Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 25 - 27)

Lạc là cây có giá trị kinh tế quan trọng được xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm trên thế giới [17]. Bởi vì nó góp phần cung cấp protein và lipid cho loài người đông thời duy trì và bồi dưỡng độ phì nhiêu của đất tạo ra một nền nông nghiệp bền vững. Lạc có nguồn gốc ở Nam mỹ nhưng hiện tại được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, từ 40o Bắc - 400 Nam thuộc vùng nhiệt đới và vùng ấm áp trên thế giới. Những năm gần đây diện tích trồng lạc ngày càng được mở rộng nhưng chủ yếu tập trung ở ở các nước đang phát triển.

Cây lạc chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ gieo trồng trên diện tích lớn mà còn vì cây lạc được sử dụng rất rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Nhu cầu sử dụng và tiêu thụngày càng tăng đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô ngày càng mở rộng.

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong 3 năm trở lại đây được thể hiện ở bảng 1.1. Qua bảng 1.1 cho thấy:

Về diện tích: Ấn độlà nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới (5,52 triệu ha) nhưng năng suất lại thấp (9,82 tạ/ha), nước có năng suất lớn nhất thế giới là Mỹ (44,85 tạ/ha), trong khi diện tích trồng lạc rất nhỏ (0,42 triệu ha).

Về năng suất: Mỹ là nước có năng suất trồng lạc lớn nhất thế giới (44,85 tạ/ha), tiếp đến là Trung Quốc (36,52 tạ/ha), Sudan là quốc gia có năng suất lạc thấp nhất (6,3 tạ/ha).

Bng 1.3. Diễn biến về diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới

Nước

Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 Trung Quốc 4,72 4,65 4,52 35,72 36,52 34,9 16,85 17,02 15,78 Ấn Độ 4,77 5,52 5,20 9,82 18,00 12,61 4,7 9,47 6,57 Nigeria 2,66 2,73 2,77 12,46 9,06 12,31 3,31 2,47 3,41 Indonesia 0,55 0,52 0,50 22,35 22,00 22,04 1,25 1,14 1,10 Mỹ 0,42 0,64 0,54 47,2 44,85 44,07 3,06 1,89 2,36 Sudan 1,69 1,61 2,16 6,90 6,30 8,39 1,18 1,03 1,76 Cameroon 0,42 0,46 0,44 15,00 13,72 13,96 0,63 0,66 0,61 Việt Nam 0,22 0,22 0,21 21,36 22,76 21,78 0,47 0,49 0,45 (Nguồn: FAOSTAT, 2017)

Về sản lượng: Trung Quốc là nước có sản lượng lớn thứ nhất thế giới (17,02 triệu tấn) và cũng là nước có diện tích lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ.

Khu vực Đông Nam Á: Việt Nam có diện tích nhỏ nhất khoảng (0,21 triệu ha), và sản lượng cũng khá thấp so với các quốc gia trong khu vực chỉ đạt (0,47 triệu tấn). Tuy nhiên năng suất cũng đạt ở mức trung bình khoảng (22,76 tạ/ha).

Trong cơ chế thịtrường mới, các chính sách mở cửa đã tạo cơ hội cho các nước trên thế giới trao đổi những tiến bộ kĩ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất. Đây là những nguyên nhân góp phần thúc đẩy, khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển lạc với quy mô ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)