Số lá xanh trên thân chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Lá là cơ quan góp phần tạo nên bộ khung tán của cây. Lá cây có chức năng tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời nên có vai trò quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Có đến 90 - 95% chất hữu cơ tích luỹ trong cây là nhờ quang hợp ở lá cho nên đời sống của lá liên quan rất nhiều đến năng suất cây trồng. Đồng thời, cấu tạo của bề mặt lá có nhiều khí khổng là cơ quan thoát hơi nước, điều hoà nhiệt độ trong cây giúp cho quá trình sinh lý sinh hóa diễn ra thuận lợi. Đặc biệt đối với việc sử dụng phân bón, nếu lạc có số lượng cũng như diện tích lớn thì hiệu quả của việc hấp thu dinh dưỡng cao [13].

Số lượng và tốc độ ra lá của lạc phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, giống, kỹ thuật canh tác. Cho nên, chúng ta cần phải tác dộng các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho lạc để có bộ lá phát triển tốt và cân đối.

Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3.

* Thời kỳ cây con

Thời kỳ này, bộ rễ bắt đầu phát triển. Đã có nốt sần hình thành nhưng chưa có khả năng cố định đạm.

- Giống lạc L14: Số lá xanh trên cây của các công thức thí nghiệm dao động từ 3,17 - 4,57 lá. Tất cả các công thức đều có giá trị số lá trên thân chính cao hơn đối chứng ở múc ý nghĩa tin cậy. Trong đó, công thức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (4,57 lá), cao hơn đối chứng và các công thức khác ở mức có ý nghĩa.

- Giống lạc L29: Các công thức thí nghiệm có số lá xanh trên cây dao động từ 3,53 - 4,67 lá. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây tương đương đối chứng, các công thức còn lại cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, công thức ở mức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (4,67 lá).

- Giống lạc TK10: Các công thức thí nghiệm có số lá xanh trên cây dao động từ 3,43 - 4,70 lá. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây tương đương đối chứng, các công thức còn lại cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, công thức ở mức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (4,70 lá).

Ở cả 3 giống lạc, công thức ở mức bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây cao hơn hẳn so với đối chứng và các công thức còn lại.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của MgSO4 đến số lá xanh thân chính

Giống Lượng bón MgSO4 (kg/ha)

Số lá xanh trên thân chính ở thời kỳ … (lá) Cây con Bắt đầu

ra hoa Sau tắt hoa 5-7 ngày Thu hoạch L14 0 (đ/c 1) 3,17g 5,67h 7,10g 2,67j 30 3,67e 5,70gh 7,30f 3,00gh 60 4,27d 6,43d 8,77d 5,43e 90 4,57ab 6,70bc 9,33b 5,83bc L29 0 (đ/c 2) 3,53ef 6,10e 7,33f 2,87hi 30 3,57ef 6,20e 7,63e 3,23f 60 4,33cd 6,63c 9,10c 5,70cd 90 4,67a 7,00a 9,73a 6,13a TK10 0 (đ/c 3) 3,43f 5,83fg 7,33f 2,77ij 30 3,47f 5,87f 7,57e 3,07fg 60 4,47bc 6,57cd 9,13bc 5,63d 90 4,70a 6,83b 9,73a 5,97ab LSD 0.05 0,183 0,160 0,211 0,185

(Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác có ý

nghĩa ở mức  = 0,05.)

* Thời kỳ bắt đầu ra hoa

- Giống lạc L14: Số lá xanh trên cây của các công thức thí nghiệm dao động từ 5,67 - 6,70 lá. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây tương đương đối chứng, các công thức còn lại cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, công thức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (6,70 lá), cao hơn đối chứng và các công thức khác ở mức có ý nghĩa.

- Giống lạc L29: Các công thức thí nghiệm có số lá xanh trên cây dao động từ 6,10 - 7,00 lá. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây tương đương đối chứng, các công thức còn lại cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, công thức ở mức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (7,00 lá).

