Bệnh khô cành ngọn keo khi bệnh gây hại nặng có thể phun thuốc như: Benlate, Tiltsuper 300ND, Carbenzim, Topsin-M... phun 2-3 lần, các lần cách nhau khoảng 10 ngày. Đối với bệnh phấn hồng hại keo sử dụng thuốc Bordeaux nồng độ 1% phun hoặc quét lên các vết bị bệnh. Bệnh khô lá keo xử dụng thuốc: Benlate, thuốc gốc đồng như: Champion 77 WP, Funguran.OH 50KP, COC 85WP...phun lên lá 3-4 lần, các lần cách nhau 7- 10 ngày. Bệnh phấn trắng hại keo sử dụng một số loại thuốc như TiltSuper 300EC, Anvil 5SC, Score 250ND, Benlate 50WP, Carbenzim...cho cây khi cần thiết. Bệnh nguội than có thể dùng thuốc chlorothalnil. Ngoài ra còn sử dụng thêm một số biện pháp lâm sinh như chặt toàn bộ cây bị chết hoặc nhiễm bệnh nặng đưa ra khỏi rừng để tiêu hủy nguồn bệnh tránh xâm nhiễm. Tăng cường chăm sóc như bón phân cân đối, chú ý phân lân và ka li, giảm bón phân đạm để tăng khả năng chống chịu của cây, tỉa cành ở tầng dưới của tán lá khi quá rậm cần được tiến hành thường xuyên, đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt, hạn chế được sự xâm nhiễm của nấm bệnh, tỉa thưa, phát dọn thực bì như giây leo bụi rậm, vun gốc (Phạm Quang Thu, 2003).
Biện pháp phòng trừ bệnh hại keo được tổng hợp khá đầy đủ trong cuốn sách sâu bệnh hại rừng trồng. Bệnh gỉ sắt đỏ, bệnh do tảo Cephaleuros virescens Kunze gây hại. Khi cây bị bệnh nặng, có dấu hiệu ảnh hưởng lớn
đến rừng trồng thì có thể phòng trừ bằng phun thuốc có chứa gốc đồng: Benlate – C, Boóc đô: 0,6 - 0,7%. Bệnh bồ hóng, bệnh do nấm Meliola bribanensis Hansford khi gây hại ít không nhất thiết phải tiến hành phòng trừ
bệnh này cho rừng trồng mà tác động một số biện pháp lâm sinh như: Cải thiện điều kiện thông gió, chiếu sáng cho tán lá cây rừng. Khi cây bị nhiễm nặng, có dấu hiệu ảnh hưởng lớn đến rừng trồng thì phòng trừ bằng phun thuốc chống nấm: Hợp chất lưu huỳnh vôi và các thuốc diệt côn trùng, chống sự lây lan (Phạm Quang Thu, 2011).
Nghiên cứu về nấm Phytophthora Cinamomi
Dang Nhu Quynh và cộng sự (2017) cho biết Bệnh thối rễ do nấm Phytophthora cinnamomi gây hại quế lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt nam. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng 10% diện tích rừng quế tại tỉnh Yên Bái bị chết nguyên nhân là do nấm gây bệnh thối rễ.
Ở Việt Nam Phytophthora cinnamomi được ghi nhận là tác nhân gây bệnh trên cây nông nghiệp như hồ tiêu và chanh dây. Bệnh thối rễ và loét thân gây bởi Phytophthora cinamomi là dịch hại quan trọng của cây bơ (Persea americana Miller) và là yếu tố giới hạn sản xuất đối với nhiều vùng trồng bơ
trên thế giới (Mai Văn Trị et al.,2016). Đối với cây Lâm nghiệp ở Việt Nam lần đầu tiên Phytophthora sp. được phát hiện ở vườn ươm cây con Lim xanh tại Quảng Bình (Phạm Quang Thu et al., 2010). Phytophthora cinnamomi cũng được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trên cây Keo tai tượng ở Yên Sơn, Tuyên Quang (Phạm Quang Thu et al., 2013). Phytophthora cinnamomi là một trong những nguyên nhân gây bệnh chết nhanh làm suy
thoái vườn tiêu của nhiều địa phương như Cam Lộ (Quảng Trị), Chư Sê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Lai), Phú Quốc (Kiên Giang) (Ngô Vĩnh Viễn, 2007).