổ bộ từ biển phía Nam. Bão có thể đạt tới và vượt quá tốc độ 40 m/s ở ven biển, nhanh chóng yếu đi khi vào vùng phía Tây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và chọn dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú vượt trội trên vùng đất cát ven biển tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)