Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động giá đất ở đô thị trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2017 2019 (Trang 41)

Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lý số liệu điều tra, thu thập được trong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp so sánh: so sánh giá đất giữa các năm tại các Phường và giữa các phường với nhau.

- Phương pháp phân tích: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới giá đất ở. - Sử dụng phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu và đánh giá.

33

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh Thái Nguyên- một tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, có toạđộ địa lý: 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 Km dọc theo Quốc lộ 3, có giới hạn:

Phía Bắc giáp: huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ. Phía Nam giáp: Thị xã Sông Công.

Phía Tây giáp: huyện Đại Từ.

Phía Đông nam giáp: huyện Phú Bình.

34

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 km. Có quốc lộ 3, 1B, quốc lộ 37 đi qua và hiện nay đã có đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (Quốc lộ 3 mới).

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như vùng đồng bằng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố

càng có nhiều đồi núi cao.

Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 14,7˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87 % tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió

35

Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

3.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phốởđoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ

nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn.

3.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ

1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên. Loại

đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng tổng diện tích tự nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo các vùng lãnh thổ và theo thời gian. Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nước trong năm. Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 - 90% diện tích đất canh tác.

36

Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phong phú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình thức là giếng khơi và giếng khoan.

* Tài nguyên rừng

Rừng của thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng non, rừng trồng theo chương trình PAM, 327, nhìn chung trữ lượng thấp, nguồn thu từ kinh tế vườn rừng hầu như

không đáng kể.

* Tài nguyên khoáng sản

Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu và sông Công. Hàng năm, cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựng khá lớn, đủđáp

ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Ngoài ra, thành phố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương có mỏ

than Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn.

* Tài nguyên nhân văn

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính trong đó có 19 phường và 9 xã với số dân trên 30 vạn người. Trên địa bàn thành phố có đông đảo đội ngũ sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Đây là nguồn lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

- Thành phố chịu ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải của khu công nghiệp Gang Thép, vùng ô nhiễm đã gây ảnh hưởng xấu tới các khu dân cư và sinh thái nói chung của thành phố.

- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụđã thải khoảng 400 m³/ngày, nước thải độc và bẩn đã gây hiện tượng ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước sông Cầu. Vấn đề này cần phải giải quyết tốt cả hiện tại và tương lai.

- Ngoài ra còn phải kểđến lượng rác thải sinh hoạt, bệnh viện, trường học... đã

đang tạo một sức ép rất lớn đến môi trường chung của thành phố

3.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (19 phường, 09 xã) với tổng diện tích 18.630,56 ha; Dân số 550.707 người; trong đó dân số thường trú 370.710 người.

37

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thành phố Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phốđã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

- Về cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

của Thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 – 2019 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Điều này cho thấy Thành phốđã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 96,38 % năm 2010 lên 96,94% năm 2018. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 4,12% xuống 3,06%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ (2017 - 2019) đạt 14,90%. Trong

đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2016 - 2018

đạt 15,87%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân đạt 18,26% và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,55%.

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Tính đến 01/01/2018, dân số (bao gồm cả thường trú) toàn Thành phố

là 560.707 người; trong đó, dân số nội thị là 370.710 người chiếm 71,43% tổng dân số

toàn thành phố;

- Lao động, việc làm: Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo

38

chiếm 35%. Lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 3,46%

- Thu nhập: GDP bình quân đầu người năm 2017 đạt 41 triệu đồng. Năm 2017 GDP bình quân đầu người đạt 47 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 6 triệu

đồng so với cùng kỳ năm 2016). Năm 2018 GDP bình quân đầu người đạt 58 triệu

đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 6 triệu đồng so với năm 2018). Thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương có bình quân thu nhập đầu người khá cao so với cả nước. Với đà phát triển đó, trong tương lai, thành phố sẽ có những tiến bộ vượt bậc về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng

đáng là trung tâm của vùng Việt Bắc. Đồng thời, thành phố giữ vai trò chủđạo là trung tâm dịch vụ và liên kết phát triển với các vùng xung quanh.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

* Thực trạng phát triển đô thị

Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện theo đồ án quy hoạch chung thành phố đến năm 2020 tại Quyết định số 278/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã mở

rộng thành phố về phía Bắc thêm 2 xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm. Đến nay, thành phố

Thái Nguyên đã và đang tập trung xây dựng và phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt. Kết quảđạt được như sau:

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng được tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả. Đến nay, gần như toàn bộ diện tích đất nội thịđã được lập quy hoạch chi tiết xây dựng. Đối với các xã ngoại thị, trung tâm các xã đã và đang được lập quy hoạch chi tiết. Việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt được thực hiện tương đối tốt.

* Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Khu dân cư nông thôn của thành phố được phân bốở 9 xã. Với phong tục, tập quán có từ lâu đời, các điểm dân cư nông thôn thường được hình thành và phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính, gần nguồn nước, nơi có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng như trụ sở UBND xã, trường học, sân thể thao, bưu điện văn hoá… tập trung chủ yếu ở trung tâm các xã. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn đang ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất tinh thần của người dân.

39

3.1.2.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển và đô thị hóa của thành phố Thái Nguyên

* Thuận lợi

- Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của Thành phố Thái Nguyên là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Có nhiều phương thức vận tải như bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có quốc lộ 3, 1B, quốc lộ 37 đi qua và đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên.

- Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.

- Địa bàn thành phố với nhiều di tích danh thắng nếu được đầu tư sẽ thu hút được lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng gấp nhiều lần so với hiện nay.

- Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nên có thể phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp kết hợp làm tiền đềđể phát triển công nghiệp chế biến nhất là sản phẩm chè đặc sản, tạo cơ sở thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

* Khó khăn, hạn chế

- Tốc độđô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư

còn hạn chế; khu đô thị cũ tập trung đông dân cư, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tài nguyên khoáng sản tuy có nhưng trữ lượng nhỏ, rải rác không thuận lợi cho

đầu tư khai thác và chế biến quy mô lớn.

- Các khu công nghiệp tập trung đã và đang được đầu tư nhưng chưa đồng bộ; một số cụm công nghiệp hiện nay xen kẽ trong khu dân cư.

- Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố; khả năng tích lũy cho ngân sách chưa cao; nguồn lực đầu tư cho đầu tư và phát triển còn hạn chế.

40

3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.1. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất thành phố Thái Nguyên năm 2019

TT Mục đích sử dụng đất

Tổng DT các loại đất trong địa giới hành chính (ha) Cơ cấu DT loại đất so với tổng diện tích tự nhiên (%) Tổng diện tích tự nhiên 18.630,56 100,00 A Đất nông nghiệp NNP 12.102,74 64,96 I Đất sản xuất nông nghiệp SXN 8.882,26 47,68 1 Đất trồng cây hàng năm CHN 4.876,88 26,18 1.1 Đất trồng lúa LUA 3.560,30 19,11 1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 17,57 0,09 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.299,01 6,97 2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.005,38 21,50 II Đất lâm nghiệp LNP 2.900,09 15,57 1 Đất rừng sản xuất RSX 1.916,23 10,29 2 Đất rừng phòng hộ RPH 983,86 5,28 III Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 316,98 1,70 IV Đất nông nghiệp khác NKH 3,41 0,02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biến động giá đất ở đô thị trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2017 2019 (Trang 41)