Keo tai tượng trồng ở khu vực Đông Nam Bộ sau 3 tuổi mới bắt đầu bị mắc bệnh phấn hồng. Nguyên nhân gây bệnh phấn hồng được xác định là nấm
Corticium salmonicolor. Đây là một loại bệnh rất nguy hiểm và có thể gây thiệt hại lớn cho rừng trồng Keo lai và Keo tai tượng và một số cây công nghiệp khác như: Cao su, Điều, Xoài.... Bệnh thường xâm nhiễm vào thân cây ở vị trí giữa tán lá, thân cây bị loét, vỏ thối, bệnh nặng từ ngọn cây đến vị trí nấm xâm nhiễm thường bị chết.
Tại Đạ Tẻh (Lâm Đồng) Keo tai tượng trồng thuần loài trên diện tích 400 ha đã có 118,5 ha bị bệnh với tỷ lệ từ 7 đến 59% trong đó có một số diện tích bị khá nặng (Phạm Quang Thu, 2002). Tại Bầu Bàng, một số dòng keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (Pink Disease) với tỷ lệ mắc và mức độ bệnh khá cao gây thiệt hại cho sản xuất.
Bệnh hại lá các loài keo cũng được điều tra, nghiên cứu và thống kê, các bệnh điển hình là: bệnh bồ hóng do nấm Meliola brisbanensis, bệnh gỉ sắt đỏ do tảo Cephaleuros viescens, bệnh héo lá do nấm Ceratocystis sp., bệnh
khô đầu lá do nấm Pestalotiopsis acacia, bệnh khô mép lá do nấm Phyllosticta sp., bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, bệnh phấn
trắng gây hại cây con ở vườn ươm và rừng mới trồng do nấm Oidium spp. (Phạm Quang Thu, 2011).
Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Thu và đồng tác giả (2012) keo bị chết héo ở một số vùng trồng keo trọng điểm tại miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Kết quả giám định nguyên nhân gây bệnh là do loài nấm Ceratocystis sp. gây ra. Nghiên cứu bệnh hại rừng trồng keo tại vùng
Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phân lập được 26 chủng nấm gây bệnh chết héo keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm, bước đầu xác định là loài Ceratocystis sp. đồng thời cũng cho thấy chúng có phạm vi phân bố rộng. Qua điều tra, thu mẫu phát hiện ở nhiều địa phương gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang và Quảng Ninh.
Kết quả điều tra thành phần loài bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam, đã xác định được một số loài bệnh hại lá chính loài Keo tai tượng : Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans, Bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor, và bệnh hại lá keo lai là Bệnh phấn hồng do nấm Corticium salmonicolor (Phạm Quang Thu, 2016).
Kết quả điều tra thành phần loài bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam, đã xác định được một số loài bệnh hại thân cành chính loài Keo tai tượng : Bệnh rỗng ruột do nấm Ganoderma sp., và bệnh hại thân cành keo lai là Bệnh nấm xanh F. euwallaceae. (Phạm Quang Thu, 2016).
Bệnh chết héo các loài keo ở Việt Nam cũng đã được xác định do nấm gây hại: (1) Chết héo do nấm Phytophthora sp. gây hại, (2) Chết héo do nấm
Ceratocystis sp. gây hại. Cả hai nguyên nhân này cũng đều khiến cây trồng bị
chết héo. Trong đó bệnh chết héo do nấm Phytophthora sp. thường có triệu chứng điển hình là hệ rễ bị thối (Phạm Quang Thu, 2016).
Theo Kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Định và đồng tác giả (2012) phân lập được 40 chủng vi khuẩn nội sinh có khả năng ức chế bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng do Nấm Collectotrichum gloeosporioides. Nghiên cứu vi
sinh vật nội sinh có khả năng ức chế nấm gây bệnh các dòng Keo tai tượng cũng được Phạm Quang Thu và đồng tác giả (2012b) thử nghiệm và đã xác định được một số chủng vi khuẩn và nấm nội sinh có tính ức chế cao.
Nghiên cứu về cơ chế kháng bệnh loét thân, cành do nấm Collectotrichum
bệnh có mật độ vi khuẩn nội sinh cao hơn cây bị bệnh nhẹ và cây bị bệnh trung bình, đạt từ 8 - 11x105CFU/gam. Với mật độ vi khuẩn này, nấm gây bệnh đã bị tiêu diệt hoặc bị ức chế không phát triển được trong cây chủ (Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phạm Quang Thu, 2006).
Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây hại rừng trồng các loài keo đang là vấn đề lớn ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Thí nghiệm bẫy bào tử nấm C. manginecans bằng lam kính được phủ kín hai mặt bằng vaselin trong các lô rừng đã được xác định bị bệnh chết héo gây hại gồm rừng Keo lá tràm tại Bình Dương và Đồng Nai (Nguyễn Minh Chí, 2016).
