vườn ươm và rừng trồng
- Nghiên cứu biện pháp Lâm sinh, thủ công
+ Đối với vườn ươm
Tiến hành thử nghiệm biện pháp thủ công đối với vườn ươm bằng cách làm cỏ, phá váng, loại bỏ cây bị bệnh nặng sau 3 tháng theo dõi kết quả được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Kết quả phòng trừ bệnh hại rễ do nấm nấm P. cinnamomi Keo tai tượng bằng biện pháp thủ công
Trước khi tác động Sau khi tác động
Lô áp dụng Lô đối chứng Lô áp dụng Lô đối chứng
P% R1 P% R2 P% R3 P% R4
13,5 0,10 13,5 0,10 15,4 0,15 38,9 0,36
Qua số liệu Bảng 3.6 cho thấy sau khi áp dụng biện pháp thủ công thì tỷ lệ cây bị bệnh giảm 23,5% và cấp bị bệnh (R) giảm 0,21. Từ những kết quả ở trên cho thấy việc tác động các biện pháp thủ công trong giai đoạn đầu khi vườn ươm mới bắt đầu xuất hiện bệnh là rất cần thiết đây là biện pháp hạn chế sự lây lan trên diện rộng.
- Kết quả nghiên cứu biện pháp sinh học
Thử nghiệm chế phẩm sinh học trong phòng thí nghiệm được thực hiện với 3 công thức chế phẩm trừ bệnh do nấm Phytophthora cinnamomi gây hại và 1 công thức đối chứng nhỏ nước cất, với mục đích tìm ra 1 loại chế phẩm có hiệu lực cao nhất để thử nghiệm ngoài hiện trường. Thí nghiệm thực hiện với 4 công thức lần lượt là CT1: Trichoderma; CT2: Bacillus subtilis; CT3:
Chế phẩm AM; CT4: Đối chứng (nước cất). Kết quả thử nghiệm chế phẩm sinh học trong phòng thí nghiệm được trình bày ở Bảng 3.7:
Bảng 3.7: Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh P. cinnamomi bằng chế phẩm sinh học
TT Công thức thí nghiệm Đường kính vòng ức chế (mm) Sau 24 giờ SE Sau 48 giờ SE
1 Chế phẩm Trichoderma 22,5 1,2 29,5 1,1
2 Chế phẩm Bacillus subtilis 18,5 1,5 23 1,0
3 Chế phẩm AM 4,1 0,8 4,9 1,1
4 Đối chứng (ĐC) 0 0 0 0
Bảng số liệu 3.7 cho thấy khả năng ức chế nấm gây bệnh Phytophthora
cinnamomi của 3 loại chế phẩm sinh học có sự khác nhau rõ rệt và so với đối
chứng (hình 3.14): 2 loại Chế phẩm Trichoderma và Bacillus subtilis có khả
năng ức chế nấm bệnh mạnh đến rất mạnh, đường kính vòng ức chế nấm sau 24 và 48 giờ lần lượt là: 22,5; 29,5mm và 18,5; 23mm. Truy nhiên chế phẩm
Trichoderma khả năng ức chế vượt trội hơn so với chế phẩm Bacillus subtilis.
Chế phẩm AM có khả năng ức chế nấm Phytophthora cinnamomi yếu với
đường kính vòng ức chế từ 4,1 đến 4,9 mm. Trong khi đó đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học không xuất hiện đường kính vòng ức chế. Từ kết quả này đề tài đã lựa chọn 1 loại chế phẩm Trichoderma để tiến hành thí nghiệm
Trichoderma Bacillus subtilis
Chế phẩm AM Đối chứng (ĐC)
Hình 3.14: Hiệu lực phòng trừ bệnh bằng chế phẩm sinh học
Sử dụng chế phẩm sinh học đối với cây ở trong giai đoạn vườn ươm
Chế phẩm sinh học Trichoderma và chế phẩm Bacillus subtilis được lựa chọn để thực hiện phun phòng trừ bệnh chết héo cây Keo tai tượng giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được tiến hành với mỗi công thức 30 cây, 3 lần lặp tại vườn ươm của Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (Phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Kết quả được trình bày ở Bảng 3.8:
Bảng 3.8: Hiệu lực phòng trừ bệnh hại rễ do nấm P. cinnamomi bằng chế
phẩm Trichoderma ở ngoài vườn ươm Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P1% R1 E% 1 Chế phẩm Trichoderma 20,5 0,33 12,1 0,20 84 2 Chế phẩm Bacillus subtilis 22,5 0,29 13.8 0,33 70 3 Đối chứng 19,8 0,32 38,8 1,21 Ghi chú: P: Tỷ lệ bị bệnh; R: Chỉ số bị bệnh; E%: Hiệu lực phòng trừđối với chỉ số bệnh.
