Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 37)

Làm đất: Lạc đòi hỏi đất phải tơi xốp trong quá trình sinh trưởng, phát triển vì vậy cần thực hiện tốt công tác làm đất ngay từ đầu. Làm đất lần 1 phơi khô để đạt được độ ẩm thích hợp, trước khi gieo 3 - 4 ngày tiến hành cày trở lại, nhặt sạch cỏ dại và nguồn sâu bệnh. Trước khi gieo 1 ngày san phẳng mặt đất, làm đất mịn, tơi xốp, sạch cỏ. Sau đó bố trí thí nghệm và lên luống, luống phải bằng phẳng và thoát nước tốt.

Mật độ và khoảng cách: 33 cây/m2, cây x cây 10 cm, hàng x hàng 30 cm.

Gieo hạt: Sau khi rạch hàng bỏ phân lót rồi rải lên một lớp đất để cách ly hạt giống với phân bón. Sau đó gieo hạt đúng khoảng cách quy định.

Bón phân: Liều lượng phân bón cho 1 ha: 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 8 tấn phân chuồng + 500 kg vôi.

(400 kg phân chuồng + 4kg Ure + 10 kg Kali clorua + 25 kg supe lân + 25kg vôi)/sào.

Phương pháp bón như sau:

+ Bón lót: 1/2 vôi sau khi làm đất lần 1 và 100 % lượng phân chuồng + 100 % P2O5sau khi làm đất lần 2 + 100% MgSO4.

Bón thúc lần 1: Khi lạc có 3 - 4 lá thật bón 2/3N + 1/2 K2O kết hợp xới xáo nhẹ để phá váng và làm cỏ.

Bón thúc lần 2: Sau khi lạc tàn hoa lứa đầu với lượng 1/3 N + 1/2 K2O + 1/2 vôi. Khi bón kết hợp làm cỏ lần 2, xới xáo và vun đất vào gốc cao 3 – 5 cm.

Chăm sóc: Tỉa dặm sớm để đảm bảo mật độ. Làm cỏ, xới xáo để tạo độ thông thoáng, làm cho đất tơi xốp. Tùy từng điều kiện thời tiết có thể bổ sung thêm lượng nước để đáp ứng nhu cầu về độ ẩm cho lạc sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Phát hiện và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Thu hoạch: Khi 85% số quả có mặt trong vỏ quả màu nâu đen, mặt ngoài vỏ quả màu vàng nhạt ngả xám. Thu hoạch, đem phơi khô và bảo quản kín.

2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Căn cứ QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lạc tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu sau:

- Chiều cao thân chính qua các thời kỳ (Thời kỳ 3-5 lá, bắt đầu ra hoa, tắt hoa 5-7 ngày, thu hoạch)

Dùng thước đo từ điểm phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của cây tại các thời kỳ theo dõi. Mỗi lần nhắc lại đo ngẫu nhiên 10 cây rồi tính giá trị trung bình.

- Số cành cấp 1 và 2 ( cành/cây); chiều dài cành cấp 1 và 2 (cm/cành)

Đếm số cành và đo chiều dài cành cấp 1, đếm số cành và đo chiều dài cành cấp 2 trên cây tại thời kỳ thu hoạch. Mỗi lần nhắc lại đếm và đo ngẫu nhiên 10 cây rồi tính giá trị trung bình.

- Số lá trên thân chính (lá/cây)

Đếm số lá tại các thời kỳ theo dõi (Bắt đầu ra hoa, tắt hoa 5-7 ngày, thu hoạch), mỗi lần nhắc lại đếm và đo ngẫu nhiên 10 cây rồi tính giá trị trung bình.

- Số lượng nốt sần (nốt/cây) và khối lượng nốt sần (g/cây): Tại các thời kỳ theo dõi (Thời kỳ 3-5 lá, bắt đầu ra hoa, tắt hoa 5-7 ngày, thu hoạch), mỗi lần nhắc lại đào ngẫu nhiên 10 cây cẩn thận để hạn chế sự đứt rễ, đếm số lượng nốt sần hữu hiệu.