Kết quả điều tra bệnh hại rừng trồng keo tại Việt Nam đã xác định được 20 loài vi sinh vật gây hại. Trong đó, bệnh gây hại chính là bệnh phấn hồng, bệnh chết héo và bệnh thối cổ rễ (Phạm Quang Thu, 2016).
Một nghiên cứu khác về thành phần và mức độ gây hại của các loại bệnh hại các loài keo trên 5 vùng sinh thái chính đã được thực hiện, kết quả nghiên cứu giai đoạn 2006 - 2010 đã xác định bệnh phấn hồng do nấm
Corticium salmonicolor và bệnh héo lá do nấm Ceratocystis sp. là hai bệnh
gây hại chính đối với rừng trồng các loài keo ở Việt Nam. Kết quả thuộc giai đoạn 2011 - 2013 đã xác định được 14 loài sinh vật gây bệnh trên Keo lá tràm tại vùng Đông Bắc và vùng Trung tâm, 11 loài ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 10 loài ở vùng Đông Nam Bộ, trong đó bệnh phấn hồng và bệnh chết héo vẫn là hai bệnh gây hại chính và nguy hiểm nhất (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2015).
Những năm gần đây, tại một số vùng trồng keo trọng điểm tại miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã xuất hiện hiện tượng cây keo bị chết héo. Kết quả giám định nguyên nhân gây bệnh đã kết luận là do loài nấm Ceratocystis sp. gây ra. Nghiên cứu bệnh hại rừng trồng keo tại vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã phân lập được 26
chủng nấm gây bệnh chết héo keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm, bước đầu xác định là loài Ceratocystis sp. đồng thời cũng cho thấy chúng có phạm vi phân bố rộng. Qua điều tra, thu mẫu đã phát hiện ở nhiều địa phương gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang và Quảng Ninh (Phạm Quang Thu et al., 2012c).
Bệnh thối rễ keo ở một số tỉnh ở Việt Nam đã được xác định do nấm
Pythium vesans, Phytophthora cinnamomi (Phạm Quang Thu, 2011).
Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy nấm gây chết Keo tai tượng tại khu vực Yên Sơn, Tuyên Quang là nấm Phytophthora cinnamomi Rands. Đây là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm trên thế giới, chúng có phạm vi cây chủ rất lớn. Khả năng tồn tại và lây lan cao, do vậy sẽ là mối nguy hiểm cho rừng trồng Keo tai tượng trong tương lai nếu chúng ta không tiến hành các giải pháp quản lý và phòng trừ bệnh hiệu quả. Loài nấm này lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam gây hại trên cây Keo tai tượng ở Yên Sơn, Tuyên Quang (Phạm Quang Thu và Đặng Như Quỳnh, 2013)
Kết quả điều tra thành phần loài bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam, đã xác định được một số loài bệnh hại rễ chính loài Keo tai tượng : Bệnh thối rễ do nấm Phytopythium cucurbitacearum, Pythium helicoides, Phytophthora aff. frigida, P. cinamomi, Bệnh nấm xanh Fusarium euwallaceae, Bệnh tuyến trùng gây u rễ Meloidogyne sp., Bệnh tuyết trùng
bán nội ký sinh rễ Rotylenchulus reniformis, Bệnh tuyến trùng gây thối rễ Pratylenchus sp và bệnh hại rễ keo lai là Bệnh thối rễ do nấm Phytopythium cucurbitacearum, Pythium helicoides, Phytophthora aff. frigida, P. cinamomi,
Bệnh thối rễ do nấm Calonectria sp. (Phạm Quang Thu, 2016).
Tại Việt Nam đang được thực hiện chủ yếu với một số loài cây mọc nhanh, trong đó Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm chiếm tỷ trọng rất lớn. Tính đến nay, trong tổng số hơn 3,6 triệu ha rừng trồng, nhóm loài keo chiếm khoảng 1,3 triệu ha (Phạm Quang Thu, 2016).
Kết quả điều tra bệnh hại rừng trồng keo tại Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016) đã xác định được 20 loài vi sinh vật gây hại. Trong đó, bệnh gây hại chính là bệnh phấn hồng, bệnh chết héo và bệnh thối cổ rễ.
Các công trình điều tra về bệnh hại nhóm các loài keo (Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm) được trình bày ở trên chưa được tiến hành trên diện rộng, tản mạn và còn nhiều loài bệnh chưa được định danh.
Việc phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng nấm Fusarium oxysporum và nấm Phytopthora sp. gây bệnh vùng rễ cây thông phân lập được 70 chủng vi khuẩn và xác định được chủng vi khuẩn MD2 phân lập từ cây Mẫu đơn có hiệu lực ức chế cao nhất đối với cả hai loại nấm gây bệnh (Phạm Quang Thu và Trần Thanh Trăng, 2002).