Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lí huyện Phú Lương
Huyện Phú Lương là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ: 21o43’35” vĩ Bắc 105o42’26” kinh Đông.
1.3.2.1. Vị trí địa lý, địa hình
Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm huyện cách Trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km về phía Nam dọc theo Quốc lộ 3. Địa hình huyện Phú Lương bao gồm nhiều đồi núi dạng bát úp xen kẽ những thung lũng. Có các vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn).
- Phía Tây giáp huyện Định Hoá. - Phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ. - Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ.
Do có vị trí như vậy nên Phú Lương có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, thông thương buôn bán, trao đổi hàng hóa với các huyện lân cận và 2 tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng. Đặc biệt là cung cấp sản phẩm hàng hóa cho một thị trường lớn là: thành phố Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn.
Địa hình huyện Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 m đến 400 m. Các xã ở vùng Bắc và Tây bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 m đến 400 m, độ dốc phần lớn trên 200, thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều là rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía Nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thường dưới 150. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía Bắc xuống phía Nam huyện, độ cao giảm dần.
1.3.2.2. Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 3 0C, thường xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mưa lớn và tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22 0C, tổng tích nhiệt khoảng 8.000 0C. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,2 0C (cao nhất là tháng 7 có năm lên tới 38 0C – 39 0C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất trong mùa lạnh là 20 0C, (thấp nhất là tháng 1 có nhiệt độ 15,6 0C). Số giờ nắng trung bình một năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ khoảng 115 kcallo/cm.
Lượng mưa trung bình ở Phú Lương từ 2.000 mm đến 2.100 mm/năm. Từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, mưa nhiều, chiếm trên 90 % tổng lượng
mưa cả năm. Tháng 7 có lượng mưa lớn nhất (bình quân từ 410 mm đến 420 mm/tháng) và có số ngày mưa nhiều nhất (từ 17 ngày đến 18 ngày/tháng). Tháng 11 và tháng 12 ít mưa, lượng mưa trung bình chỉ khoảng từ 24 đến 25 mm/tháng và mỗi tháng chỉ có khoảng từ 8 ngày đến 10 ngày mưa. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm ở Phú Lương khoảng 985,5 mm, mùa lạnh lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, độ ẩm (k) dới 0,5 nên thường xuyên xảy ra khô hạn.
Phú Lương có mật độ sông, suối bình quân 0,2 km/km2, trữ lượng nước cao, phân bổ tương đối đều ở các xã trong huyện, thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi, đủ nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư toàn huyện. Sông Cầu, là sông lớn nhất chảy trên địa bàn huyện với tổng chiều dài 17 km qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm; là nguồn cung cấp nước chủ yếu đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất của các xã phía Nam huyện. Dưới thời Pháp thuộc, sông Cầu là tuyến giao thông thuỷ quan trọng của huyện Phú Lương và của tỉnh Thái Nguyên.
Hầu hết các sông ở Phú Lương đều hẹp và dốc, nên trong mùa nóng, mưa nhiều, thường xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
1.3.2.3. Đất đai
Phú Lương có tổng diện tích đất tự nhiên là 36.891,70 ha trên 14 xã và 02 thị trấn. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 11.987,49 ha chiếm 32,50 % tổng diện tích (năm 2010), diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là 17.113,30 ha trong đó đất rừng phòng hộ là 3.559,40 ha, đất rừng sản xuất là 13.553,90 ha chiếm 46,38 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Phú Lương có ba loại đất chính: đất feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét, đất feralit vàng nhạt trên đá cát và đất nâu đỏ trên đá mácma bazơ và trung tính tương đối phù hợp để trồng cây dài ngày, chủ yếu là các cây Chè, Cà phê, cây ăn quả và được huyện bố trí theo hướng Nông - Lâm kết hợp. Ba loại đất này chiếm trên 50 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
Diện tích đất lâm nghiệp giảm qua các năm bình quân là 0,57 % do tình trạng phá rừng và theo nhu cầu mở rộng đất ở cho dân cư (nhằm đáp ứng nhu cầu đất ở cho người dân, hàng năm diện tích đất ở cũng tăng lên đáng kể bình quân mỗi năm tăng 0,4 %).
Đất ở tăng do quỹ đất lâm nghiệp chuyển sang và do đo đạc địa chính. Hàng năm do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của huyện nên diện tích đất chuyên dùng tăng dần qua các năm với bình quân hàng năm là 21,3 %.