- Khối lượng chất khô (g/cây)

Tại các thời kỳ theo dõi (Thời kỳ 3-5 lá, bắt đầu ra hoa, tắt hoa 5-7 ngày, thu hoạch), mỗi lần nhắc lại nhổ 10 cây, sấy khô đến khồi lượng không đổi, cân rồi tính khối lượng trung bình 1 cây.

- Tổng số quả trên cây (quả/cây) và số quả chắc trên cây (quả chắc /cây). Khi thu hoạch, mỗi lần nhắc lại nhổ ngẫu nhiên 10 cây, đếm số quả và số quả chắc trên cây rồi tính giá trị trung bình.

- Khối lượng quả chắc trên cây (g/cây): Khi thu hoạch, mỗi lần nhắc lại nhổ ngẫu nhiên 10 cây, hái quả chắc cho vào túi lưới, phơi khô (4-5 nắng), cân và tính khối lượng trung bình.

- Khối lượng 100 quả khô (g) và khối lượng 100 hạt (g): Sau khi phơi quả khô, mỗi công thức đếm ngẫu nhiên 100 quả 3 lần, cân cả 3 mẫu. Khối lượng 100 quả được tính bằng trung bình của 3 mẫu.

- Tỷ lệ nhân = Khối lượng nhân/khối lượng quả x 100%.

Số cây/m2x số quả chắc/cây x p100quả

- NSLT (tạ/ha) = x 7500 107

Khối lượng quả/cây (g) x số cây/m2

- NSTT (tạ/ha) = x 7500 105

2.6. Hiệu quả kinh tế

- Lãi = tăng thu – tăng chi

- VCR = Tăng thu do bón phân/chi phí phân bón tăng thêm

2.7. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô được xử lý thống kê sinh học nhờ sự trợ giúp của các phần mềm Excel và Statistix 10.0

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống lạc

Sinh trưởng và phát triển của cây trồng là một quá trình sinh lý tổng hợp, là kết quả của toàn bộ các chức năng và quá trính sinh lý của cây. Sự biến đổi về lượng là cơ sở của sự biến đổi về chất, cũng như sự sinh trưởng về kích thước, trọng khối và hình thành các yếu tố cấu tạo mới là tiền đề cho sự phát triển và ngược lại, sự phát triển là quá trình biến đổi vật chất bên trong dẫn đến sự ra hoa lại có ảnh hưởng thúc đẩy sự sinh trưởng. Như vậy giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau: Đây là hai mặt của một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hoá và hình thái của cây, có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và không thể tách rời. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển là mối quan hệ hữu cơ, được thành lập trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định. Nếu những điều kiện này thay đổi thì quan hệ đó cũng thay đổi theo. Chính vì vậy bằng những biện pháp kỹ thuật trồng trọt và bằng cách tác động các yếu tố của môi trường con người có thể hướng quá trình sinh trưởng, phát triển theo ý muốn của mình.

Các chỉ tiêu sinh trưởng phản ánh một cách đầy đủ quá trình sinh trưởng, phát triển của lạc và cũng là cơ sở để đánh giá khả năng cho năng suất của lạc. Chiều cao thân chính, tổng số cành, chiều cao cành cấp một và tổng số lá trên câycó mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khả năng tăng trưởng chiều cao thân chính hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các bộ phận khác trên cây phát triển tốt.

Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi đã thu được số liệu về một số chỉ tiêu sinh trưởng của lạc và thể hiện ở các bảng 3.1, 3.2, 3.3.

3.1.1. Ảnh hưởng của MgSO4đến chiều cao thân chính của các giống lạc

Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh trưởng phát triển của cây lạc là chiều cao thân chính. Sự tăng trưởng của nó mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây lạc trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Mặc dù đặc tính di truyền sẽ quyết định đến chiều cao thân chính nhưng nó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như nước, đất đai, phân bón,… nếu bón phân cân đối và hợp lý thì cây lạc sẽ sinh trưởng phát triển tốt, phát huy được chiều cao tiềm năng của giống [11]. Còn nếu cung cấp dinh dưỡng cho cây mà bị thiếu hụt thì không những chiều cao thân chính mà cả các bộ phận khác đều phát triển không bình thường, từ đó làm giảm năng suất, chất lượng nông sản.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của MgSO4đến chiều cao cây một số giống lạc

Giống

Lượng bón MgSO4 (kg/ha)