Từ số liệu của Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ bị bệnh của Keo tai tượng ngoài vườn ươm sau khi áp dụng biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm sinh học
Trichoderma đã giảm 26,7% so với công thức đối chứng và chỉ số bị bệnh R
giảm 1,01 so với đối chứng và hiệu quả phòng trừ tăng lên đến 84%. Sau khi sử dụng chế phẩm sinh học Bacillus subtilis thì tỷ lệ giảm 20% và chỉ số bệnh giảm 0,88 hiệu quả phòng trừ đạt 70%.
Kết quả nghiên cứu biện pháp hóa học
Thử nghiệm thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm được thực hiện với 4 công thức trừ bệnh do nấm Phytophthora cinnamomi với mục đích tìm ra 1 loại thuốc có hiệu lực cao nhất để thực hiện phun thử nghiệm ngoài hiện trường. CT1: Agrifos 400 nồng độ 1%; CT2: Ridomin 68WG nồng độ 1%; CT3: Dr. Green 1%; CT4: Đối chứng (nước) Kết quả thử nghiệm thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.9:
Bảng 3.9: Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh P. cinnamomi bằng thuốc hóa học TT Công thức thí nghiệm Đường kính vòng ức chế (mm)
Sau 24 giờ Sau 48 giờ
1 Agrifos 400 nồng độ 1% 27 48
2 Ridomin 68WG nồng độ 1% 35 64
3 Dr. Green 1% 0 0
Qua số liệu Bảng 3.9 cho thấy 3 loại thuốc hóa học sử dụng để đánh giá khả năng ức chế nấm bệnh P. cinnamomi có sự khác nhau quá rõ ràng và so với đối chứng (hình 3.15). Hai loại thuốc có hiệu lực kháng rất mạnh là Agrifos 400 nồng độ 1% và Ridomin 68WG nồng độ 1%, trong đó thuốc Ridomin 68WG có hiệu lực mạnh nhất với đường kính nấm sau 24 và 48 giờ đạt 35 và 64mm. Thuốc Dr. Green 1% không có khả năng ức nấm bệnh P. cinnamomi. Từ kết quả này đề tài lựa chọn 2 loại thuốc hóa học là Ridomin 68WG với nồng độ 1% và Agrifos 400 nồng độ 1% để thử nghiệm nghiên cứu phòng trừ ngoài vườn ươm và 1 loại Ridomin 68WG với nồng độ 1% thử nghiệm nghiên cứu phòng trừ ngoài rừng trồng.
Ridomin 68WG Agrifos 400
Dr. Green Đối chứng (ĐC)
Thí nghiệm biện pháp hóa học ở giai đoạn vườn ươm:
Đánh giá hiệu qủa thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học Ridomin 68WG và Agrifos 400 đều ở nồng độ 1% để tiến hành phun thử nghiệm ngoài vườn ươm. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.10.
Bảng 3.10: Kết quả thử nghiệm 2 loại thuốc hóa học ở vườn ươm
Stt Tên thuốc Trước khi phòng trừ Sau 2 tháng phòng trừ Hiệu lực phòng trừ P1% R1 P2% R2 E% 1 Ridomin 68WG nồng độ 1% 20,5 0,35 10,7 0,19 84,6 2 Agrifos 400 nồng độ 1% 19,8 0,34 20,2 0,65 45,8 3 Đối chứng 19,9 0,34 34,5 1,2
Qua số liệu Bảng 3.10 cho thấy so sánh kết quả về tỷ lệ bị bệnh (P%) và chỉ số bệnh (R) của công thức sử dụng 2 loại thuốc hóa học kể trên và công thức đối chứng thì thấy rằng: Hiệu lực phòng trừ bệnh của 2 loại thuốc trên có hiệu quả cao và rõ ràng, được thể hiện bởi tỷ lệ bị bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn rất nhiều so với đối chứng. Cụ thể thuốc Ridomin 68WG sau 2 tháng phòng trừ có tỷ lệ bệnh giảm 24,1%, chỉ số bệnh giảm 1,01. Hiệu lực phòng trừ bệnh hại của Ridomin 68WG đạt 84,6%. Thuốc hóa học Agrifos 400 với nồng độ 1% cũng cho thấy hiệu quả phòng trừ đối với nấm gây bệnh
Phytophthora cinnamomi, hiệu lực phòng trừ đạt 45,8%, tỷ lệ bị bệnh giảm 14,3% và chỉ số bệnh giảm 0,55.
KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ bị bệnh chết héo Keo tai tượng ở giai đoạn vườn ươm của huyện Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên từ 19,7-22,8% trong đó cấp bị bệnh từ 0,18-0,52.
- Tỷ lệ bị bệnh chết héo Keo tai tượng ở giai đoạn vườn ươm của huyện Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên từ 21,7-27,2% trong đó cấp bị bệnh từ 0,52-0,72.
- Nguyên nhân gây bệnh hại chính đối với Keo tai tượng ở giai đoạn vườn ươm và rừng trồng thông qua định loại bằng hình thái và bằng sinh học phân tử đã xác định tên nấm gây bệnh Phytophthora cinnamomi
- Nấm gây bệnh Phytophthora cinnamomi sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện trong khoảng nhiệt độ không khí từ 200C - 300C, ẩm độ từ 80% - 95%.
- Nấm gây bệnh Phytophthora cinnamomi phát triển được ở môi trường pH từ 4-8. pH thích hợp nhất cho nấm phát triển là từ 6-8. Đường kính nấm đạt 96,5 mm sau 3 ngày nuôi cấy.
- Áp dụng biện pháp lâm sinh thì tỷ lệ cây bị bệnh giảm rõ rết tỷ lệ bị bệnh giảm 28,2% và cấp bị bệnh (R) giảm 0,16. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong phòng trừ bệnh ngay trong giai đoạn cây 3 năm tuổi cho thấy có hiệu quả rõ rệt và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trên diện rộng.
- Keo tai tượng ngoài vườn ươm sau khi áp dụng biện pháp phòng trừ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma đã giảm 26,7% so với công thức đối chứng và chỉ số bị bệnh R giảm 1,01 so với đối chứng và hiệu quả phòng trừ tăng lên đến 84%.
- Sử dụng thuốc hóa học đối với nấm gây bệnh Phytophthora cinnamomi Agrifos 400 và ridomil 72WP có hiệu quả nhất ở giai đoạn vườn ươm.
- Đối với nấm gây bệnh Phytophthora cinnamomi sử dụng thuốc
Ridomil nồng độ 0,5%, Agrilife 100 SL nồng độ 1%, có hiệu quả nhất ở giai đoạn vườn ươm.
TỒN TẠI
Do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa có điều kiện thử nghiệm kết quả ở giai đoạn rừng trồng
KIẾN NGHỊ
- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm Phytophthora cinnamomi.
- Cần có những nghiên cứu bổ sung đối với biện pháp phòng trừ bệnh chết héo Keo tai tương do nấm Phytophthora cinnamomi ở giai đoạn rừng trồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Nguyễn Minh Chí (2007). Chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) và ứng dụng công nghệ sinh học trong bố trí thí nghiệm và xây dựng vườn giống. Luận văn thạc sỹ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, 1997.
2. Nguyên Lân Dũng, Phạm Văn Ty, Lê Mai Hương(1998). Vi sinh vật học,
Nxb Giáo Dục, Hà Nội
3. Cục Bảo vệ Thực vật, 2015a. Công văn số 1731/BVTV-QLSVGHR ngày 27/8/2015 của Cục Bảo vệ Thực vật về việc báo cáo tình hình chết héo keo tại một số địa phương.
4. Cục Bảo vệ Thực vật, 2015b. Công văn số 2400/BVTV-QLSVGHR ngày 1/12/2015 của Cục Bảo vệ Thực vật về việc báo cáo tình hình một số dich hại mới nổi và kết quả phòng tránh.
5. Hội Nông dân Việt Nam, 2011, Hiện tượng mất mủ cao su – Nguyên nhân và cách phòng trị.
6. Vũ Văn Định, Phạm Quang Thu và Nguyễn Hoài Thu (2012). Vai trò của vi khuẩn nội sinh trong sự kích kháng nấm bệnh Colletotrichum gloeosporioides trên Keo tai tượng trồng ở một số vùng Miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 21/2012.
7. Vũ Văn Định và Phạm Quang Thu (2013). Ứng dụng vi sinh vật nội sinh trong phòng trừ bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng ở Miền Bắc Việt Nam”. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 14/2013, Tr. 99 - 105.
8. Vũ Văn Định (2009). Tăng cường khả năng kháng bệnh cảm ứng cho cây keo lai bằng sử dụng vi khuẩn nội sinh. Tạp chí khoa học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam số 4 năm 2009.
9. Vũ Văn Định và Phạm Quang Thu (2011) Bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng và biện pháp quản lý bệnh. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 23/2011.
10. Phạm Quang Thu, Vũ Văn Định, Lê Thị Xuân, Nguyễn Văn Thành (2015). Đặc điểm sinh học của nấm Collectotrichum gloeosporioides gây
bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng (Acacia mangium) ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn số 20/2015.