Tài nguyên đất đai của Phú Lương khá đa dạng với nhiều loại đất nhưng trong đó chủ yếu là đất ferarit, đất đá vôi, đất ruộng. Đặc điểm đất đai của Phú Lương phụ thuộc rất nhiều và đặc điểm của đá mẹ và lớp phủ thực vật. Đá mẹ được cấu tạo chủ yếu bằng các loại khoáng có tính Bazơ hoặc trung tính. Trên thực tế đất nào có lớp phủ thì đất đai phì nhiêu hơn do đất quanh năm được giữ ẩm. Ngoài ra ở Phú Lương đất đai còn có các loại đất ruộng khác như: đất cát, đất thịt, đất bùn… Khu vực đất đồi rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp như: Cà phê, Chè, … và các loại cây dược liệu khác như: Keo tai tượng, Hồi, … Ngoài ra đây còn là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lấy gỗ như: Keo, Bạch đàn, Mỡ, …
1.3.2.4. Hiện trạng rừng
Căn cứ kết quả tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo rà soát quy hoạch 3 loại rừng huyện Phú Lương năm 2011. Tổng diện tích đất có rừng là 16.757,52 ha, trong đó rừng tự nhiên là 5.184,1ha, rừng trồng là 11.245,92 ha. Đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 255,24 ha.
Trong đó:
- Diện tích đất rừng phòng hộ là: 3.586,30 ha; đất có rừng: 3.572,90 ha. - Diện tích đất rừng sản xuất là: 13.526,96 ha; đất có rừng là: 13.224,92 ha. - Độ che phủ của rừng theo tiêu chí mới là: 39,25 ha.
Hiện trạng rừng trên địa bàn huyện Phú Lương chủ yếu là rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên còn rất ít, nhỏ lẻ, không tập trung. Hiên nay rừng tập
trung trên địa bàn huyện còn lại khu rừng phòng hộ đầu nguồn (rừng Mạn Đồ) với diện tích: 878,96 ha thuộc địa phận xã Yên Lạc, huyện Phú Lương. Do Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Lương trông coi bảo vệ.
1.3.2.5. Tổ chức quản lý của cơ sở
Cơ quan quản lý chung của huyện là Ủy Ban Nhân Dân Huyện. Với các phòng ban khác nhau: Phòng Nông nghiệp, Phòng Y tế, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động thương binh và xã hội,…
Huyện Phú Lương có dân số là 106,847 người với 26.615 hộ, gồm 8 dân tộc chủ yếu sinh sống tại 14 xã và 2 thị trấn, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 58,52 %; dân tộc Tày chiếm 19,22 %; dân tộc Sán Chí 10,19 %; dân tộc Nùng 4,49 %; dân tộc Dao 2,38 %; dân tộc Sán Dìu 4,45 %; dân tộc Hoa 0,33 %; dân tộc H’Mông 0,24 % và các dân tộc khác 0,18 %. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của huyện, dân tộc Sán Chí chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung tâm huyện. Với vị trí sinh sống như vậy cộng với phong tục tập quán khác nhau của mỗi dân tộc, trình độ dân trí còn hạn chế, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với đồi rừng nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn về mọi mặt, nhất là về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại còn chưa thuận lợi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật của nhân dân vào sản xuất…
Đại bộ phận nhân dân các dân tộc Phú Lương sống ở nông thôn và sống bằng nghề nông là chủ yếu nên số lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao. Vốn là người lao động cần mẫn song trình độ dân trí thấp. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều giải pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, số lao động có tri thức của huyện cũng ngày càng tăng đã và đang tiếp cận với điều kiện mới của nền kinh tế thị trường, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Sự nghiệp giáo dục của huyện ngày càng được nâng cao. Tổng số học sinh các bậc học phổ thông hiện nay trong toàn huyện là: 20.799 học sinh; bình quân cứ 5 người dân có 1 người đi học. Sự nghiệp giáo dục Phú Lương được sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đánh giá có nhiều chuyển biến tốt. Huyện Phú Lương phấn đấu và đã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2003, đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2005. Hiện nay đang tích cực phấn đấu đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học vào năm 2013.
