2.3.1. Điều tra bệnh chết héo Keo tai tượng tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên
Điều tra bệnh ở vườn ươm
Ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên chọn 03 vườn ươm Keo tai tượng điển hình. Mỗi vườn ươm chọn 3 luống ngẫu nhiên, mỗi luống lập 3 ô tiêu chuẩn (1m2) ở 3 vị trí đầu luống, giữa luống và cuối luống. Tiến hành phân cấp toàn bộ các cây bị bệnh trong ô tiêu chuẩn theo (TCVN 8928 : 2013; Phạm Quang Thu, 2012).
Điều tra bệnh ở rừng trồng
Điều tra, phân cấp tỷ lệ, mức độ bị bệnh và thu mẫu bệnh tại rừng trồng Keo tai tượng tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Lập ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2, tại mỗi địa điểm lập 6 ô tiêu chuẩn đại diện cho các dạng địa hình, hướng phơi, tuổi cây. Ranh giới ô được đánh dấu bằng cọc mốc và định vị tọa độ từng ô tiêu chuẩn. Điều tra tỷ lệ cây bị bệnh và mức độ bị bệnh chết héo của cây trong ô tiêu chuẩn theo nguyên tắc hệ thống, cách một hàng điều tra một hàng và cách một cây điều tra một cây. Tiến hành phân cấp bị bệnh cho các cây trong ô tiêu chuẩn theo 5 cấp bệnh (0 - 4) (Phạm Quang Thu, 2012):
Cấp bệnh Mức độ hại Mức độ hại quy định tương ứng
0 Không Cây khỏe, rễ không bị hại
1 Hại nhẹ Cây bị hại nhưng sinh trưởng bình 2 Hại vừa Một số lá khô héo
3 Hại nặng Cây bị khô dần 4 Hại rất nặng Cây bị chết khô Tỷ lệ cây bị hại (P%) được xác định theo công thức:
Potc = Nx100 n
n: số cây bị bệnh trung bình trên ô tiêu chuẩn. N: tổng số cây điều tra trong ô tiêu chuẩn.
Pkv=
Trong đó: Pkv: tỷ lệ cây bị bệnh trung bình cho khu vực điều tra Potci: tỷ lệ bị bệnh trung bình trong ô tiêu chuẩn thứ i
N: tổng số ô tiêu chuẩn
Cấp bệnh bình quân của một ô tiêu chuẩn được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, sau đó tính bình quân cho toàn bộ khu vực điều tra với công thức sau:
Rotc=
Trong đó: Rotc: cấp bị bệnh trung bình trong ô tiêu chuẩn ni: số cây bị bệnh với cấp bệnh i.
vi: chỉ số của cấp bệnh i
N: tổng số cây điều tra trong ô tiêu chuẩn Rkv=
Trong đó: Rkv: cấp bệnh trung bình của khu vực điều tra Rotci: cấp bị bệnh trung bình trong ô tiêu chuẩn thứ i N: số ô tiêu chuẩn điều tra.
Mức độ bị bệnh dựa trên cấp bệnh bình quân: R = 0 cây khỏe (không bị bệnh); 0 < R < 1, cây bị bệnh nhẹ; 1 < R < 2, cây bị bệnh trung bình; 2 < R < 3, cây bị nặng; 3 < R < 4, cây bị bệnh rất nặng (Old et al., 2000); (Phạm
Quang thu, 2009).
Lấy mẫu bệnh: Lập các OTC trong quá trình điều tra tỷ lệ bị bệnh và cấp bị bệnh, 1 OTC thu từ 1 đến 2 mẫu đại diện. Các mẫu để riêng và bọc bằng giấy bào cho vào túi ni lông, mang về phòng thí nghiệm.
Bảo quản mẫu bệnh: Mẫu được bảo quản ở phòng lạnh với nhiệt độ 200C.