Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Lạc là một trong những cây trồng chính ởnước ta, được người nông dân trồng từ lâu đời và có thể trồng trên nhiều loại hình sinh thái khác nhau. Diện tích chiếm khoảng 28% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, thuốc lá, đay, cói). Tuy nhiên có 6 vùng sản xuất lạc chính là vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Trong những năm trở lại đây việc thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp đã giải quyết được vấn đề lương thực. Vì vậy người dân có điều kiện chủđộng để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế. Trong đó lạc có vị trí quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cũng góp phần cải tạo và sử dụng tài nguyên đất đai, nhằm khai thác lợi thế của vùng khí hậu nhiệt đới.

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có nhiều khả năng tăng vụ, trồng được trên nhiều loại đất khác nhau ở tất cả các vùng từ đồng bằng cho đến miền núi, nên nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở Việt Nam – một nước có điều kiện khí hậu và canh tác khó khăn, đặc biệt là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.

Diện tích trồng lạc trong những năm gần đây đã tăng với tốc độ khá nhanh. So với các loại cây khác, diện tích lạc khá lớn và ngày càng được nông dân chú trọng. Những năm gần đây tuy không mở rộng diện tích nhưng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nên năng suất và sản lượng lạc trong cả nước tăng lên rõ rệt.

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam năm 2006 - 2017

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2006 246,7 18,7 462,5 2007 254,5 20,0 510,0 2008 255,3 20,8 530,2 2009 245,0 20,9 510,9 2010 231,4 21,1 487,2 2011 223,8 20,9 468,7 2012 219,2 21,4 468,5 2013 216,4 22,7 491,9 2014 208,7 21,7 453,3 2015 199,9 22,7 454,1 2016 191,3 23,1 441,4 2017 Ước tính 195,3 23,6 461,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2017)

Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng lạc ở nước ta từ năm 2006 là 246,7 nghìn ha đến năm 2017 diện tích trồng lạc trong cả nước giảm 51,4 nghìn ha (đạt 195,3 nghìn ha). Mặc dù, diện tích trồng lạc trong cả nước qua các năm liên tục giảm nhưng do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất lạc tăng rõ rệt. Năm 2006 năng suất đạt 18,7 tạ/ha nhưng đến năm 2017 năng đã lên đến 23,6 tạ/ha, tăng 4,9 tạ/ha.

Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở nước ta đang còn rất lớn. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy: trên diện tích rộng hàng chục hecta gieo trồng mới với biện pháp canh tác tiên tiến, nông dân có thể dễ dàng đạt năng suất lạc từ 4-5 tấn/ha, gấp 3 lần so với năng suất bình quân trong sản xuất đại trà [6]. Chính vì vậy, để tăng năng suất và sản lượng lạc ở nước ta thì cần phải áp dụng rộng rãi các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Nhưng đồng thời cũng phải nghiên cứu, tìm ra các nguồn dinh dưỡng cần thiết mà lạc cần để nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng.

Trên cơ sở áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách đồng bộ từ giống, đất đai, nguồn tưới và phân bón, tiếp thu kinh nghiệm các nước thì trong thời gian tới sản xuất lạc nước ta sẽ có điều kiện để đạt được những thành tựu mới, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng được với sự biến đổi của khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)