1.3.2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cùng với xu thế chung của đất nước, trong công cuộc đổi mới và tiến trình hội nhập phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, Phú Lương đã và đang chuyển biến mạnh mẽ nhất là về cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang hình thành kinh tế hàng hóa nông nghiệp đa thành phần và các thành phần kinh tế nông nghiệp đều bình đẳng với nhau trong sản suất, kinh doanh. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện một mặt tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường, thúc đẩy sản xuất kinh doanh mặt khác nâng cao đời sống vật chất của người dân. Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, nhỏ khác nhau và cả hình thức chăn nuôi theo hộ gia đình.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ, Chính quyền huyện Phú Lương đã tập trung chỉ đạo các địa phương, ban ngành, đoàn thể, nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, thi đua trong phát triển kinh tế nông nghiệp thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đã đề ra. Phát triển kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực theo định hướng từng vùng mà Nghị quyết đại hội đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp tương đối khá: Nông nghiệp tăng 5,2 % (nghị quyết đại hội tăng 3,5 - 4 %); tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp giảm từ 42 % xuống còn 37 %.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đáng kể, từ kinh tế thuần nông tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá gắn với thị trường nhưng chậm. Chủ yếu vẫn là sản xuất nông - lâm nghiệp, tỷ trọng của công nghiệp còn nhỏ, khối dịch vụ tăng chậm. Đồng thời, những điều kiện cho phát triển nông - lâm nghiệp cũng rất thiếu, hệ thống thủy lợi, khuyến nông chưa đồng bộ và còn thấp.
1.3.2.7. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung chỉ đạo tích cực, cùng bà con nông dân khắc phục khó khăn như cải tiến kỹ thuật, đầu tư phân bón, giống… nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tốt.
Tổng diện tích lúa cả năm là 681 ha, diện tích ngô là 1.570 ha. Sản lượng lương thực cả năm là 37.802 tấn.
Diện tích trồng chè mới và trồng lại, cả năm 2012 trồng được 85 ha, diện tích chè cho thu hoạch là 3.893 ha, sản lượng chè búp tươi cả năm ước đạt 31.300 tấn.
Chăn nuôi là ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, nó có vai trò trong việc cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và thu nhập cho người dân.
Đối tượng của ngành chăn nuôi rất đa dạng: Trâu, bò, ngựa, dê, lợn, gà... Ngoài những con giống nội được nuôi lâu đời ở địa phương. Hiện nay, các con giống mới nhập ngoại, cao sản được người dân chú trọng. Kèm theo đó là kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác thú y ngày càng được chú ý. Vì vậy số lượng vật nuôi không ngừng được tăng lên.
1.3.2.8. Những thuận lợi và khó khăn Thuận lợi
Phú Lương nằm trên tuyến Quốc lộ 3, một bên là hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng thuộc vùng biên giới phía Bắc với một bên là thành phố Thái Nguyên, vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc có trình độ phát triển cao và
cách Trung tâm khu công nghiệp Sông Công khoảng 30 km. Vì vậy có thể coi Phú Lương là cửa ngõ thông thương của hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.
Là vùng giàu về tài nguyên thiên nhiên gồm các loại nguyên liệu nông lâm thuỷ sản, than đá, quặng Titan, Sắt... Cùng với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện gắn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các tỉnh vùng núi phía Bắc nên các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào Thái Nguyên, trong đó có huyện Phú Lương tăng lên nhanh chóng.
Khó khăn
Diễn biến dịch bệnh và thời tiết biến đổi phức tạp. Sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ yếu, năng xuất lao động xã hội còn thấp, khả năng tích luỹ không đáng kể.
Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhiều nơi còn ở tình trạng yếu kém, hạn chế khả năng thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn huyện hoặc không khuyến khích đầu tư trong nhân dân.
Các cơ sở công nghiệp được hình thành từ lâu nên trang thiết bị công nghệ đã quá cũ kĩ và lạc hậu, sản phẩm còn hạn chế, nhiều sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Các mỏ than khai thác từ lâu hầu như đã cạn kiệt, khó khai thác.
Phú Lương thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lý kinh doanh và chuyên môn giỏi có trình độ, đáp ứng những thách thức gay gắt của nền kinh tế thị trường.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Keo tai tượng, nấm gây bệnh (Phytophthora cinnamomi).
b. Địa điểm nghiên cứu: Trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. c. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chết héo Keo tai tượng do nấm
(Phytophthora cinnamomi); Biện pháp phòng trừ chỉ được thực hiện ở giai đoạn vườn ươm.
d. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến tháng 08/2020
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra bệnh chết héo Keo tai tượng tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên
- Điều tra bệnh chết héo ở giai đoạn vườn ươm - Điều tra bệnh chết héo ở gia đoạn rừng trồng
2.2.2. Xác định nguyên nhân gây bệnh
- Triệu chứng bệnh
- Phân lập nấm gây bệnh, đặc điểm của hệ sợi nấm và đặc điểm bào tử - Giám định nấm gây bệnh bằng đặc điểm hình thái và bằng sinh học phân tử
- Gây bệnh nhân tạo đối với cây con ở giai đoạn vườn ươm
2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của hệ sợi nấm
- Ảnh hưởng của ẩm độ không khí đến sinh trưởng của hệ sợi nấm