Chiều cao cây ở thời kỳ … (cm)

Cây con Bắt đầu ra hoa Sau tắt hoa 5-7 ngày Thu hoạch L14 0 (đ/c 1) 5,43g 20,43f 41,33f 46,70f 30 5,60fg 21,73ef 42,10ef 47,80f 60 5,70efg 20,53f 43,57de 49,53e 90 5,97de 25,80bcd 45,73c 50,27de L29 0 (đ/c 2) 5,87def 25,73bcd 50,87a 54,53bc 30 6,53b 26,60bc 51,23a 54,80bc 60 6,50b 28,10ab 51,50a 55,83ab 90 6,83a 29,67a 52,20a 56,47a TK10 0 (đ/c 3) 5,73efg 23,33def 45,03cd 51,73d 30 6,13cd 24,37cde 45,73c 51,57d 60 6,33bc 25,30bcd 47,93b 54,30c 90 6,53ab 26,93abc 48,77b 55,47abc LSD 0.05 0,347 3,122 1,793 1,494

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý

nghĩa ở mức  = 0,05.)

Chúng tôi có nhận xét như sau:

* Thời kỳ cây cây con:

- Giống lạc L14: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 5,43 – 5,97 cm. Chỉ có công thức bón 90 kg MgSO4/ha đạt giá trị chiều cao thân chính lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với đối chứng và đạt 5,97cm. Các công thức còn lại không có sai khác về mặt thống kê so với đối chứng.

- Giống lạc L29: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm và đối chứng ở giai đoạn này dao động từ 5,87 – 6,83 cm. Tất cả các công thức có giá trị chiều cao thân chính cao hơn ở mức có ý nghĩa so với đối chứng. Công thức ở mức bón 90 kg MgSO4/ha đạt giá trị chiều cao thân chính cao nhất 6,83 cm. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha và công thức bón 60 kg MgSO4/ha không có sự sai khác về mặt thống kê. Đối chứng đạt giá trị thấp nhất (5,87 cm).

- Giống lạc TK10: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm và đối chứng ở giai đoạn này dao động từ 5,73 – 6,53 cm. Tất cả các công thức có giá trị chiều cao thân chính cao hơn ở mức có ý nghĩa so với đối chứng. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha và công thức bón 60 kg MgSO4/ha không có sự sai khác về mặt thống kê. Công thức bón 60 kg MgSO4/ha và công thức bón 90 kg MgSO4/ha không có sự sai khác về mặt thống kê.

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa:

- Giống lạc L14: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 20,43 – 25,8 cm. Công thức thí nghiệm ở mức bón 90 kg MgSO4/ha đạt giá trị chiều cao thân chính cao hơn đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê và đạt 25,8 cm. Các công thức còn lại đạt giá trị chiều cao thân chínhtương đươngđối chứng (không có ý nghĩa về mặt thống kê).

- Giống lạc L29: Các công thức tham gia thí nghiệm và đối chứng có chiều cao thân chính dao động từ 25,73 – 29,67 cm. Công thức có giá trị chiều cao thân chính lớn hơn đối chứng ở mức có ý nghĩa là các công thức ở mức bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha, hai công thức này chiều cao cây không có sự sai khác nhau về mặt thống kê. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha đạt giá trị tương đương đối chứng.

- Giống lạc TK10: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 23,33 – 26,93 cm. Chỉ có công thức bón 90 kg MgSO4/ha có chiều cao cây cao hơn đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê, các công thức còn lại không có sự sai khác so với đối chứng về mặt thống kê. Chiều cao cây các công thức 30 kg, 60 kg và 90 kg MgSO4/ha không có sự sai khác nhau về mặt thống kê.

Như vậy so với thời kỳ cây con, thời kỳ này giống lạc L29 và TK10 thể hiện chiều cao thân chính vượt trội hơn so với giống lạc L14.

* Thời kỳ kết thúc ra hoa:

- Giống lạc L14: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 41,33 – 45,73 cm. Công thức thí nghiệm ở mức bón 60kg và 90 kg MgSO4/ha chiều cao thân chính cao hơn đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kêCông thức 90 kg MgSO4/ha có chiều cao thân chính cao hơn các thức còn lại có ý nghĩa về mặt thống kê. Công thức bón 30 kg và 60 kg MgSO4/ha có chiều cao không sai khác nhau về mặt

thống kê. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha có chiều cao tương đương đối chứng về mặt thống kê.