11. Lê Đình Khả và cộng sự (2003). Giáo trình giống cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Phạm Văn Mạch (1991).Góp phần nghiên cứu bệnh thối nhũn (damping - off) cây con thông nhựa (Pinus merkusiana) và Thông caribe (Pinus caribaea) tại một số vùng ở miền bắc Việt Nam.Luận án phó tiến sĩ Khoa
học nông nghiệp. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
13. Nguyễn Thị Thuý Nga (2010), Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo hiệu lực cao, phù hợp với điều kiện đất bạc màu và đặc điểm sinh học của chúng để sản xuất phân vi sinh cho cây lâm nghiệp. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4/2010, trang 1824 - 1625
14. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1992).Các loài keo Acacia gây trồng có triển vọng ở miền Bắc nước ta. Tạp chí lâm nghiệp (1), Tr 22 - 25.
15. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Lê Đình Khả (2000).Kết quả khảo nghiệm loài và xuất xứ keo Acacia vùng thấp ở Việt Nam.
16. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003).Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam,
17. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Phạm Quang Thu (2006).Vai trò của vi khuẩn nội sinh trong cơ chế kháng bệnh loét thân, cành do nấm C. gloeosporioides (Penz.) Sacc. gây bệnh hại đối với Keo.
18. Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN. ngày 31 tháng 7 năm 2013 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012.
19. Hà Huy Thịnh (2006). Nghiên cứu chọn tạo giống có năng suất và chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu. Báo cáo tổng kết đề tài
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
20. Phạm Quang Thu, Nguyễn Thị Thuý Nga (2009), Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật phân giải lân có hiệu lực cao và đặc điểm sinh học của chúng để sản xuất phân vi sinh cho cây lâm nghiệp. Tạp chí Khoa học Lâm
nghiệp số 3/2009 Tr 1044 - 1045.
21. Pham Quang Thu, Trần Thanh Trăng (2002). Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ trồng cây Thông con, Thông
tin KHKT Lâm nghiệp số 3/2002.
22. Phạm Quang Thu (2002). Một số biện pháp phòng trừ, quản lý bệnh hại Keo tai tượng ở Lâm trường Đạ Tẻh - Lâm Đồng.Tạp chí Nông nghiệp &
PTNT (6), Tr. 532 - 533.
23. Phạm Quang Thu (2015). Điều tra thành phần sinh vật gây hại cây lâm nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết dự án. Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam, 268 tr.
24. Phạm Quang Thu và Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007). Bệnh phấn hồng do nấm ngoại sinh Corticium samonicolor hại keo lai trên các khu khảo nghiệm tại Đông Nam Bộ.Tạp chí Nông nghiệp & PTNT (7), Tr. 78 - 83. 25. Phạm Quang Thu và Nguyễn Thị Thuý Nga (2007). Phân lập và tuyển
Sankaran & Sutton gây bệnh cháy lá bạch đàn. Thông tin Khoa học kỹ
thuật Lâm nghiệp số 4/2007.
26. Phạm Quang Thu, Đặng Như Quỳnh và Pernard dell (2012). Nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo các loài keo (Acacia spp.) gây trồng ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước. Tạp chí Viện Bảo vệ thực vật (6), Tr.
532 - 533.
27. Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí, Trần Thị Thanh Tâm (2016). Bệnh chết héo Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng tại Việt Nam. Tạp chí
Nông nghiệp & PTNT kỳ 2 - tháng 4/2016, Tr.131 - 137.
Tài liệu tiếng Anh:
28.Barnes, I. and Wingfield, M. J., 2016. Ceratocystis manginecans causing Acacia mangium canker and wilt: taxonomy, biology an population genetics. Workshop Ceratocystis in tropical hardwood plantations. February 15 - 18, 2016, Yogyakarta, Indonexia,pp. 11 - 16.
29.Chanway C.P., (1996). Endophytes: They are not just fungi. Canadian
Journal of Botany 74: 321-322.
30.Elvira-Recuenco M & Van Vuurde JWL (2000) Natural incidence of
endophytic bacteria in pea cultivars under field conditions. Can J Microbiol 46: 1036-1041.
31.Faria, S. M. de. 1995. Occurrence and rhizobial selectionfor legume trees adapted to acid soils. In Nitrogen FixingTrees For Acid Soils. pp. 295-301. See Duguma 1995.
32.Fourie, A., Wingfield, M. J., Wingfield,B. D., Barnes, I., 2014. Molecular markers delimit cryptic species in Ceratocystis sensu stricto. Mycol.