- Giống lạc TK10: Các công thức thí nghiệm có số lá xanh trên cây dao động từ 5,83 - 6,83 lá. Công thức bón 30 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây tương đương đối chứng, các công thức còn lại cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, công thức ở mức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (6,83 lá).

Ở cả 3 giống lạc, công thức ở mức bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây cao hơn hẳn so với đối chứng và các công thức còn lại.

* Thời kỳ kết thúc ra hoa

Đây là thời kỳ số lá trên thân chính cao nhất và cũng là thời kỳ lạc bắt đầu đâm tia để tạo quả. Từ thời kỳ bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa thì tốc độ ra lá đã tăng vọt so với thời kỳ trước. Ở thời kỳ này, số lá xanh trên cây của giống L29 và TK10 cao hơn so với giống L14, cụ thể:

Số lá xanh trên cây của các công thức thí nghiệm dao động từ 7,10 - 9,33 lá/cây đối với giống L14, từ 7,33 - 9,73 lá/cây đối với giống L29 và giống TK10 . Ở cả 3 giống, công thức bón 60 kg và 90 kg MgSO4/ha luôn cho giá trị số lá xanh trên cây đạt cao hơn mức có ý nghĩa so với đối chứng và các công thức còn lại. Đối chứng có số lá xanh trên cây đạt thấp hơn ở cả 3 giống.

* Thời kỳ thu hoạch

Đây là những lá làm nhiệm vụ quang hợp sau ra hoa và chúng ảnh hưởng lớn đến yếu tố cấu thành năng suất nhất là số quả chắc và khối lượng 100 quả, từ đó ảnh hưởng lớn đến năng suất. Nếu số lá xanh còn lại rất ít chứng tỏ sức sống của cây kém, ngược lại nếu số lá xanh còn lại quá lớn chứng tỏ sự không cân đối giữa các chất dinh dưỡng hoặc phân bón không đúng lúc dẫn đến hiện tượng “tốt sau”. Vì vậy cây không tập trung dinh dưỡng về quả và hạt, hơn nữa lạc lại là cây có đặc tính ra hoa vô hạn nên khi ra hoa kéo dài thì một phần chất dinh dưỡng bị tiêu hao vô ích dẫn đến quả nhỏ, quả lép nhiều.

Qua kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy số lá xanh trên cây ở giai đoan này thấp hơn so với các giai đoan trước đó.

- Giống lạc L14: Số lá xanh trên cây của các công thức thí nghiệm dao động từ 2,67 - 5,83 lá thấp hơn thời kỳ kết thúc ra hoa. Tất cả các công thức thí nghiêm đều cho kết quả cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa tin cậy. Trong đó, công thức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (5,83 lá), cao hơn đối chứng và các công thức khác ở mức có ý nghĩa.

- Giống lạc L29: Các công thức thí nghiệm có số lá xanh trên cây dao động từ 2,87 - 6,13 lá. Tất cả các công thức thí nghiêm đều cho kết quả cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa tin cậy. Trong đó, công thức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (6,13 lá), cao hơn đối chứng và các công thức khác ở mức có ý nghĩa.

- Giống lạc TK10: Các công thức thí nghiệm có số lá xanh trên cây dao động từ 2,77 - 5,97 lá. Tất cả các công thức thí nghiêm đều cho kết quả cao hơn đối chứng ở mức ý nghĩa tin cậy. Trong đó, công thức bón 90 kg MgSO4/ha có số lá xanh trên cây đạt giá trị cao nhất (5,97 lá), cao hơn đối chứng và các công thức khác ở mức có ý nghĩa.

Mỗi giống lạc ở mức bón MgSO4khác nhau số lá xanh trên cây khác nhau. Số lá xanh trên thân chính ở múc bón 90 kg MgSO4/ha đạt giá trị cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng MGSO4 đến một số giống lạc tại hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)