- Giống lạc L29: Các công thức tham gia thí nghiệm và đối chứng có chiều cao thân chính dao động từ 50,87 – 52,20 cm. Tất cả các công thức đều có giá trị chiều cao thân chính không sai khác nhau về mặt thống kê. Công thức bón 90 kg MgSO4/ha có giá trị chiều cao đạt 52,2 cm.

- Giống lạc TK10: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 45,03 – 48,77 cm. Công thức bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha có chiều cao cây tương đương nhau và cao hơn các công thức còn lại có ý nghĩa về mặt thống kê. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha không có sự sai khác nhau về mặt thống kê so với đối chứng.

Ở thời kỳ này chiều cao thân chính giống lạc L29 cao hơn so với các giống còn lại.

* Thời kỳ thu hoạch:

- Giống lạc L14: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 46,7 – 50,27 cm. Công thức thí nghiệm ở mức bón 60kg và 90 kg MgSO4/ha chiều cao thân chính tương đương nhau và cao hơn các công thức còn lại có ý nghĩa về mặt thống kê. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha có chiều cao tương đương đối chứng về mặt thống kê.

- Giống lạc L29: Chiều cao cây giữa các công thức dao động từ 54,53 – 56,47 cm. Công thức bón 90 kg MgSO4/ha có chiều cao cây tương đương công thức bón 60 kg MgSO4/ha và cao hơn các công thức còn lại có ý nghĩa về mặt thống kê. Các công thức còn lại chiều cao cây không sai khác nhau về mặt thống kê.

- Giống lạc TK10: Chiều cao thân chính của các công thức thí nghiệm dao động từ 51,73 – 55,47 cm. Công thức bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha có chiều cao cây tương đương nhau và cao hơn các công thức còn lại có ý nghĩa về mặt thống kê. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha không có sự sai khác nhau về mặt thống kê so với đối chứng.

Ở thời kỳ này chiều cao thân chính giống lạc L29 và TK10 cao hơn so với giống lạc L14.

Ở cả hai phương pháp bón, các công thức ở mức bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha đạt giá trị chiều cao thân chính lớn nhất, sai khác có ý nghĩa so với đối chứng và các công thức khác.

Tóm lại, phản ứng của chiều cao cây lạc là rất khác nhau tuỳ vào từng giống và liều lượng bón MgSO4. Chiều cao cây lạc tăng lên một cách rõ rệt khi được bón bổ sung MgSO4đặc biệt ở mức bón 60 và 90 kg/ha. Giống lạc L29 và TK10 có chiều cao tương đương nhau và cao hơn giống lạc L14.

3.1.2. Số cành và chiều dài cành

Sự phát triển cành của cây lạc phụ thuộc vào đặc tính di truyền. Các giống lạc trồng thường có hai cấp cành: cành cấp một và cành cấp hai, sự phát triển của các cặp cành cùng với thân chính sẽ góp phần tạo nên bộ khung của cây và quyết định số lá trên cây, cành dài và khỏe thì cho số lá lớn. Lạc phân cành lớn và nhiều có lợi cho sự ra hoa và tạo quả, từ đó ảnh hưởng tới năng suất lạc. Đặc biệt là cặp cành cấp một đầu tiên, đây là cặp cành cho năng suất bởi vì số quả hữu hiệu tập trung ở cành này chiếm tới 50 - 70% tổng số quả/cây. Sức sinh trưởng của cặp cành cấp một đầu tiên tương đương sức sinh trưởng của thân. Nếu cặp cành này to khoẻ, cóđộ phân cành hợp lý thì khả năng cho năng suất cao hơn. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy:

* Số cành cấp 1: Cành cấp 1 là cành phát sinh từ các đốt thứ nhất đến đốt thứ 6 trên thân chính, tương đương 7 cành. Nhưng thường chỉ các cành ở đốt thứ nhất đến đốt thứ 4 mới cho quả chắc, ở những đốt này thường chỉ có từ 2 – 6 cành. Số cành cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 37)